Chào Luật sư. Tôi tên là Mạnh 23 tuổi sắp tới tôi sẽ được tuyển chọn thành nhân viên chính thức trong một công ty xây dựng sau 3 tháng thực tập tại đây. Tuần sau tôi sẽ được công ty ký hợp đồng lao động. Vì đây là lần đầu tiên tôi đi làm một công việc chính thức và được ký hợp đồng nên có khá nhiều bỡ ngỡ. Cho tôi hỏi là khi ký hợp đồng lao động thì cần chú ý những gì? Mức xử phạt đối với người sử dụng lao động vi phạm trong quan hệ pháp luật lao động được quy định ra sao? Mong được Luật sư hỗ trợ giải đáp. Tôi xin chân thành cảm ơn.
Chào bạn! Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi. Khi ký hợp đồng lao động thì người lao động cần phải lưu ý những điều gì để có thể đảm bảo được quyền lợi của mình? hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Căn cứ pháp lý
Hợp đồng lao động cần chú ý những gì?
Chủ động tìm hiểu về luật lao động hiện hành và đọc kỹ tất cả điều khoản trong hợp đồng
1) Khi ký hợp đồng lao động về thời gian thử việc.
Lưu ý về thời gian thử việc:
Thời gian thử việc căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc 01 lần đối với một công việc và bảo đảm các điều kiện sau đây:
- Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;
- Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề cần trình độ chuyên môn kỹ thuật trung cấp nghề, trung cấp chuyên nghiệp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ.
- Không quá 6 ngày làm việc đối với công việc khác.
Lưu ý về tiền lương trong thời gian thử việc
Tiền lương của người lao động trong thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận nhưng ít nhất phải bằng 85% mức lương cơ bản của công việc đó
Chỉ được thử việc 1 lần cho 1 công việc.
Lưu ý về thời hạn trước khi kết thúc thử việc
Thời hạn 3 ngày trước khi kết thúc thử việc phải báo cho người lao động về kết quả thử việc.
- Nếu đạt yêu cầu phải ký kết hợp đồng lao động ngay.
- Nếu không đạt yêu cầu có quyền chấm dứt hợp đồng thử việc.
Nếu vi phạm quy định về thử việc doanh nghiệp sẽ bị xử lý vi phạm hành chính theo Điều 10 nghị định 12/2022/NĐ-CP
- Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
- Yêu cầu thử việc đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng;
- Không thông báo kết quả thử việc cho người lao động theo quy định.
- Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
- Yêu cầu người lao động thử việc quá 01 lần đối với một công việc;
- Thử việc quá thời gian quy định;
- Trả lương cho người lao động trong thời gian thử việc thấp hơn 85% mức lương của công việc đó;
- Không giao kết hợp đồng lao động với người lao động khi thử việc đạt yêu cầu đối với trường hợp hai bên có giao kết hợp đồng thử việc.
- Biện pháp khắc phục hậu quả
- Buộc người sử dụng lao động trả đủ tiền lương của công việc đó cho người lao động khi có hành vi vi phạm quy định tại điểm a khoản 1, điểm a, b, c khoản 2 Điều này;
- Buộc người sử dụng lao động giao kết hợp đồng lao động với người lao động khi có hành vi vi phạm quy định tại điểm d khoản 2 Điều này.
Vậy doanh nghiệp sẽ bị phạt từ 500.000 – 5.000.000 đồng, đồng thời buộc trả 100% tiền lương cho người lao động nếu vi phạm quy định về thử việc.
2)Về giấy tờ, bằng cấp của người lao động.
Theo Điều 17 và Điều 165 Bộ luật lao động 2019
“Điều 17. Hành vi người sử dụng lao động không được làm khi giao kết, thực hiện hợp đồng lao động
1. Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động.
2. Yêu cầu người lao động phải thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động.
3. Buộc người lao động thực hiện hợp đồng lao động để trả nợ cho người sử dụng lao động.“
Điều 165 Bộ luật lao động quy định về các hành vi bị nghiêm cấm đối với người sử dụng lao động như sau:
“ 1. Ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động, dùng vũ lực đối với lao động là người giúp việc gia đình.
2. Giao việc cho người giúp việc gia đình không theo hợp đồng lao động.
3. Giữ giấy tờ tùy thân của người lao động.”
Vậy người sử dụng lao động không được giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng, chứng chỉ của người lao động
3) Người sử dụng lao động yêu cầu người lao động nộp tiền để được ký kết hợp đồng?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 9 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về việc xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về giao kết hợp đồng lao động cụ thể như sau:
Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
– Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng hoặc chứng chỉ của người lao động khi giao kết hoặc thực hiện hợp đồng lao động;
– Buộc người lao động thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động;
– Giao kết hợp đồng lao động với người lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi mà không có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật của người đó.
– Buộc người sử dụng lao động trả lại số tiền hoặc tài sản đã giữ của người lao động cộng với khoản tiền lãi của số tiền đã giữ của người lao động tính theo mức lãi suất tiền gửi không kỳ hạn cao nhất của các ngân hàng thương mại nhà nước công bố tại thời điểm xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.
Vậy người sử dụng lao động vi phạm bị phạt từ 20 – 25 triệu đồng, đồng thời phải trả lại tiền cho người lao động.
4)Lưu ý về thời giờ làm việc khi ký hợp đồng lao động
Căn cứ vào Điều 105 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:
“Điều 105. Thời giờ làm việc bình thường
1. Thời giờ làm việc bình thường không quá 08 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.
2. Người sử dụng lao động có quyền quy định thời giờ làm việc theo ngày hoặc tuần nhưng phải thông báo cho người lao động biết; trường hợp theo tuần thì thời giờ làm việc bình thường không quá 10 giờ trong 01 ngày và không quá 48 giờ trong 01 tuần.
Nhà nước khuyến khích người sử dụng lao động thực hiện tuần làm việc 40 giờ đối với người lao động.
3. Người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm giới hạn thời gian làm việc tiếp xúc với yếu tố nguy hiểm, yếu tố có hại đúng theo quy chuẩn kỹ thuật quốc gia và pháp luật có liên quan.”
Như vậy, thời giờ làm việc bình thường không được vượt quá 08 giờ trong một ngày và không quá 48 giờ trong một tuần.
Về tiền lương nếu làm thêm giờ
Tại Điều 98 Bộ luật Lao động 2019 có quy
- Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:
- Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
- Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
- Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
- Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.
- Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.
Vậy người lao động cần lưu ý khi ký hợp đồng lao động về vấn đề tiền làm thêm giờ.
- Ngày thường = 150% lương.
- Ngày nghỉ hàng tuần = 200% lương.
- Ngày lễ, Tết = 400% lương.
Với tiền lương làm thêm giờ vào ban đêm
- Ngày thường = 210% lương.
- Ngày nghỉ hàng tuần = 270% lương.
- Ngày lễ, Tết = 490% lương.
Nếu người sử dụng lao động không trả lương không đúng mức này thể bị phạt từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng tùy vào số lượng vi phạm đối với người lao động theo khoản 2 và điểm a khoản 5 Điều 17 Nghị định 12/2022/NĐ-CP
5) Về ngày nghỉ phép, nghỉ lễ theo quy định mới
Căn cứ theo Bộ luật lao động 2019 quy định về ngày nghỉ lễ, nghỉ phép thì 1 năm người lao động (đã làm việc 12 tháng) có 10 ngày nghỉ lễ, Tết và 12 ngày phép
Những ngày này mặc dù không đi làm, người lao động vẫn được hưởng nguyên lương
6) Về mục nguyên tắc xử lý kỷ luật trong hợp đồng lao động nếu Người sử dụng lao động quy định cắt lương nhân viên thay cho xử lý kỷ luật nhân viên thì có được không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 127 Bộ luật Lao động 2019 thì việc cắt lương nhân viên thay cho xử lý kỷ luật nhân viên là điều bị nghiêm cấm, cụ thể như sau:
“Điều 127. Các hành vi bị nghiêm cấm khi xử lý kỷ luật lao động
1. Xâm phạm sức khỏe, danh dự, tính mạng, uy tín, nhân phẩm của người lao động.
2. Phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động.
3. Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động hoặc không thỏa thuận trong hợp đồng lao động đã giao kết hoặc pháp luật về lao động không có quy định.”
Theo đó, hành vi phạt tiền, cắt lương thay cho việc xử lý kỷ luật lao động là hành vi bị cấm khi xử lý kỷ luật lao động.
tại khoản 3 Điều 19 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định cụ thể như sau:
“Điều 19. Vi phạm quy định về kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi sau đây:
a) Xâm phạm sức khỏe, danh dự, tính mạng, uy tín hoặc nhân phẩm của người lao động khi xử lý kỷ luật lao động nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Dùng hình thức phạt tiền hoặc cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động;…”
Xác định rõ thông tin doanh nghiệp
Song song đó bạn cũng cần thực hiện công tác xác thực thông tin doanh nghiệp trước khi chính thức ký kết hợp đồng, bởi hiện nay có khá nhiều công ty “ma” sử dụng các bản hợp đồng để “vắt” kiệt sức của người lao động hoặc bắt bồi thường sau đó.
Các bạn sinh viên mới ra trường chính là những đối tượng của các công ty lừa đảo, bởi tâm lý mong muốn nhanh chóng có được việc làm. Vì thế, tốt nhất trước khi ký kết các văn bản có giá trị pháp lý cao như hợp đồng bạn cũng nên chủ động tìm hiểu thông tin về doanh nghiệp. Mã số thuế, thời gian hoạt động, lĩnh vực hoạt động, đánh giá của mọi người về doanh nghiệp trên internet… chính là cơ sở dữ liệu tốt giúp bạn có những đánh giá khách quan nhất về doanh nghiệp. Nếu có bất cứ dấu hiệu “khả nghi” nào bạn tuyệt đối không nên ký kết để tránh bị “sập bẫy”.
Luôn giữ một bản hợp đồng
Theo nguyên tắc sau khi ký kết, hợp đồng sẽ được chia thành hai bản, mỗi bên giữ một bản, để nếu có tranh chấp xảy ra thì sẽ dựa trên những điều khoản đã thống nhất để xử lý. Do vậy, nếu sau ký hợp đồng mà đại diện bên doanh nghiệp không giao thì bạn nên hỏi ngay và giữ cẩn thận, nhằm đảm bảo các quyền lợi và tránh rắc rối về sau.
Mức phạt vi phạm quy định về giao kết hợp đồng lao động
Theo quy định tại Bộ luật lao động 2019
Phạt tiền đối với người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi:
- Không giao kết HĐLĐ bằng văn bản đối với công việc có thời hạn từ đủ 3 tháng trở lên;
- Không giao kết đúng loại HĐLĐ với người lao động;
- Giao kết HĐLĐ không đầy đủ các nội dung chủ yếu của HĐLĐ;
- Giao kết HĐLĐ trong trường hợp thuê người lao động làm giám đốc trong doanh nghiệp có vốn của Nhà nước không theo quy định của pháp luật.
Các mức phạt cụ thể như sau:
– Từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng với vi phạm từ 01 người đến 10 người lao động;
– Từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng với vi phạm từ 11 người đến 50 người lao động;
– Từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng với vi phạm từ 51 người đến 100 người lao động;
– Từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng với vi phạm từ 101 người đến 300 người lao động;
– Từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng với vi phạm từ 301 người lao động trở lên.
Biện pháp khắc phục hậu quả:
– Buộc giao kết đúng loại hợp đồng với người lao động đối với hành vi không giao kết đúng loại HĐLĐ với người lao động quy định tại khoản 1 Điều này.
Mời bạn xem thêm
- Tội thao túng thị trường chứng khoán bị xử lý ra sao năm 2022?
- Người lao động nghỉ ốm có giấy bệnh viện hưởng chế độ như thế nào?
- Hành vi xâm phạm quyền tác giả bị xử lý như thế nào?
- Xe container húc đổ nhà dân vì tránh xe mất lái xử lý ra sao?
Thông tin liên hệ
Trên đây là bài viết tư vấn về “Hợp đồng lao động cần chú ý những gì?”. Nếu cần giải quyết nhanh gọn các vấn đề liên quan như văn bản cam kết tài sản riêng … thì hãy liên hệ ngay tới Luật sư X để chúng tôi nhanh chóng tư vấn hỗ trợ và giải quyết vụ việc. Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7, giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại. Mời quý khách hàng liên hệ đến hotline dưới đây để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc quý khách có thể tham khảo thêm các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo Điều 20 Bộ luật lao động 2019
“Điều 20. Loại hợp đồng lao động
Hợp đồng lao động phải được giao kết theo một trong các loại sau đây:
a) Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên không xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng;
b) Hợp đồng lao động xác định thời hạn là hợp đồng mà trong đó hai bên xác định thời hạn, thời điểm chấm dứt hiệu lực của hợp đồng trong thời gian không quá 36 tháng kể từ thời điểm có hiệu lực của hợp đồng.
Khi hợp đồng lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều này hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì thực hiện như sau:
a) Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn, hai bên phải ký kết hợp đồng lao động mới; trong thời gian chưa ký kết hợp đồng lao động mới thì quyền, nghĩa vụ và lợi ích của hai bên được thực hiện theo hợp đồng đã giao kết;
b) Nếu hết thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn mà hai bên không ký kết hợp đồng lao động mới thì hợp đồng đã giao kết theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
c) Trường hợp hai bên ký kết hợp đồng lao động mới là hợp đồng lao động xác định thời hạn thì cũng chỉ được ký thêm 01 lần, sau đó nếu người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì phải ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn, trừ hợp đồng lao động đối với người được thuê làm giám đốc trong doanh nghiệp có vốn nhà nước và trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 149, khoản 2 Điều 151 và khoản 4 Điều 177 của Bộ luật này.“
Theo đó, việc ký kết hợp đồng lao động xác định thời hạn chỉ tối đa 2 lần, sau đó nếu tiếp tục làm việc, người lao động và người sử dụng lao động phải ký kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
Theo quy định tại Điều 14 Bộ luật Lao động 2019 thì người lao động và người sử dụng lao động phải giao kết hợp đồng lao động bằng văn bản trong 04 trường hợp sau:
– Hợp đồng lao động sử dụng người lao động dưới 15 tuổi theo quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 145 Bộ luật Lao động 2019.
– Hợp đồng lao động với người giúp việc gia đình theo quy định tại Khoản 1 Điều 162 Bộ luật Lao động 2019.
– Hợp đồng lao động được giao kết theo quy định tại Khoản 2 Điều 18 Bộ luật Lao động 2019.
– Hợp đồng lao động giao kết với những người lao động khác có thời hạn từ 01 tháng trở lên.
Các trường hợp còn lại thì người lao động và người sử dụng lao động có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói.
Theo khoản 2 Điều 9 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định về việc xử phạt đối với hành vi vi phạm quy định về giao kết hợp đồng lao động như sau:
“2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
a) Giữ bản chính giấy tờ tùy thân, văn bằng hoặc chứng chỉ của người lao động khi giao kết hoặc thực hiện hợp đồng lao động;
b) Buộc người lao động thực hiện biện pháp bảo đảm bằng tiền hoặc tài sản khác cho việc thực hiện hợp đồng lao động;
c) Giao kết hợp đồng lao động với người lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi mà không có sự đồng ý bằng văn bản của người đại diện theo pháp luật của người đó.”
Lưu ý: theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP, mức phạt quy định trên đây là mức phạt đối với cá nhân. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Như vậy, theo quy định nêu trên, nếu công ty giữ bản chính giấy tờ tùy thân của người lao động thì có thể sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ 40 – 50 triệu đồng (mức phạt đối với tổ chức), đối với cá nhân thì mức phạt tiền sẽ từ 20 – 25 triệu đồng. Bên cạnh đó, theo điểm d khoản 3 Điều 9 Nghị định 12/2022/NĐ-CP thì công ty còn phải trả lại bản chính giấy tờ tùy thân đã giữ của người lao động.