Thưa Luật sư X. Em là Quang Huy, là sinh viên năm nhất, khoa Luật, Trường Đại học Mở Hà Nội. Hiện tại em đang nghiên cứu về vấn đề liên quan đến kiểm toán nhà nước. Em cảm thấy vấn đề này rất thú vị, tuy nhiên em còn có nhiều thắc mắc cần được giải đáp. Luật sư có thể giải đáp cho em về vấn đề: Hoạt động kiểm toán thuộc cơ quan nào? Phạm vi kiểm toán của kiểm toán nhà nước là gì? Đặc trưng của kiểm toán Nhà nước gồm những gì? Em xin chân thành cảm ơn Luật sư! Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Để giải đáp vấn đề “Kiểm toán nhà nước thuộc cơ quan nào?” và cũng như nắm rõ một số thắc mắc xoay quanh câu hỏi này. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi như sau:
Căn cứ pháp lý
- Luật Kiểm toán nhà nước sửa đổi 2019
- Quyết định 02/2020/QĐ-KTNN
Hoạt động kiểm toán của kiểm toán nhà nước là gì?
Hoạt động kiểm toán của kiểm toán nhà nước thực hiện bởi hệ thống cơ quan kiểm toán nhà nước. Kiểm toán sẽ xây dựng các kế hoạch kiểm toán hàng năm để trình lên Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, còn cung cấp kết quả kiểm toán cho Chính phủ và cho cả các cơ quan nhà nước khác theo quy định của Chính phủ, việc xác nhận, nhận xét và đánh giá các tài liệu, báo cáo quyết toán được kiểm toán, số liệu kế toán, góp ý kiến với đơn vị được kiểm toán sửa chữa các vi phạm, sai sót để chấn chỉnh công tác quản lí tài chính, kiến nghị với các cấp có thẩm quyền xử lí vi phạm chế độ kế toán, tài chính của Nhà nước.
Trong khi thực hiện nhiệm vụ đó thì kiểm toán phải tuân theo quy định của pháp luật. Kiểm toán sẽ có quyền yêu cầu các đơn vị được kiểm toán và những đơn vị có liên quan cung cấp các thông tin, tài liệu cần thiết để có thể thực hiện nhiệm vụ kiểm toán.
Kiểm toán nhà nước thuộc cơ quan nào?
Kiểm toán nhà nước là hệ thống bộ máy chuyên môn sẽ thực hiện các chức năng kiểm toán tài sản công và ngân sách.
Kiểm toán – nhà nước chính là cơ quan thuộc Chính phủ:
+ Thực hiện chức năng kiểm toán.
+ Xác nhận tính hợp pháp, đúng đắn của các báo cáo tổng quyết toán ngân sách nhà nước, báo cáo quyết toán ngân sách nhà nước các cấp, báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán của các đơn vị.
+ Tổ chức khi sử dụng ngân sách nhà nước sẽ kiểm toán tính kinh tế trong quản lý, tính tuân thủ pháp luật, tài sản công theo kế hoạch hằng năm.
+ Được Thủ tướng chính phủ đã phê duyệt, sử dụng ngân sách của nhà nước và những nhiệm vụ kiểm toán đột xuất do Thủ tướng chính phủ giao cho hoặc có thể là cơ quan Nhà nước có thẩm quyền yêu cầu.
Đặc trưng của kiểm toán Nhà nước gồm những gì?
Kiểm toán Nhà nước Việt Nam là loại hình kiểm toán do Quốc hội thành lập nên có nhiều điểm đặc trưng khác biệt:
1. Chủ thể của Kiểm toán Nhà nước
Các kiểm toán viên nhà nước là chủ thể thực hiện Kiểm toán Nhà nước. Các kiểm toán viên này là các công chức nhà nước được bổ nhiệm vào ngạch kiểm toán để đảm nhận thực hiện nghiệp vụ kiểm toán.
2. Khách thể của Kiểm toán Nhà nước
Các tổ chức, đơn vị, cá nhân có sử dụng hoặc liên quan đến nguồn kinh phí từ ngân sách Nhà nước là khách thể Kiểm toán Nhà nước. Bao gồm các tổ chức, đơn vị, cá nhân sau đây:
– Các dự án, công trình được ngân sách nhà nước đầu tư.
– Các doanh nghiệp có vốn 100% ngân sách nhà nước.
– Các xí nghiệp công cộng thuộc sở hữu nhà nước.
– Các cơ quan kinh tế, quản lý của nhà nước và các đoàn thể xã hội.
– Các cá nhân có nguồn từ ngân sách nhà nước,..
3. Loại hình kiểm toán nhà nước chủ yếu
Hoạt động chủ yếu của kiểm toán nhà nước là thực hiện kiểm toán tài chính, kiểm toán hoạt động. Cụ thể là:
– Thực hiện xác minh tính trung thực, đúng đắn của Báo cáo quyết toán ngân sách Nhà nước.
– Chỉ ra những vấn đề sai phạm, bất cập trong việc sử dụng ngân sách Nhà nước.
4. Giá trị pháp lý của báo cáo kiểm toán nhà nước
Các báo cáo kiểm toán do nhà nước phát hành đều có giá trị pháp lý cao. Mục đích là để phục vụ cho Quốc hội, Chính phủ, Hội đồng nhân dân,… để từ đó xem xét và quyết định dự toán ngân sách nhà nước, ngân sách địa phương nhằm sử dụng, quản lý, điều hành và thực thi nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước.
Các tổ chức, đơn vị được kiểm toán phải có trách nhiệm thực hiện các kết luận, kiến nghị của Kiểm toán Nhà nước đối với các sai phạm trong báo cáo tài chính và trong vấn đề tuân thủ pháp luật, đồng thời, có trách nhiệm thực hiện các biện pháp nhằm khắc phục các yếu kém, sai lệch trong hoạt động của tổ chức, đơn vị do Kiểm toán Nhà nước phát hiện và kiến nghị.
Phạm vi kiểm toán của kiểm toán nhà nước là gì?
Đối với công tác kiểm tra và xác nhận, kiểm toán viên Nhà nước tiến hành kiểm tra công tác kế toán, các Báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán ngân sách của các cơ quan, các ngân sách trong bộ máy của Nhà nước. Thông qua đó xác nhận tính đúng đắn, trung thực và hợp pháp các chứng từ, số liệu kế toán, báo cáo quyết toán ngân sách; đưa ra các kết luận và đánh giá về hoạt động của đơn vị được kiểm toán. Các xác nhận được dựa trên cơ sở các bằng chứng và nhận xét, báo cáo của các kiểm toán viên có trình độ và trách nhiệm để đảm bảo rằng các xác nhận và đánh giá có được tính thận trọng, trung thực và khách quan.
Kiểm toán toàn bộ hoạt động kinh tế Nhà nước, kiểm toán nhà nước còn cần phải nhận xét về tính kinh tế, tính hợp lý, tính tiết kiệm và về hiệu quả hoạt động của Nhà nước. Kiểm toán viên đánh giá hoạt động của Nhà nước phải bao quát được toàn bộ hoạt động kinh tế của cơ quan hành chính bị kiểm toán từ việc kiểm tra các chứng từ kế toán đến việc đánh giá được tính kinh tế của hoạt động đó. Quy mô hoạt động của Nhà nước rất rộng lớn, do vậy không thể nào kiểm tra hết tất cả các khoản thu và các khoản chi. Vì vậy, phải tùy theo cách xem xét và đánh giá, cơ quan kiểm toán nhà nước tiến hành việc chọn mẫu cho phù hợp, đảm bảo kết luận đưa ra là dựa trên phạm vi kiểm toán đủ rộng. Các phương pháp chọn mẫu này đảm bảo rằng ngăn ngừa được sự gian lận trong quản lý tài chính và hành vi trục lợi cá nhân kể cả ở những cơ quan, đơn vị năm đó không bị kiểm toán.
Mời bạn xem thêm:
- Quy định pháp luật về mua bán nợ như thế nào?
- Xây nhà thuộc cấp xã có phải xin giấy phép xây dựng không?
- Thay đổi chủ đầu tư trong giấy phép xây dựng có được không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là bài viết tư vấn về “Kiểm toán nhà nước thuộc cơ quan nào?”. Nếu cần giải quyết nhanh gọn các vấn đề liên quan tới tư vấn pháp lý về dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu,… hay cần tư vấn trả lời những câu hỏi trong và ngoài nước thông qua web Luatsux.vn, lsx.vn, web nước ngoài Lsxlawfirm, thì hãy liên hệ ngay tới Luật sư X qua hotline 0833.102.102. để chúng tôi nhanh chóng tư vấn hỗ trợ và giải quyết vụ việc. Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7, giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.
Câu hỏi thường gặp
– Nghiêm cấm các hành vi sau đây đối với Kiểm toán nhà nước, Kiểm toán viên nhà nước và cộng tác viên Kiểm toán nhà nước:
Sách nhiễu, gây khó khăn, phiền hà cho đơn vị được kiểm toán;
Can thiệp trái pháp luật vào hoạt động bình thường của đơn vị được kiểm toán;
Đưa, nhận, môi giới hối lộ;
Báo cáo sai lệch, không đầy đủ kết quả kiểm toán;
Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vụ lợi;
Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật nghề nghiệp của đơn vị được kiểm toán;
Tiết lộ thông tin về tình hình và kết quả kiểm toán chưa được công bố chính thức.
– Nghiêm cấm các hành vi sau đây đối với đơn vị được kiểm toán và tổ chức, cá nhân có liên quan:
Từ chối cung cấp thông tin, tài liệu phục vụ cho cuộc kiểm toán theo yêu cầu của Kiểm toán nhà nước và Kiểm toán viên nhà nước;
Cản trở công việc của Kiểm toán nhà nước và Kiểm toán viên nhà nước;
Báo cáo sai lệch, không trung thực, không đầy đủ, kịp thời hoặc thiếu khách quan thông tin liên quan đến cuộc kiểm toán của Kiểm toán nhà nước;
Mua chuộc, đưa hối lộ cho Kiểm toán viên nhà nước và cộng tác viên Kiểm toán nhà nước;
Che giấu các hành vi vi phạm pháp luật về tài chính công, tài sản công.
– Nghiêm cấm mọi cơ quan, tổ chức, cá nhân can thiệp trái pháp luật vào hoạt động kiểm toán, kết quả kiểm toán của Kiểm toán nhà nước và Kiểm toán viên nhà nước, cộng tác viên Kiểm toán nhà nước.
– Kiểm toán nhà nước được tổ chức và quản lý tập trung thống nhất gồm Văn phòng Kiểm toán nhà nước, các đơn vị thuộc bộ máy điều hành, Kiểm toán nhà nước chuyên ngành, Kiểm toán nhà nước khu vực và đơn vị sự nghiệp công lập.
Văn phòng Kiểm toán nhà nước, Kiểm toán nhà nước khu vực và đơn vị sự nghiệp công lập có tài khoản và con dấu riêng.
– Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định số lượng các đơn vị trực thuộc Kiểm toán nhà nước theo đề nghị của Tổng Kiểm toán nhà nước.
Theo quy định tại Điều 26 Luật Kiểm toán nhà nước 2015 quy định về thẻ Kiểm toán viên nhà nước:
Thẻ Kiểm toán viên nhà nước do Tổng Kiểm toán nhà nước cấp cho Kiểm toán viên nhà nước để sử dụng khi thực hiện nhiệm vụ kiểm toán.
-Tổng Kiểm toán nhà nước quy định mẫu và chế độ quản lý, sử dụng thẻ Kiểm toán viên nhà nước.