Vi bằng là thuật ngữ được nhiều người dân sử dụng trong các hoạt động liên quan đến nhà đất. Vi bằng do Thừa phát lại lập để ghi nhận các sự kiện, hành vi có thật theo yêu cầu của cơ quan, tổ chức, cá nhân, ngoại trừ các trường hợp không được lập vi bằng theo quy định tại Điều 37 Nghị định 08/2020/NĐ-CP. Tuy nhiên, hiện nay không phải ai cũng phân biệt được sự khác nhau giữa sổ đỏ và vi bằng mà vẫn có nhiều trường hợp hiểu nhầm vi bằng và sổ đỏ là một. Cùng Luật sư X tìm hiểu về vi bằng và sổ đỏ khác nhau như thế nào qua bài viết dưới đây.
Vi bằng và sổ đỏ khác nhau như thế nào?
Theo quy định tại Nghị định 08/2020/NĐ-CP, vi bằng là văn bản ghi lại các sự việc, sự kiện thực tế do Thừa phát lại chứng kiến trực tiếp và được lập theo yêu cầu của bất kỳ cá nhân, cơ quan, tổ chức nào.
Có thể hiểu vi bằng là một tài liệu bằng văn bản có hình ảnh, video, âm thanh kèm theo (nếu có). Trong tài liệu đó, Thừa phát lại sẽ mô tả, ghi nhận lại hành vi, sự kiện lập vi bằng mà đích thân Thừa phát lại chứng kiến một cách trung thực, khách quan. Trong trường hợp cần thiết, Thừa phát lại có quyền mời người làm chứng chứng kiến việc lập vi bằng. Vi bằng không thừa nhận, hay đánh giá tính hợp pháp của các hành vi, sự kiện, quan hệ xã hội mà chỉ ghi nhận những gì có thật đã xảy ra trên thực tế.
Giá trị pháp lý của vi bằng:
- Vi bằng không thể thay thế văn bản công chứng và các văn bản hành chính khác.
- Vi bằng là nguồn chứng cứ mà Tòa án phải lưu ý khi quyết định các vụ án dân sự, hành chính theo quy định của pháp luật. Đây là cơ sở để thực hiện các giao dịch giữa các cơ quan chức năng, tổ chức và cá nhân phù hợp với yêu cầu của pháp luật.
Điểm khác nhau giữa vi bằng và sổ đỏ
Tiêu chí | Vi bằng | Sổ đỏ |
Chủ thể | Thừa phát lại | Công chứng viên |
Hình thức | Vi bằng lập thành văn bản viết bằng Tiếng Việt, kèm theo đó là vi bằng có thể có hình ảnh, băng hình và các tài liệu khác | Văn bản công chứng được thành lập và bổ sung hồ sơ công chứng |
Nội dung | Nội dung được dẫn chứng theo sự kiện hành vi của khách hàng và chỉ ghi nhận những gì có thật, xảy ra trên thực tế | Chứng nhận và đảm bảo tính xác thực và hợp pháp của hợp đồng |
GIá trị pháp lý | Có giá trị chứng cứ để Tòa án xem xét khi giải quyết vụ án | Có hiệu lực kể từ ngày được công chứng viên đóng dấu của tổ chức hành nghề công chứng. |
Lưu trữ | Đăng ký một bản tại sở tư pháp và 1 bản tại phòng Thừa phát lại | Được lưu trữ tại văn phòng công chứng và các bên liên quan |
Trong giao dịch liên quan đến nhà đất, các bên được Thừa phát lại lập vi bằng, nhưng vi bằng này chỉ ghi nhận việc giao tiền, giao nhận giấy tờ chứ không chứng nhận việc mua bán nhà đất. Dùng vi bằng trong mua bán nhà đất là hình thức lách luật, không có giá trị pháp lý và giao dịch có thể bị tuyên vô hiệu khi xảy ra tranh chấp.
Công chứng vi bằng có làm sổ được không?
Theo điểm a khoản 3 điều 167 Luật đất đai, việc công chứng, chứng thực hợp đồng, văn bản thực hiện các quyền của người sử dụng đất được thực hiện như sau: Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản quy định tại điểm b khoản này.
Vi bằng chỉ xác nhận có giao dịch xảy ra trên thực tế có giá trị là bằng chứng để giải quyết khi có tranh chấp mà không có giá trị pháp lý, vì thế, công chứng vi bằng không làm được sổ hay nói cách khác là không được làm giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.
Để làm được giấy chứng nhận quyền sử dụng đất thì các bên cần có Hợp đồng chuyển nhượng, tặng cho, thế chấp, góp vốn bằng quyền sử dụng đất, quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất phải được công chứng hoặc chứng thực, trừ trường hợp kinh doanh bất động sản theo quy định.
Theo quy định tại khoản 54 điều 2 Nghị định 01/2017/NĐ- CP Sửa đổi, bổ sung khoản 1 Điều 82 Nghị định 43/2014/NĐ-CP:
Các trường hợp đang sử dụng đất sau đây mà chưa được cấp Giấy chứng nhận và không thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này thì người đang sử dụng đất thực hiện thủ tục đăng ký đất đai, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất lần đầu theo quy định của Luật đất đai và quy định tại Nghị định này mà không phải làm thủ tục chuyển quyền sử dụng đất; cơ quan tiếp nhận hồ sơ không được yêu cầu người nhận chuyển quyền sử dụng đất nộp hợp đồng, văn bản chuyển quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật:
- Sử dụng đất do nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trước ngày 01 tháng 01 năm 2008;
- Sử dụng đất do nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất từ ngày 01 tháng 01 năm 2008 đến trước ngày 01 tháng 7 năm 2014 mà có giấy tờ về quyền sử dụng đất quy định tại Điều 100 của Luật đất đai và Điều 18 của Nghị định này;
- Sử dụng đất do nhận thừa kế quyền sử dụng đất trước ngày 01 tháng 7 năm 2014.
Những sự kiện về nhà đất được lập vi bằng
Pháp luật quy định không được lập vi bằng để chuyển nhượng nhà đất không có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu theo quy định nhưng Thừa phát lại được lập vi bằng để ghi nhận sự kiện liên quan đến chuyển nhượng nhà đất như sau:
– Xác nhận tình trạng nhà, đất.
– Giao nhận tiền khi chuyển nhượng nhà đất hợp pháp, khi hợp đồng chuyển nhượng đã được công chứng hoặc chứng thực theo quy định.
– Ghi nhận việc đặt cọc,…
Thủ tục lập vi bằng
Căn cứ tại Điều 39 Nghị định 08/2020/NĐ-CP, quy định về thủ tục lập vi bằng như sau:
– Thừa phát lại phải trực tiếp chứng kiến, lập vi bằng và chịu trách nhiệm trước người yêu cầu và trước pháp luật về vi bằng do mình lập. Việc ghi nhận sự kiện, hành vi trong vi bằng phải khách quan, trung thực. Trong trường hợp cần thiết, Thừa phát lại có quyền mời người làm chứng chứng kiến việc lập vi bằng.
Người yêu cầu phải cung cấp đầy đủ, chính xác các thông tin, tài liệu liên quan đến việc lập vi bằng (nếu có) và chịu trách nhiệm về tính chính xác, hợp pháp của các thông tin, tài liệu cung cấp.
Khi lập vi bằng, Thừa phát lại phải giải thích rõ cho người yêu cầu về giá trị pháp lý của vi bằng. Người yêu cầu phải ký hoặc điểm chỉ vào vi bằng.
– Vi bằng phải được Thừa phát lại ký vào từng trang, đóng dấu Văn phòng Thừa phát lại và ghi vào sổ vi bằng được lập theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Tư pháp quy định.
– Vi bằng phải được gửi cho người yêu cầu và được lưu trữ tại Văn phòng Thừa phát lại theo quy định của pháp luật về lưu trữ như đối với văn bản công chứng.
– Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày kết thúc việc lập vi bằng, Văn phòng Thừa phát lại phải gửi vi bằng, tài liệu chứng minh (nếu có) đến Sở Tư pháp nơi Văn phòng Thừa phát lại đặt trụ sở để vào sổ đăng ký. Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được vi bằng, Sở Tư pháp phải vào sổ đăng ký vi bằng.
Sở Tư pháp xây dựng cơ sở dữ liệu về vi bằng; thực hiện đăng ký và quản lý cơ sở dữ liệu về vi bằng theo hướng dẫn của Bộ Tư pháp.
Mời bạn xem thêm:
- Vi bằng là gì? Giá trị vi bằng đến đâu? Các trường hợp lập vi bằng?
- Nhà vi bằng có làm sổ được không theo quy định hiện nay?
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là bài viết Luật sư X tư vấn về “Vi bằng và sổ đỏ khác nhau như thế nào?“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả.
Đội ngũ luật sư của Công ty Luật sư X luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc liên quan đến tư vấn pháp lý về vấn đề tra cứu thông tin quy hoạch của bạn. Nếu có những vấn đề nào chưa rõ cần được tư vấn thêm quý độc giả hãy liên hệ ngay tới hotline 0833102102 để được các chuyên gia pháp lý của Luật sư X tư vấn trực tiếp. Hoặc qua các kênh sau:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Thực chất vi bằng chỉ ghi nhận hành vi trao đổi, giao dịch tiền, giấy tờ chứ không chứng nhận việc mua bán tài sản, kể cả mua bán nhà, đất. Đó là một bằng chứng chứng minh có thỏa thuận, giao dịch… giữa hai bên, không phải là cơ sở để sang tên đổi chủ cho bên mua.
Theo Điều 37 Nghị định 08/2020/NĐ-CP, đối với nhà đất không có Sổ đỏ, Sổ hồng thì vẫn lập vi bằng để chuyển nhượng bình thường nếu nhà đất đó có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng, quyền sở hữu theo quy định của pháp luật.
Theo quy định tại Điều 36 Nghị định 08/2020/NĐ-CP, vi bằng không thay thế hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất, hợp đồng mua bán nhà ở được công chứng hoặc chứng thực.