Hiện nay tại Việt Nam có rất nhiều sáng chế rất hay và rất được mọi người ưa thích do nó có tính ứng dụng thực tế trong đời sống mà nó không phải đến từ những nhà bác học hay những cử nhân mà nó có thể đến từ những bác nông dân bình thường nhưng thường thì những sáng chế ấy thường bị người khác đánh cắp ý tưởng rồi lấy làm của riêng mình do là người nông dân họ không biết cách để làm thủ tục đăng ký. Xin mời các bạn độc giả cùng tìm hiểu qua bài viết của Luật sư X để hiểu và nắm rõ được những quy định về “chuẩn bị gì cho thủ tục đăng ký sáng chế năm 2022” có thể giúp các bạn độc giả hiểu sâu hơn về pháp luật.
Căn cứ pháp lý
Luật sở hữu trí tuệ năm 2005
Nghị định 131/2013/NĐ-CP
Sáng chế là gì?
Sáng chế là sản phẩm do con người tạo ra dựa trên việc ứng dụng các quy luật của tự nhiên
Tại sao cần phải đăng ký sáng chế?
-Đăng ký bằng sáng chề mang lại sự đọc quyền giúp chủ sở hữu gia tăng lợi thế cạnh tranh, sức mạnh thâm nhập thị trường mới, kiếm được nhiều lơi nhuận hơn
-Tạo nguồn thu nhập mới bằng cách chuyển nhượng quyền sử dụng sáng chế
-Khi sở hữu bằng sáng chế thì có thể dễ dàng dàng huy động vốn và thu hút các nhà đầu tư tiềm năng do là hầu hết các nhà đầu tư mạo hiểm, chủ ngân hàng đầu tư và các nhà phân tích tài chính thừa biết giá trị độc quyền của bằng sáng chế.
-Do là khi có bằng sáng chế thì cơ bản có thể tạo giá trị cho nên ta có thể dễ dàng hợp tác với các đối tác chiến lược để thâm nhập vào thị trường mới, hoặc trong các vụ mua đi và sáp nhập thì nó sẽ giúp cho công ty niêm yết giá trên thị trường chứng khoán cao hơn, phát hành cổ phiếu lần đầu ra công chúng và bán với giá cao.
-Khi doanh nghiệp sở hữu bằng sáng chế sẽ truyền tải được tín hiệu đó là năng lực công nghệ cao hơn, khả năng sáng tạo cao hơn, hiệu suất hoạt động cao hơn trong chiến lược tiếp thị, quảng cảo và thương hiệu.
– Có vai trò quan trọng trong việc bán kết hợp, do là khi khách hàng đến mua một sản phẩm thường sẽ muốn mua thêm các sản phẩm liên quan khác, bằng sáng chế sẽ giúp thu hút khách bởi sự cải tiến, gia tăng doanh số (bảo hộ sản phẩm là một bộ phận cấu thành của một sản phẩm phức tạp hơn hoặc sản phẩm được bảo hộ độc quyền độc quyền sáng chế bán kèm với sản phẩm khác)
– Việc cấp bằng sáng chế giúp chủ sở hữu dễ dàng khai thác giá thị trường, được nhà nước xác nhận hợp pháp đối với sáng chế thì doanh nghiệp hay chủ sở hữu có thể dễ dàng tạo sự tin tưởng với khách hàng.
Thủ tục đăng ký sáng chế:
Bước 1: Tìm hiểu nơi đăng ký sáng chế
Đăng ký tại Cục Sở hữu trí tuệ có trụ sở tại Thành phố Hà nội và hai văn phòng đại diện tại Thành phố Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.
Bước 2: Cách thức đăng ký
Người nộp đơn đăng ký sáng chế có nhu cầu nộp đơn đăng ký sáng chế trực tiếp có thể nộp đơn qua 2 phương thức:
- Gửi qua bưu điện
- Nộp đơn trực tiếp tới Trụ sở cục Sở hữu trí tuệ.
Trực tiếp | Theo quy định | -Cách thức thực hiện; Nộp trực tiếp tại trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc 2 Văn phòng đại diện của Cục tại TP.Hồ Chí Minh và Đà Nẵng -Thời hạn giải quyết: Thẩm định hình thức trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày nộp đơn. -Công bố đơn: trong tháng thứ 19 kề từ ngày ưu tiên đối với đơn được hưởng quyền ưu tiên hoặc nộp đơn, nếu đơn khong có ngày ưu tiên hoặc trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lê, tùy theo ngày nào muộn hơn. -Thẩm định nội dung: không quá 18 tháng kể từ ngày công bố đơn nếu yêu cầu thẩm định nội dung được nộp trước ngày công bố đơn hoặc kể từ ngày nhận được yêu cầu thẩm định nội dung nếu yêu cầu đó được nộp sau ngày công bố đơn. -Cấp văn bằng bảo hộ: Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày người nộp đơn, nộp đầy đủ và đúng hạn các khoản phí và lệ phí. -Công bố quyết định cấp văn bằng bảo hộ trên Công báo Sở hữu Công Nghiệp (60 ngày kể từ ngày ra quyết định). |
Dịch vụ bưu chính | Theo quy định | -Cách thức thực hiện: Nộp qua bưu điện; -Thời hạn giải quyết Thẩm định hình thức: trong thời hạn 01 tháng kể từ ngày nộp đơn; -Công bố đơn: trong tháng thứ 19 kề từ ngày ưu tiên đối với đơn được hưởng quyền ưu tiên hoặc nộp đơn, nếu đơn khong có ngày ưu tiên hoặc trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày chấp nhận đơn hợp lê, tùy theo ngày nào muộn hơn. -Thẩm định nội dung: không quá 18 tháng kể từ ngày công bố đơn nếu yêu cầu thẩm định nội dung được nộp trước ngày công bố đơn hoặc kể từ ngày nhận được yêu cầu thẩm định nội dung nếu yêu cầu đó được nộp sau ngày công bố đơn. -Cấp văn bằng bảo hộ: Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày người nộp đơn, nộp đầy đủ và đúng hạn các khoản phí và lệ phí. -Công bố quyết định cấp văn bằng bảo hộ trên Công báo Sở hữu Công Nghiệp (60 ngày kể từ ngày ra quyết định). |
Phí đăng ký sáng chế:
– Lệ phí nộp đơn: 150.000 đồng – 180.000 đồng;
– Phí thẩm định hình thức đơn đăng ký: 180.000 đồng/yêu cầu, từ trang thứ 7 trở đi là nộp thêm 8.000 đồng/trang;
– Phí công bố đơn trên công báo Sở hữu công nghiệp là: 120.000 đồng, từ hình thứ 2 trở đi cộng thêm 60.000 đồng/hình;
– Đối với đơn có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên thì phí thẩm định yêu cầu này là: 600.000 đồng/đơn ưu tiên;
– Phí tra cứu thông tin nhằm phục vụ quá trình thẩm định là: 600.000 đồng/điểm yêu cầu;
– Phí thẩm định nội dung đơn đăng ký sáng chế là: 720.000 đồng/điểm yêu cầu, từ trang thứ 7 bản mô tả trở đi nộp thêm 32.000 đồng/trang.
Bước 3: tìm hiểu điều kiện để thực hiện thủ tục đăng ký sáng chế
Tổ chức cá nhân có thể thực hiện thủ tục đăng ký sáng chế khi đáp ứng đủ các điều kiện như sau:
-Tác giả sáng tạo sáng chế bằng công sức và chi phí của mình.
-Tổ chức, cá nhân đầu tư kinh phí, phương tiện vật chất cho tác giả dưới các hình thức giao việc, thuê việc (trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác và thỏa thuận đó không trái với các quy định của pháp luât).
-Đối với các đối tượng xin bảo hộ do nhiều tổ chức, cá nhân cùng sáng tạo ra hoặc đầu tư để sáng tạo thì các tổ chức, cá nhân đó đều có quyền đăng ký, tuy nhiên quyền đăng ký chỉ được thực hiện nếu tất cả các tổ chức, cá nhân đồng ý.
-Sáng chế được bảo hộ trong trường hợp tạo ra do cơ sở vật chất- kỹ thuật, kinh phí từ ngân sách.
-Để được cấp đọc quyền sáng chế, đối tượng xin bảo hộ phải đáp ứng các yêu cầu sau: có tính mới có khả năng áp dụng công nghiệp.
Bước 4: quy trình thực hiện thủ tục đăng ký sáng chế
Tra cứu sáng chế
↓
Nộp đơn đăng ký sáng chế
↓
Thẩm định hình thức đơn đăng ký sáng chế
↓
Công bố đơn đăng ký sáng chế
↓
Yêu cầu thẩm định nội dung đơn sáng chế
↓
Thẩm định nội dung đơn sáng chế
(đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ)
↓
Yêu cầu nộp lệ phí
↓
Nộp lệ phí
↓
Cấp văn bằng bảo hộ sáng chế
↓
Đăng bạ và công bố văn bằng bảo hộ
↓
Nộp phí duy trì hiệu lực sáng chế hàng năm và gia hạn thời hạn bảo hộ.
Thời hạn bảo hộ sáng chế
Theo điều 93 luật sở hữu trí tuệ Việt Nam năm 2005:
-Bằng độc quyền sáng chế có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết hai mươi năm kể từ ngày nộp đơn.
-Bằng độc quyền giải pháp hữu ích có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết mười năm kể từ ngày nộp đơn.
-Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp có hiệu lực từ ngày cấp và kéo dài đến hết năm năm kể từ ngày nộp đơn, có thể gia hạn hai lần liên tiếp, mỗi lần năm.
Trên đây là bài viết Luật sư X tư vấn về thủ tục đăng ký sáng chế. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Đội ngũ luật sư của Công ty Luật sư X luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc liên quan đến thủ tục đăng ký sáng chế của bạn. Nếu có những vấn đề nào chưa rõ cần được tư vấn thêm quý đọc giả hãy liên hệ ngay tới hotline 0833 102 102 để được các chuyên gia pháp lý của luật sư X tư vấn trực tiếp.
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Dịch vụ tư vấn của luật sư X:
- Tư vấn điều kiện sáng chế được bảo hộ tại Việt Nam;
- Hỗ trợ tra cứu tình trạng kỹ thuật của sáng chế, giải pháp hữu ích nhằm xác định tính khả thi, khả năng cấp văn bằng bảo hộ cho sáng chế;
- Tư vấn, hỗ trợ dịch bản mô tả sáng chế bằng tiếng nước ngoài;
- Tư vấn, hỗ trợ viết bản mô tả sáng chế;
- Tư vấn quy trình đăng ký sáng chế tại Việt Nam và nước ngoài;
- Tư vấn trọn gói, đại diện đăng ký sáng chế tại Việt Nam và nước ngoài cho chủ đơn.
Câu hỏi thường gặp
+ Tờ khai (02 tờ theo mẫu);
+ Bản mô tả (02 bản, bao gồm cả hình vẽ, nếu có);
+ Yêu cầu bảo hộ (02 bản);
+ Các tài liệu có liên quan (nếu có);
+ Chứng từ nộp phí, lệ phí.
+ Tên Sáng chế/ Giải pháp hữu ích.
+ Mô tả kỹ thuật vắn tắt, các hình vẽ, sơ đồ (nếu có);
+ Những giải pháp kỹ thuật đã biết trước khi có Sáng chế/Giải pháp hữu ích, những nhược điểm và hạn chế;
+ Ðưa một hoặc một vài trường hợp áp dụng cụ thể để chứng minh tính hiệu quả;
+ Họ tên, địa chỉ, điện thoại, của tổ chức/cá nhân có Sáng chế/Giải pháp hữu ích cần đăng ký,
và đồng tác giả (nếu có);
Căn cứ theo Điều 58 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 thì:
-Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế nếu đáp ứng các điều kiện sau:
Có tính mới;
Có trình độ sáng tạo;
Có khả năng áp dụng công nghiệp.
-Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích nếu đáp ứng các điều kiện sau:
Có tính mới;
Không phải là hiểu biết thông thường;
Có khả năng áp dụng công nghiệp.