Xin chào Luật sư. Năm 2022, do làm ăn thua lỗ dẫn đến việc không còn khả năng chi trả các khoản nợ, tôi có vay một người bạn số tiền là 500 triệu đồng và hai bên có thoả thuận là sau một năm tôi sẽ trả cả gốc và lãi cho người bạn đó là 1,1 tỷ đồng. Tôi có thắc mắc rằng mức lãi suất cho vay lãi bao nhiêu là hợp pháp? Mức lãi suất như người bạn này cho tôi vay có vi phạm quy định pháp luật hay không? Nếu trong trường hợp cho vay nặng lãi thì sẽ bị xử phạt như thế nào? Mong được Luật sư hỗ trợ giải đáp, tôi xin chân thành cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi đến Luật sư X. Chúng tôi sẽ giải đáp những thắc mắc nêu trên cho bạn tại nội dung bài viết dưới đây. Hi vọng bài viết mang lại nhiều điều bổ ích đến bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Cho vay lãi bao nhiêu là hợp pháp?
Căn cứ tại Điều 468 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về lãi suất, cụ thể như sau:
“Điều 468. Lãi suất
1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.
Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực.
2. Trường hợp các bên có thỏa thuận về việc trả lãi, nhưng không xác định rõ lãi suất và có tranh chấp về lãi suất thì lãi suất được xác định bằng 50% mức lãi suất giới hạn quy định tại khoản 1 Điều này tại thời điểm trả nợ.”
Như vậy, theo quy định nêu trên đối chiếu với trường hợp của bạn, lãi suất cho vay do các bên thỏa thuận và không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay. Như vậy trong trường hợp của bạn vay số tiền là 500.000.000đ (500 triệu), tiền lãi là 600 triệu trong vòng 12 tháng, Vậy lãi suất theo năm được tính như sau: 600.00.000/500.000.000 * 100% = 120%/năm. Mức lãi suất này được xem là cho vay nặng lãi, đã vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay. Theo quy định nêu trên, trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn là 20%/năm thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực. Do vậy, mức lãi suất để tính lãi tối đa trong tình huống này là: 20%/năm.
Hành vi cho vay nặng lãi có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự như thế nào?
Căn cứ theo Điều 201 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi điểm i khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định về tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự, cụ thể như sau:
“Điều 201. Tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự
1. Người nào trong giao dịch dân sự mà cho vay với lãi suất gấp 05 lần trở lên của mức lãi suất cao nhất quy định trong Bộ luật dân sự, thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội mà thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở lên, thì bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
Theo quy định trên, mức phạt với tội cho vay nặng lãi trong giao dịch dân sự như sau:
– Phạt tiền từ 50 – 200 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm với tội cho vay nặng lãi như trên.
– Phạt tiền từ 200 triệu – 1 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm nếu phạm tội mà thu lợi bất chính 100 triệu đồng trở lên.
Ngoài ra, người phạm tội này còn có thể phải chịu hình phạt bổ sung là phạt tiền từ 30 – 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Như vậy, hành vi cho vay nặng lãi của người bạn trong trường hợp này có thể bị bị phạt tiền từ 200.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Số lợi tiền thu được từ việc cho vay nặng lãi sẽ được xử lý như thế nào?
Căn cứ Điều 6 Nghị quyết 01/2021/NQ-HĐTP quy định như sau:
“1. Trường hợp cho vay lãi nặng đã hết thời hạn vay theo thỏa thuận thì số tiền thu lợi bất chính để xác định trách nhiệm hình sự bao gồm tiền lãi và các khoản thu trái pháp luật khác mà người vay phải trả cho người cho vay sau khi trừ đi số tiền lãi tương ứng với mức lãi suất cao nhất theo quy định của Bộ luật Dân sự trong cả kỳ hạn vay.
2. Trường hợp cho vay lãi nặng chưa hết thời hạn vay theo thỏa thuận mà bị phát hiện thì số tiền thu lợi bất chính để xác định trách nhiệm hình sự bao gồm tiền lãi và các khoản thu trái pháp luật khác mà người vay phải trả cho người cho vay sau khi trừ đi số tiền lãi tương ứng với mức lãi suất cao nhất theo quy định của Bộ luật Dân sự tính đến thời điểm cơ quan có thẩm quyền phát hiện và ngăn chặn.
Trường hợp bên vay đã trả tiền lãi trước hạn và các khoản thu trái pháp luật khác thì số tiền thu lợi bất chính để xác định trách nhiệm hình sự bao gồm tiền lãi và các khoản thu trái pháp luật khác mà người vay thực tế đã trả cho người cho vay sau khi trừ đi số tiền lãi tương ứng với mức lãi suất cao nhất theo quy định của Bộ luật Dân sự.”
Bên cạnh đó, tại Điều 5 Nghị quyết 01/2021/NQ-HĐTP quy định về xử lý vật, tiền liên quan trực tiếp đến tội phạm như sau:
“1. Tịch thu sung quỹ nhà nước đối với:
a) Khoản tiền, tài sản khác người phạm tội dùng để cho vay;
b) Tiền lãi tương ứng mức lãi suất cao nhất theo quy định của Bộ luật Dân sự mà người phạm tội đã thu của người vay.
c) Tiền, tài sản khác mà người phạm tội có thêm được từ việc sử dụng tiền lãi và các khoản thu bất hợp pháp khác.
2. Trả lại cho người vay tiền thu lợi bất chính mà người phạm tội thực tế đã thu, trừ trường hợp người vay sử dụng tiền vay vào mục đích bất hợp pháp (như đánh bạc, mua bán trái phép chất ma túy, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, …) thì khoản tiền thu lợi bất chính bị tịch thu sung quỹ nhà nước.”
Như vậy, số lợi bất chính để xử lý trách nhiệm hình sự đối với cho vay nặng lãi được xác định theo quy định pháp luật nêu trên và sẽ trả lại cho người vay tiền, trừ trường hợp người vay sử dụng tiền vay vào mục đích bất hợp pháp (như đánh bạc, mua bán trái phép chất ma túy, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, …) thì khoản tiền thu lợi bất chính bị tịch thu sung quỹ nhà nước.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Tố cáo cho vay nặng lãi ở đâu?
- Cách cho vay tiền hợp pháp như thế nào theo QĐ 2022
- Giả mạo ngân hàng lừa đảo cho vay bị xử lý như thế nào?
Thông tin liên hệ:
Trên đây là bài viết tư vấn về “Năm 2022 cho vay lãi bao nhiêu là hợp pháp?” Nếu cần giải quyết nhanh gọn các vấn đề liên quan như dịch vụ tư vấn về dịch vụ thành lập doanh nghiệp tại hà nội… thì hãy liên hệ ngay tới hotline 0833102102 Luật sư X để chúng tôi nhanh chóng tư vấn hỗ trợ và giải quyết vụ việc. Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7, giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.
Câu hỏi thường gặp:
Bạn có thể làm đơn tố giác tội phạm và nộp tại một trong những địa điểm sau:
Công an xã/phường;
Công an huyện/quận/thị xã/thị trấn;
Công an tỉnh;
Cơ quan cảnh sát điều tra cấp huyện/tỉnh;
Toà án;
Viện kiểm sát;
Hoặc nhắn tin và tin nhắn tố giác tội phạm của các cơ quan trên trên các nền tảng mạng xã hội để được giải quyết đơn tố giác.
Vay nặng lãi – hình thức kiếm thu nhập sinh lời khá cao, nên nhiều người ham hố và đã áp dụng. Thế nhưng, vì nó không được cho phép bởi pháp luật, thậm chí còn bị khởi tố. Từ đó dẫn đến tình trạng không thu được tiền mà còn bị phạt hành chính, đi tù nhiều năm. Theo đó, cần lưu ý phải cho vay tiền lãi hợp pháp, tránh vi phạm pháp luật.
Luật hình sự có quy định rõ ràng về hoạt động cho vay nặng lãi. Cụ thể, Vay nặng lãi là hành động Bên cho vay cho Bên vay tiền vay với lãi suất cao gấp 5 lần mức lãi suất quy định, tại Khoản 1, Điều 468 của Bộ luật Dân sự.
Mức lãi suất cao nhất được phép cho vay theo quy định của Bộ luật dân sự là 20%/năm giá trị của khoản tiền vay đã được xác định là hoạt động cho vay nặng lãi. Điều này nghĩa là một khoản vay sẽ trở thành vay nặng lãi nếu lãi suất của khoản vay đó > 20%/năm.