Xin chào Luật sư. Tôi là H. sinh sống làm việc tại Đắk Nông. Theo sự giám sát của một công dân, tôi nhận thấy tình trạng tham quan, tham nhũng làm thất thoát ngân sách nhà nước hiện nay đã được các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý rất triệt để. Điều này rất đáng mừng. Tuy nhiên tôi vẫn chưa biết việc làm thất thoát bao nhiêu tiền thì bị truy tố? Do vậy, tôi thực sự rất cần sự tư vấn, giúp đỡ nhiệt tình từ phía luật sư giải đáp, cung cấp cho tôi các thông tin, quy định của pháp luật về vấn đề này. Rất mong nhận được câu phản hồi sớm nhất từ phía luật sư. Tôi xin trân trọng cảm ơn.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật sư X chúng tôi. Dưới đây là bài viết tư vấn về Làm thất thoát bao nhiêu tiền thì bị truy tố?. Mời bạn cùng đón đọc.
Căn cứ pháp lý
Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017
Nội dung tư vấn
Làm thất thoát bao nhiêu tiền thì bị truy tố?
Việc xác định hình phạt cụ thể đối với hành vi làm thất thoát, lãng phí tài sản phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng và mức độ nguy hiểm của hành vi phạm tội đối với xã hội. Hiện nay hình phạt của tội này được quy định tại Điều 219 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung 2017 cụ thể như sau:
Hình phạt chính
Hình phạt chính đối với tội gian lận bảo hiểm xã hội, bảo hiểm thất nghiệp có 02 hình thức:
- Phạt cải tạo không giam giữ.
- Phạt tù có thời hạn.
Các khung hình phạt được quy định cụ thể như sau:
– Phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm. Người phạm tội có thể bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm trong các trường hợp:
- Được giao nhiệm vụ quản lý, sử dụng tài sản của Nhà nước mà vi phạm chế độ quản lý, sử dụng tài sản, dẫn đến thất thoát, lãng phí số tiền từ 100 triệu đồng đến dưới 300 triệu đồng.
- Hoặc số tiền bị thất thoát, lãng phí chưa đến 100 triệu đồng nhưng thuộc các trường hợp:
- Trước đó người phạm tội đã từng bị xử lý kỷ luật trong cơ quan về hành vi làm thất thoát tài sản mà vẫn còn vi phạm.
- Người phạm tội đã từng bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi làm thất thoát, lãng phí tài sản của nhà nước mà vẫn vi phạm.
Với trường hợp người phạm tội là người được giao quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước đã từng bị xử phạt vi phạm hành chính, hoặc xử lý kỷ luật mà vẫn còn có hành vi làm thất thoát, lãng phí tài sản chứng tỏ người phạm tội không có sự hối cải dù đã bị xử lý về hành vi của mình nên dù giá trị tài sản dưới 100 triệu thì vẫn bị xử lý hình sự theo khung hình phạt này.
– Phạt tù từ 03 năm đến 12 năm. Người phạm tội bị phạt tù từ 03 năm đến 12 năm trong trường hợp:
- Vì vụ lợi: Người phạm tội đã lợi dụng chức vụ, quyền hạn của mình hoặc lạm dụng quyền hạn làm thất thoát tài sản nhằm đạt được lợi ích vật chất hoặc lợi ích phi vật chất không chính đáng cho mình hoặc cho cơ quan, tổ chức, cá nhân khác.
- Có tổ chức: Tức là hành vi làm thất thoát tài sản của Nhà nước đã được người phạm tội lên kế hoạch, chuẩn bị từ trước, có thể được thực hiện theo nhóm nhiều người đã được bàn bạc, phân công công việc cụ thể với nhau.
- Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt: Đây là trường hợp người phạm tội trong quá trình làm thất thoát tài sản đã dùng thủ đoạn xảo quyệt như là các sản phẩm công nghệ cao, dùng các mánh khỏe, cách thức gian dối, thâm hiểm nhằm che dấu, trốn tránh việc kiểm soát, quản lý tài sản của Nhà nước, khiến người khác khó mà lường thấy được để đề phòng hoặc ngăn chặn hành vi phạm pháp, đồng thời gây khó khăn trong việc phát hiện, điều tra, xử lý tội phạm.
- Gây thất thoát, lãng phí tài sản từ 300 triệu đồng đến dưới 01 tỷ đồng.
- 2.1.3 Phạt tù từ 10 năm đến 20 năm
- Người phạm tội có thể bị phạt tù từ 10 năm đến 20 năm trong trường hợp gây thất thoát, lãng phí tài sản của Nhà nước từ 01 tỷ đồng trở lên.
Hình phạt bổ sung
Ngoài hình phạt chính thì người phạm tội làm thất thoát tài sản còn có thể phải chấp hành 2 hình phạt bổ sung là:
- Cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định trong khoảng thời gian từ 01 năm đến 05 năm.
- Bị tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Có thể thấy Bộ luật Hình sự hiện nay đã có chế tài xử phạt rất nghiêm khắc đối với hành vi làm thất thoát, lãng phí tài sản của Nhà nước.
Tuy nhiên để xác định hình phạt chính xác còn cần phải căn cứ vào các yếu tố khác của vụ án như các tình tiết tăng nặng, hoặc tình tiết giảm nhẹ của người phạm tội.
Nếu thuộc trường hợp áp dụng mức khung hình phạt cao vẫn có thể được giảm nhẹ hơn nếu chủ động khắc phục hậu quả hoặc thêm nhiều tình tiết giảm nhẹ khác tùy vụ án.
Hoặc nếu có những tình tiết tăng nặng theo Điều 51 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, có thể phải chịu hình phạt cao nhất trong khung hình phạt trên.
Chủ thể Tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí
Chủ thể của tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí thuộc nhóm chủ thể đặc biệt.
Chỉ có những người được giao quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước thường là người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị được giao quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước, tức là những người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan Nhà nước mới có thể thực hiện tội phạm này.
Khách thể Tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí
Khách thể bị xâm phạm của tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí là chế độ quản lý, sử dụng tài sản nhà nước. Cụ thể là trong các cơ quan nhà nước, đơn vị vũ trang nhân dân, đơn vị sự nghiệp công lập, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức chính trị xã hội – nghề nghiệp, và các cơ quan, đơn vị thuộc Nhà nước khác.
Đối tượng bị xâm hại của tội phạm này là tài sản của Nhà nước, bao gồm:
- Trụ sở làm việc và tài sản khác gắn liền với đất.
- Quyền sử dụng đất đối với đất dùng để xây dựng trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp của cơ quan, tổ chức, đơn vị Nhà nước.
- Máy móc, phương tiện vận tải, trang thiết bị làm việc và các tài sản khác do pháp luật quy định…
Mặt chủ quan Tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí
Tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí được thực hiện với lỗi cố ý trực tiếp.
Người phạm tội nhận thức rõ hành vi của mình là hành vi sai phạm, có tính nguy hiểm cho xã hội, thấy trước được hậu quả của hành vi nhưng vẫn mong muốn hậu quả xảy ra.Cấu thành tội phạm tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí
Mặt khách quan Tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí
Hành vi khách quan
Tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí được thực hiện bằng hành vi vi phạm chế đề quản lý, sử dụng tài sản của người được giao quản, sử dụng tài sản nhà nước.
Hành vi này được thực hiện cả dưới dạng hay động hoặc không hành động. Ví dụ:
- Dạng hành động: Sử dụng tài sản nhà nước không đúng mục đích, tiêu chuẩn, định mức, chế độ, gây thiếu hiệu quả, lãng phí.
- Dạng không hành động:
- Không thực hiện bảo dưỡng, sửa chữa, bảo vệ tài sản Nhà nước theo quy định.
- Không báo cáo tình hình quản lý, sử dụng tài sản nhà nước được giao theo quy định của pháp luật.
Hậu quả
Hành vi vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây hậu quả là ảnh hưởng đến việc quản lý ngân sách, tài sản của nhà nước, làm thất thoát, lãng phí tài sản.
Hậu quả gián tiếp là có thể gây ra là những thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, tài sản, an sinh xã hội hoặc những thiệt hại khác cho đất nước.
Hậu quả là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí.
Hậu quả của hành vi này được xác định bằng số tiền mà người phạm tội đã gây thất thoát, lãng phí, số tiền thiệt hại dẫn đến bị truy cứu trách nhiệm hình sự tối thiểu là 100 triệu đồng.
Nếu số tiền thiệt hại chưa đến 100 triệu đồng thì người phạm tội phải là người đã từng bị xử lý kỷ luật hoặc xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm mới cấu thành tội phạm.
Để xác định chính xác một vụ việc có phải truy cứu trách nhiệm hình sự hay không, bạn phải xem xét kỹ các dấu hiệu cấu thành tội phạm.
Nếu không có đủ các yếu tố cấu thành tội phạm đã nêu trên thì sẽ không bị truy cứu về tội vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí theo Điều 219 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017.
Thông tin liên hệ luật sư
Trên đây là những vấn đề liên quan đến Làm thất thoát bao nhiêu tiền thì bị truy tố?. Luật sư X tự hào sẽ là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề cho khách hàng liên quan đến tư vấn pháp lý, thủ tục giấy tờ liên quan đến tư vấn pháp lý về vấn đề muốn đổi tên giấy khai sinh cho con. Nếu quy khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho Luật sư X thông qua số hotline 0833102102. Chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.
Câu hỏi thường gặp
Thời gian truy tố hình sự được tính bắt đầu khi Viện kiểm sát nhận hồ sơ vụ án của Cơ quan điều tra đề nghị truy tố và kết thúc khi Viện kiểm sát ra một trong ba quyết định là quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung, quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ, bản cáo trạng vụ án.
Thời hạn quyết định truy tố vụ án hình sự theo Điều 240 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 hướng dẫn như sau:Đối với tội phạm ít nghiêm trọng thì thời hạn quyết định truy tố vụ án hình sự là trong thời hạn 20 ngày;
– Đối với tội phạm nghiêm trọng thì thời hạn quyết định truy tố vụ án hình sự là trong thời hạn 20 ngày;
– Đối với tội phạm rất nghiêm trọng thì thời hạn quyết định truy tố vụ án hình sự là trong thời hạn 30 ngày;
– Đối với tội phạm đặc biệt nghiêm trọng thì thời hạn quyết định truy tố vụ án hình sự là trong thời hạn 30 ngày.
– Các cơ quan trực thuộc Bộ:
+ Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an tại TP Hà Nội: 069.2342431
+ Cơ quan An ninh điều tra, Bộ Công an tại TP. HCM: 069.3336310
– Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an:
+ Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về trật tự xã hội: 069.2348560
+ Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về tham nhũng, kinh tế, buôn lậu: 069.2321671