Khác với trợ cấp thất nghiệp của bảo hiểm xã hội, trợ cấp thôi việc là khoản trợ cấp do người sử dụng lao động hỗ trợ cho người lao động khi họ nghỉ việc. Mức trợ cấp và hình thức chi trả trợ cấp sẽ được quy định dựa trên thoả thận của các bên. Đây không phải là khoản tiền bắt buộc đối với người sử dụng lao động và thường được tính cùng với yếu tố thâm niên nhằm khuyến khích lao động gắn bó với doanh nghiệp. Vậy trường hợp nào sẽ được hưởng trợ cấp thôi việc? Người nước ngoài có được hưởng trợ cấp thôi việc không? Cách tính trợ cấp thôi việc cho người nước ngoài như thế nào? Chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu qua bài viết dưới đây của Luật sư X.
Căn cứ pháp lý
Người nước ngoài có được hưởng trợ cấp thôi việc không?
Theo quy định tại Luật việc làm năm 2013 thì người lao động nước ngoài không thuộc đối tượng phải tham gia Bảo hiểm thất nghiệp nên nếu người lao động nước ngoài làm việc cho doanh nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên, khi chấm dứt hợp đồng lao động theo đúng quy định của pháp luật vẫn được trợ cấp thôi việc. Mỗi năm làm việc được trợ cấp thôi việc bằng một nửa tháng tiền lương.
Người nước ngoài có được hưởng trợ cấp thôi việc không?
Theo đó, người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động nước ngoài đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên khi HĐLĐ chấm dứt đảm bảo thuộc 1 trong các trường hợp sau đây (Điều 48 của Bộ luật Lao động 2012):
Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp được quy định tại khoản 6 Điều 192 của Bộ luật Lao động;
Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;
Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động;
Người lao động bị kết án tù giam, tử hình hoặc bị cấm làm công việc được ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của tòa án;
Người lao động bị chết, bị tòa tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết;
Người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết; người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hợp đồng lao động;
Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại điều 37 của Bộ luật này;
Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại điều 38 của Bộ luật này, người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ hay vì lý do kinh tế hoặc do hợp nhất, sáp nhập, chia tách doanh nghiệp, hợp tác xã;
Cách xác định thời gian người lao động nước ngoài đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động
Xác định thời gian người lao động nước ngoài đã làm việc thực tế cho bên SDLĐ
Thời gian Người lao động nước ngoài đã làm việc thực tế cho Người sử dụng lao động bao gồm:
– Thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động theo Hợp đồng lao động;
– Thời gian được người sử dụng lao động cử đi học;
– Thời gian nghỉ hưởng chế độ theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội;
– Thời gian nghỉ hằng tuần,
– Thời gian nghỉ việc hưởng nguyên lương đối với các trường hợp: nghỉ hằng năm; ngày nghỉ hàng năm tăng theo thâm niên nghề làm việc; nghỉ lễ, tết; nghỉ việc riêng nhưng vẫn hưởng nguyên lương theo quy định của pháp luật;
– Thời gian nghỉ để hoạt động công đoàn theo quy định của pháp luật về công đoàn;
– Thời gian nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân theo quy định của pháp luật mà được người sử dụng lao động trả lương;
– Thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động;
– Thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc và thời gian bị tạm giữ, tạm giam nhưng được trở lại làm việc do được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kết luận không phạm tội;
Cách tính trợ cấp thôi việc cho người nước ngoài
Cách tính trợ cấp thôi việc cho người lao động nước ngoài
Căn cứ theo nội dung được quy định tại Điều 48, Bộ luật lao động 2012 quy định việc chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động dựa trên nguyên tắc: Mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương theo công thức tính trợ cấp thôi việc dưới đây:
Tiền trợ cấp thôi việc = 1/2 x Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc x Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc
Trong đó:
– Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc: là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc.
– Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc: là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia Bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của luật Bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.
Như vậy, trong bài viết trên đây đã thông tin đến bạn đầy đủ, chi tiết về các nội dung liên quan đến trợ cấp thôi việc cho người nước ngoài. Doanh nghiệp cần nắm vững để thực hiện đúng theo quy định về lao động
Mời bạn xem thêm
- Công chức xin thôi việc được hưởng chế độ gì?
- Bị kỷ luật buộc thôi việc có được hưởng bảo hiểm không?
- Thủ tục giải quyết thôi việc như thế nào?
Thông tin liên hệ:
Trên đây là các thông tin của Luật sư X về Quy định “Cách tính trợ cấp thôi việc cho người nước ngoài” theo pháp luật hiện hành. Ngoài ra nếu bạn đọc quan tâm tới vấn đề khác liên quan đến dịch vụ giấy xác nhận tình trạng hôn nhân mới nhất… có thể tham khảo và liên hệ tới hotline 0833102102 của Luật sư X để được tư vấn, tháo gỡ những khúc mắc một cách nhanh chóng.
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ theo nội dung được quy định tại Điều 48, Bộ luật lao động 2012 quy định việc chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động dựa trên nguyên tắc: Mỗi năm làm việc được trợ cấp một nửa tháng tiền lương theo công thức tính trợ cấp thôi việc dưới đây:
Tiền trợ cấp thôi việc = 1/2 x Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc x Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc
Trong đó:
– Tiền lương để tính trợ cấp thôi việc: là tiền lương bình quân theo hợp đồng lao động của 06 tháng liền kề trước khi người lao động thôi việc.
– Thời gian làm việc để tính trợ cấp thôi việc: là tổng thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động trừ đi thời gian người lao động đã tham gia Bảo hiểm thất nghiệp theo quy định của luật Bảo hiểm xã hội và thời gian làm việc đã được người sử dụng lao động chi trả trợ cấp thôi việc.
Thời gian Người lao động nước ngoài đã làm việc thực tế cho Người sử dụng lao động bao gồm:
– Thời gian người lao động đã làm việc thực tế cho người sử dụng lao động theo Hợp đồng lao động;
– Thời gian được người sử dụng lao động cử đi học;
– Thời gian nghỉ hưởng chế độ theo quy định của Luật Bảo hiểm xã hội;
– Thời gian nghỉ hằng tuần,
– Thời gian nghỉ việc hưởng nguyên lương đối với các trường hợp: nghỉ hằng năm; ngày nghỉ hàng năm tăng theo thâm niên nghề làm việc; nghỉ lễ, tết; nghỉ việc riêng nhưng vẫn hưởng nguyên lương theo quy định của pháp luật;
– Thời gian nghỉ để hoạt động công đoàn theo quy định của pháp luật về công đoàn;
– Thời gian nghỉ việc để thực hiện nghĩa vụ công dân theo quy định của pháp luật mà được người sử dụng lao động trả lương;
– Thời gian phải ngừng việc, nghỉ việc không do lỗi của người lao động;
– Thời gian nghỉ vì bị tạm đình chỉ công việc và thời gian bị tạm giữ, tạm giam nhưng được trở lại làm việc do được cơ quan nhà nước có thẩm quyền kết luận không phạm tội;
Theo đó, người sử dụng lao động có trách nhiệm chi trả trợ cấp thôi việc cho người lao động nước ngoài đã làm việc thường xuyên cho mình từ đủ 12 tháng trở lên khi HĐLĐ chấm dứt đảm bảo thuộc 1 trong các trường hợp sau đây (Điều 48 của Bộ luật Lao động 2012):
– Hết hạn hợp đồng lao động, trừ trường hợp được quy định tại khoản 6 Điều 192 của Bộ luật Lao động;
– Đã hoàn thành công việc theo hợp đồng lao động;
– Hai bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động;
– Người lao động bị kết án tù giam, tử hình hoặc bị cấm làm công việc được ghi trong hợp đồng lao động theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của tòa án;
– Người lao động bị chết, bị tòa tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết;
– Người sử dụng lao động là cá nhân chết, bị Tòa án tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự, mất tích hoặc là đã chết; người sử dụng lao động không phải là cá nhân chấm dứt hợp đồng lao động;
– Người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại điều 37 của Bộ luật này;
– Người sử dụng lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại điều 38 của Bộ luật này, người sử dụng lao động cho người lao động thôi việc do thay đổi cơ cấu, công nghệ hay vì lý do kinh tế hoặc do hợp nhất, sáp nhập, chia tách doanh nghiệp, hợp tác xã;