Dán nhãn năng lượng là việc làm cần thiết giúp người tiêu dùng dễ dàng hơn trong việc lựa chọn sản phẩm phù hợp và tiết kiệm năng lượng. Hiện nay, pháp luật đã quy định cụ thể về việc đăng ký dán nhãn năng lượng, tuy nhiên vẫn có khá nhiều người không nắm rõ các quy định này. Và một số thắc mắc được nhiều người đặt ra là: Hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng bao gồm những gì? Vậy nếu bạn cũng quan tâm vấn đề này thì hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Căn cứ pháp lý
- Nghị định 21/2011/NĐ-CP
- Thông tư 36/2016/TT-BCT
Nhãn năng lượng là gì? Nhãn năng lượng có mấy loại?
Nhãn năng lượng là một loại tem dán trên các thiết bị tiêu thụ năng lượng, cung cấp các thông tin về mức tiêu thụ năng lượng của thiết bị đó.
Nhãn năng lượng có 2 loại theo Điều 15 Nghị định 21/2011/NĐ-CP:
1- Nhãn so sánh là nhãn cung cấp thông tin về mức tiêu thụ năng lượng, loại năng lượng sử dụng, hiệu suất năng lượng và các thông tin khác giúp người tiêu dùng so sánh với các sản phẩm cùng loại trên thị trường để nhận biết và lựa chọn phương tiện, thiết bị tiết kiệm năng lượng.
Mức hiệu suất năng lượng tương ứng với số sao in trên nhãn, từ 1 sao – 5 sao, được xác định dựa trên kết quả thử nghiệm hiệu suất năng lượng của sản phẩm.
Nhãn 5 sao là nhãn có cấp độ tiêu thụ và sử dụng điện năng tiết kiệm nhất trong bảng xếp hạng tiết kiệm điện do Bộ Công Thương công bố, đương nhiên các sản phẩm được gắn nhãn 5 sao cũng thường có giá thành cao hơn so với các sản phẩm khác.
2- Nhãn xác nhận là nhãn chứng nhận phương tiện, thiết bị có hiệu suất năng lượng cao nhất so với phương tiện, thiết bị khác cùng loại.
Những phương tiện, thiết bị dán nhãn xác nhận có hiệu suất năng lượng đạt hoặc vượt mức hiệu suất năng lượng cao (HEPS) do Bộ Công Thương quy định theo từng thời kỳ.
Những đối tượng được miễn trừ dán nhãn năng lượng
Thông tư 36/2016/TT-BCT quy định về dán nhãn năng lượng cho các phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng có hiệu lực thi hành 10/2/2017 quy định cụ thể, chi tiết 4 nhóm đối tượng nằm trong diện được miễn trừ việc dán nhãn năng lượng.
Đây chính là điểm mới trong Thông tư 36 và nhận được sự ủng hộ của đông đảo cộng đồng doanh nghiệp trong và ngoài nước.
Theo đó, 4 đối tượng nằm trong diện được miễn trừ dán nhãn năng lượng, gồm:
1. Hàng hóa, vật tư thiết bị tạm nhập – tái xuất; Hàng hóa quá cảnh hay hàng hóa chuyển khẩu.
2. Hàng hóa doanh nghiệp trong nước sản xuất, gia công phục vụ xuất khẩu (không tiêu thụ trong nước).
3. Hàng hóa thuộc lĩnh vực an ninh quốc phòng, bí mật quốc gia, an toàn bức xạ hạt nhân
4. Hàng hóa nhập khẩu phi thương mại: Hành lý cá nhân, hàng hóa ngoại giao, hàng hóa tham gia triển lãm, hội chợ; Quà biếu, tặng; Hàng hóa vật tư, phụ tùng, linh kiện nhập khẩu đơn chiếc phục vụ mục đích sử dụng thay thế trong các công trình, dự án đầu tư phục vụ công việc như hội nghị, hội thảo, nghiên cứu khoa học, thi đấu thế thao, biểu diễn văn hóa, biểu diễn nghệ thuật và các loại hàng hóa khác không nhằm mục đích kinh doanh theo quy định của pháp luật.
Hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng bao gồm những gì?
Hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng bao gồm những giấy tờ sau:
– Giấy công bố dán nhãn năng lượng cho phương tiện, thiết bị sử dụng năng lượng (nêu rõ đăng ký dán nhãn so sánh hay nhãn xác nhận) theo mẫu tại Phụ lục 1 của Thông tư 36/2016/TT-BCT;
– Kết quả thử nghiệm do tổ chức thử nghiệm cấp cho model sản phẩm;
– Tài liệu chứng minh phòng thử nghiệm nước ngoài đã đáp ứng đủ Điều kiện (Đối với trường hợp việc thử nghiệm dán nhãn năng lượng được thực hiện bởi tổ chức thử nghiệm nước ngoài);
– Mẫu nhãn năng lượng dự kiến.
Nơi nhận: Bộ Công thương.
Hình thức: Gửi hồ sơ trực tuyến tại Trang thông tin điện tử của Bộ Công thương (www.moit.gov.vn) hoặc gửi trực tiếp hoặc qua đường bưu điện đến Bộ Công thương.
Lưu ý:
- Nếu tài liệu nào trong hồ sơ được làm bằng tiếng nước ngoài thì phải dịch sang tiếng Việt và có công chứng;
- Nếu có thay đổi về tiêu chuẩn đánh giá, thay đổi về phương tiện, thiết bị đã được đăng ký dán nhãn năng lượng có những thay đổi về mức tiêu thụ năng lượng thì phải thực hiện lại đăng ký dán nhãn năng lượng theo thủ tục như trên.
Trình tự thực hiện đăng ký dán nhãn năng lượng
* Trường hơp đăng ký mới:
Bước 1: Lập hồ sơ đăng ký
Trước khi đưa phương tiện, thiết bị ra thị trường, doanh nghiệp sản xuất, nhập khẩu phương tiện, thiết bị đó phải lập 01 bộ hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng và gửi về Bộ Công Thương.
Bước 2: Đăng ký
Doanh nghiệp đăng ký dán nhãn năng lượng được lựa chọn hình thức gửi hồ sơ qua mạng internet tại Trang thông tin điện tử của Bộ Công Thương hoặc gửi hồ sơ trực tiếp hoặc qua đường bưu điện về Bộ Công Thương. Trường hợp các hồ sơ, tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải dịch sang tiếng Việt và có công chứng.
Bước 3: Sau đăng ký
Sau khi nộp hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng đến Bộ Công Thương, doanh nghiệp được tự thực hiện việc dán nhãn năng lượng phù hợp với thông tin trong Giấy công bố dán nhãn năng lượng cho sản phẩm đã đăng ký. Doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực đối với các thông tin đã công bố trong Giấy công bố dán nhãn năng lượng và thông tin hiển thị trên nhãn năng lượng.
* Trường hợp đăng ký dán nhẵn năng lượng lại:
Doanh nghiệp phải đăng ký dán nhãn năng lượng lại khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Tiêu chuẩn đánh giá thay đổi;
– Phương tiện, thiết bị đã được đăng ký dán nhãn năng lượng có những thay đổi về mức tiêu thụ năng lượng.
Nội dung và thủ tục đăng ký dãn nhãn năng lượng lại như quy định tại bước 1 đến bước 3 đã nêu.
Thu hồi nhãn năng lượng khi nào?
Tại Điều 10 Thông tư 36/2016/TT-BCT của Bộ Công Thương, quy định về thu hồi nhãn năng lượng như sau:
“Điều 10. Thu hồi nhãn năng lượng
1. Bộ Công Thương quyết định thu hồi nhãn năng lượng trong các trường hợp sau:
a) Mẫu nhãn năng lượng có thông tin sai lệch so với mẫu dự kiến tại hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng;
b) Mức tiêu thụ năng lượng của phương tiện thiết bị cao hơn so với mức tiêu thụ năng lượng tại Giấy công bố dán nhãn năng lượng.
2. Quyết định thu hồi nhãn năng lượng được gửi đồng thời đến doanh nghiệp vi phạm, Hội tiêu chuẩn và bảo vệ người tiêu dùng Việt Nam và đăng tải trên Trang thông tin điện tử của Bộ Công Thương.”
Như vậy, nhãn năng lượng bị thu hồi khi mẫu nhãn năng lượng có thông tin sai lệch so với mẫu dự kiến tại hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng hoặc mức tiêu thụ năng lượng của phương tiện thiết bị cao hơn so với mức tiêu thụ năng lượng tại Giấy công bố dán nhãn năng lượng.
Thông tin liên hệ
Trên đây là bài viết Luật sư X tư vấn về “Hồ sơ đăng ký dán nhãn năng lượng bao gồm những gì?“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Đội ngũ luật sư của Công ty Luật sư X luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc liên quan đến tư vấn pháp lý về giấy xác nhận tình trạng hôn nhân của bạn. Nếu có những vấn đề nào chưa rõ cần được tư vấn thêm quý độc giả hãy liên hệ ngay tới hotline 0833.102.102 để được các chuyên gia pháp lý của Luật sư X tư vấn trực tiếp.
Hoặc liên hệ qua các kênh sau:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm bài viết
- Dịch vụ đăng ký dán nhãn năng lượng nhanh giá rẻ năm 2022
- Danh mục hàng hóa phải dán nhãn năng lượng năm 2022
- Xử lý hành chính hành vi hủy hoại tài sản
- Năm 2022, nhà chưa có sổ hồng nhập hộ khẩu được không?
Câu hỏi thường gặp
Đúng vậy. Đây là 1 bước trong thủ tục dán nhãn năng lượng. Cụ thể là bạn phải mang mẫu sản phẩm đến trung tâm thử nghiệm do Bộ công thương chỉ định cho người ta test mẫu của bạn, họ sẽ cấp cho bạn phiếu kết quả, trên đó sẽ ghi mức hiệu suất mà mẫu sản phẩm đạt được và họ sẽ đối chiếu với TCVN xem nó có đạt hay không.
Câu trả lời là không. Danh mục các măt hàng phải dán nhãn năng lượng kèm theo lộ trình thực hiện được quy định trong Quyết định 04/2017/QĐ-Ttg
Ngoài ra, không phải loại hàng nào nằm trong quyết định 04 cũng bắt buộc phải dán nhãn năng lượng vì mỗi một mặt hàng có một TCVN áp dụng, nếu loại mặt hàng của bạn nhập không thuộc phạm vi áp dụng của TCVN thì không phải thử nghiệm HSNL và dán nhãn năng lượng
Thời gian để thực hiện thủ tục thử nghiệm hiệu suất năng lượng trung bình từ 3 – 5 ngày phụ thuộc vào sản phẩm và đơn vị kiểm tra. Đối với thủ tục đăng ký dán nhãn năng lượng tại Bộ Công thương cũng không có quy định thời gian cụ thể, nhưng thông thường là từ 3 – 5 ngày làm việc. Như vậy tổng thời gian thực hiện công việc bình quân là: 6 đến 10 ngày làm việc.