Xin chào Luật Sư X. Tôi tên là Hoàng Hưng, sắp tới nhóm chúng tôi có tổ chức với nhau đi chơi leo núi ở Sapa. Đây là lần đầu tiên chúng tôi tổ chức đi như vậy nên có nhiều vấn đề cần phải chuẩn bị kĩ lưỡng, về đồ đạc dụng cụ thì không cần lo. Nhưng còn một vấn đề liên quan tới tình huống tai nạn bớt chợt thì chúng tôi chưa rõ phải xử lý ra sao, lúc nào nên làm gì hay cần liên lạc với ai. Vậy luật sư có thể giải đáp giúp tôi quy trình xử lý khẩn cấp khi có sự cố và tai nạn xảy ra như nào không? Mong luật sư giúp đỡ. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Để giải đáp vấn đề “Quy trình xử lý khẩn cấp khi có sự cố và tai nạn xảy ra như nào?” và cũng như nắm rõ một số thắc mắc xoay quanh câu hỏi này. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi như sau:
Căn cứ pháp lý
- Thông tư 20/2014/TT-BCA
Phân loại quy trình ứng phó tình huống khẩn cấp như thế nào?
Quy trình ứng phó tình huống khẩn cấp được chia theo 4 cấp độ như sau:
Cấp 1: Trường hợp sự cố, tai nạn với quy mô nhỏ không gây nguy hại quá lớn đối với tính mạng, tài sản và môi trường
Cấp 2: Trường hợp sự cố, tai nạn có quy mô ở mức độ trung bình và có gây nên những mối nguy hiểm nhất định đến tính mạng, tài sản và môi trường
Cấp 3: Trường hợp sự cố, tai nạn có quy mô lớn gây nên sự nguy hiểm, nguy hiểm nghiêm trọng và đặc biệt nghiêm trọng đến cuộc sống con người, môi trường hoặc có khả năng gây thiệt hại toàn bộ đến các công trình, nhà xưởng, tính mạng. Những tình huống này có thể xuất hiện ngay lập tức hoặc xuất phát từ các tình huống, sự cố nhỏ hơn nhưng do không được chú ý, không được kiểm soát nên có xu hướng lan rộng, xấu đi
Cấp 4: Trường hợp sự cố, tai nạn có quy mô lớn gây ảnh hưởng đặc biệt nghiêm trọng đến cuộc sống con người, môi trường. Sự cố này xảy ra vượt quá tầm kiểm soát của những người có mặt tại hiện trường và họ cần sự hỗ trợ trực tiếp từ các bên liên quan.
Quy trình xử lý khẩn cấp khi có sự cố và tai nạn xảy ra như nào?
Tại Điều 10 Thông tư 20/2014/TT-BCA quy định cụ thể như sau:
Khi đến hiện trường nơi xảy ra sự cố, tai nạn, chỉ huy cứu nạn, cứu hộ căn cứ vào tính chất, mức độ nghiêm trọng của sự cố, tai nạn, tổ chức trinh sát cứu nạn, cứu hộ để nắm tình hình vụ việc, khả năng bố trí, triển khai lực lượng, phương tiện tiếp cận nơi xảy ra sự cố, tai nạn và quyết định các biện pháp cứu nạn, cứu hộ phù hợp, cụ thể:
a) Trường hợp vụ sự cố, tai nạn không nghiêm trọng, chỉ huy cứu nạn, cứu hộ có thể trực tiếp quan sát và quyết định biện pháp, chiến thuật, kỹ thuật cứu nạn, cứu hộ phù hợp để cứu người, phương tiện bị nạn;
b) Trường hợp sự cố, tai nạn nghiêm trọng, chỉ huy cứu nạn, cứu hộ phải thành lập Tổ trinh sát cứu nạn, cứu hộ có tối thiểu từ 03 cán bộ trở lên để tổ chức trinh sát. Trường hợp sự cố, tai nạn xảy ra tại nơi sản xuất, kinh doanh, công trình công cộng, trụ sở làm việc, khu chung cư hoặc cơ sở khác thì chỉ huy cứu nạn, cứu hộ có thể yêu cầu cán bộ của cơ sở đó tham gia giúp Tổ trinh sát thực hiện nhiệm vụ. Tổ trinh sát cứu nạn, cứu hộ khi thực hiện nhiệm vụ phải mang theo thiết bị bảo hộ cá nhân và phương tiện, thiết bị chuyên dùng cho việc trinh sát cứu nạn, cứu hộ.
Nhiệm vụ của Tổ trinh sát cứu nạn, cứu hộ:
– Xác định vị trí, tình trạng của người bị nạn, thiệt hại về người, tài sản; đường vào, ra nơi xảy ra sự cố, tai nạn và biện pháp cứu nạn, cứu hộ;
– Xác định các mối nguy hiểm có thể đe dọa đến tính mạng, sức khỏe của người bị nạn cũng như lực lượng cứu nạn, cứu hộ để đưa ra các biện pháp bảo đảm an toàn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ;
– Xác định vị trí thích hợp để bố trí phương tiện, thiết bị phục vụ cứu nạn, cứu hộ;
– Xác định các dấu vết, vật chứng liên quan đến sự cố, tai nạn để phục vụ việc xác định nguyên nhân sự cố, tai nạn;
– Báo cáo kịp thời kết quả trinh sát và các thông tin có liên quan trong suốt quá trình trinh sát cho chỉ huy cứu nạn, cứu hộ.
2. Triển khai cứu nạn, cứu hộ
Cùng với tổ chức trinh sát cứu nạn, cứu hộ, chỉ huy cứu nạn, cứu hộ có thể đồng thời triển khai cứu nạn, cứu hộ, cụ thể:
a) Triển khai đội hình cứu nạn, cứu hộ vào vị trí thực hiện nhiệm vụ;
b) Bố trí phương tiện, thiết bị cứu nạn, cứu hộ phù hợp vào vị trí đã được xác định;
c) Quyết định việc tiếp cận và nhanh chóng đưa người, phương tiện bị nạn ra khỏi nơi nguy hiểm;
d) Trường hợp có nhiều người bị nạn mà không thể cùng lúc đưa tất cả những người bị nạn ra khỏi nơi nguy hiểm, chỉ huy cứu nạn, cứu hộ phải căn cứ vào tình trạng sức khỏe, tính mạng của từng người bị nạn để quyết định đưa người nào ra trước, người nào ra sau.
Xây dựng và tổ chức thực tập phương án cứu nạn, cứu hộ được quy định như thế nào?
Tại Điều 10 Thông tư 65/2013/TT-BCA quy định về việc xây dựng và tổ chức thực tập phương án cứu nạn, cứu hộ của lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ như sau:
1. Phương án cứu nạn, cứu hộ được xây dựng theo Mẫu số 01 Phụ lục 1 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Thẩm quyền phê duyệt phương án cứu nạn, cứu hộ:
a) Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thuộc Công an cấp tỉnh phê duyệt phương án cứu nạn, cứu hộ sử dụng lực lượng, phương tiện của Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thuộc phạm vi địa bàn quản lý; trường hợp có huy động lực lượng, phương tiện của các lực lượng Công an khác thì phương án cứu nạn, cứu hộ do Giám đốc Công an cấp tỉnh phê duyệt; trường hợp có huy động lực lượng, phương tiện của các cơ quan, tổ chức trên địa bàn thì phương án cứu nạn, cứu hộ do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp phê duyệt.
b) Trưởng phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thuộc Sở Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy phê duyệt phương án cứu nạn, cứu hộ sử dụng lực lượng, phương tiện của Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ thuộc phạm vi địa bàn quản lý; trường hợp có huy động lực lượng, phương tiện của các lực lượng Công an khác, của các cơ quan, tổ chức trên địa bàn thuộc cấp huyện quản lý thì phương án cứu nạn, cứu hộ do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cùng cấp phê duyệt.
c) Giám đốc Sở Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy phê duyệt phương án cứu nạn, cứu hộ có sử dụng lực lượng, phương tiện của các phòng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ trực thuộc; trường hợp có huy động lực lượng, phương tiện của các lực lượng Công an khác, của các cơ quan, tổ chức trên địa bàn thuộc cấp tỉnh quản lý thì do Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phê duyệt.
d) Cục trưởng Cục Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ phê duyệt phương án cứu nạn, cứu hộ có huy động lực lượng và phương tiện của Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; trường hợp có huy động lực lượng, phương tiện của lực lượng Công an các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì phương án cứu nạn, cứu hộ do Bộ trưởng Bộ Công an hoặc người được ủy quyền phê duyệt; trường hợp đặc biệt có huy động lực lượng, phương tiện của các Bộ, ngành thì Chủ tịch Ủy ban Quốc gia tìm kiếm cứu nạn phê duyệt.
3. Phương án cứu nạn, cứu hộ phải được tổ chức thực tập theo các tình huống điển hình, có tính đặc thù theo từng đơn vị, cơ sở và địa phương.
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Quy trình xử lý khẩn cấp khi có sự cố và tai nạn xảy ra như nào?” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là tư vấn pháp lý về thẩm quyền đăng ký lại khai sinh,… hay mong được trả lời những thắc mắc của khách hàng trong và ngoài nước thông qua web lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm,…vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện
Mời bạn xem thêm
- Quy trình báo cáo tai nạn sự cố lao động được diễn ra như thế nào?
- Hồ sơ hưởng chế độ tai nạn giao thông gồm những gì?
- Chế độ hưởng BHXH khi bị tai nạn giao thông như thế nào?
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ Điều 19 Quy chế công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của cơ quan Bộ Y tế ban hành kèm Quyết định 3047/QĐ-BYT năm 2022 quy định khắc phục hậu quả sau sự cố, tai nạn như sau:
Sau khi thực hiện CNCH, Chánh Văn phòng Bộ, Thủ trưởng đơn vị thuộc Bộ (đối với đơn vị có trụ sở riêng) hoặc người được ủy quyền chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ.
1. Tiếp tục tìm kiếm, CNCH đối với người, phương tiện, tài sản (nếu có).
2. Phối hợp với các cơ quan liên quan tổ chức bảo vệ hiện trường để phục vụ cho công tác điều tra nguyên nhân sự cố, tai nạn.
3. Các nhiệm vụ tại khoản 1 và khoản 2 Điều này có thể được kết hợp thực hiện đồng thời trong quá trình CNCH.
4. Phối hợp với các cơ quan liên quan lập biên bản hiện trường sự cố, tai nạn. Sau khi có biên bản giám định hiện trường và sự đồng ý của cơ quan điều tra, nhanh chóng thực hiện các biện pháp khắc phục hậu quả do sự cố, tai nạn gây ra và khẩn trương phục hồi lại hoạt động.
5. Xác định sơ bộ các thiệt hại về người và tài sản.
6. Tổ chức kiểm điểm, xác định trách nhiệm đối với cá nhân, bộ phận có liên quan và đưa ra giải pháp phòng ngừa, ngăn chặn sự cố, tai nạn tại cơ quan, đơn vị.
7. Báo cáo nhanh và Báo cáo đầy đủ về sự cố, tai nạn đến các cấp theo quy định.
Tại khoản 2 Điều 12 Nghị định 66/2021/NĐ-CP quy định Nội dung quyết định công bố tình huống khẩn cấp về thiên tai gồm các thông tin chính sau
– Diễn biến, phạm vi ảnh hưởng của thiên tai hoặc sự cố; sự cố công trình phòng, chống thiên tai hoặc sự cố công trình xây dựng ảnh hưởng do thiên tai; mức độ hư hỏng đối với công trình; thiệt hại hoặc nguy cơ gây thiệt hại có thể xảy ra, đặc biệt liên quan đến an toàn về người;
– Các biện pháp khẩn cấp cần áp dụng ngay để ứng phó và khắc phục hậu quả nhằm ngăn chặn, hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại do thiên tai hoặc sự cố công trình gây ra;
– Phân công trách nhiệm cho các cơ quan, đơn vị liên quan triển khai thực hiện ứng phó và khắc phục hậu quả.
Tại Điều 5 Thông tư 20/2014/TT-BCA quy định cụ thể như sau:
Nguyên tắc hoạt động cứu nạn, cứu hộ của lực lượng Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy
1. Tuân thủ quy định tại Quyết định số 44/2012/QĐ-TTg ngày 15 tháng 10 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ quy định về công tác cứu nạn, cứu hộ của lực lượng phòng cháy và chữa cháy, Thông tư này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.
2. Bảo đảm an toàn đối với người, phương tiện tham gia cứu nạn, cứu hộ và nạn nhân, đồng thời hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về tài sản.
3. Tiến hành kịp thời bằng lực lượng, phương tiện tại chỗ và trước hết phải ưu tiên cho việc cứu người.
4. Thực hiện đúng Điều lệnh Công an nhân dân, đúng thẩm quyền, nhiệm vụ được giao.
5. Nghiêm cấm lợi dụng nhiệm vụ được giao để sách nhiễu, gây phiền hà, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân.