Một trong những phương thức phân phối sản phẩm thông dụng hiện nay của các nhà sản xuất là tìm đến các đại lý môi giới để bán sản phẩm của mình. Tuy nhiên, trong trường hợp lỗi sản phẩm phát sinh khi khách hàng tiêu dùng; bên nào sẽ phải có trách nhiệm bồi thường? Ví dụ như trường hợp mua phải sữa uống bị ngộ độc dưới đây. Vậy, mua phải sữa hỏng, đòi bồi thường từ đại lý hay công ty? Phòng tư vấn pháp lý luật doanh nghiệp của Luật sư X xin tư vấn như sau.
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Câu hỏi
Chào Luật sư X,
Tôi có mua một hộp sữa ở đại lý sữa gần nhà cho con trai uống. Khi thằng bé uống sữa xong thì có triệu chứng ngộ độc như đau bụng, nôn mửa, đi ngoài. Tôi có tìm hiểu thì do đây là sữa từ đạm thực vật, không phải bột sữa bò giống như những loại sữa thông thường khác; nên cần phải bảo quản trong điều kiện đặc biệt. Tuy nhiên, đại lý này không biết về thông tin trên nên đã không bảo quản đúng, dẫn đến sữa bị hỏng. Trong trường hợp này, tôi muốn đòi bồi thường thì nên đòi bên đại lý hay bên công ty sản xuất sữa?
Mong luật sư giải đáp.
Mua phải sữa hỏng, đòi bồi thường từ đại lý hay công ty?
Nghĩa vụ của bên giao đại lý
Theo luật thương mại 2005 có quy định về nghĩa vụ của bên giao đại lý:
Điều 173. Nghĩa vụ của bên giao đại lý
Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên giao đại lý có các nghĩa vụ sau đây:
1. Hướng dẫn, cung cấp thông tin, tạo điều kiện cho bên đại lý thực hiện hợp đồng đại lý;
2. Chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa của đại lý mua bán hàng hóa, chất lượng dịch vụ của đại lý cung ứng dịch vụ;
3. Trả thù lao và các chi phí hợp lý khác cho bên đại lý;
4. Hoàn trả cho bên đại lý tài sản của bên đại lý dùng để bảo đảm (nếu có) khi kết thúc hợp đồng đại lý;
5. Liên đới chịu trách nhiệm về hành vi vi phạm pháp luật của bên đại lý, nếu nguyên nhân của hành vi vi phạm pháp luật đó có một phần do lỗi của mình gây ra.
Nghĩa vụ của bên đại lý
Theo luật thương mại 2005 có quy định về nghĩa vụ của bên đại lý:
Điều 175. Nghĩa vụ của bên đại lý
Trừ trường hợp có thỏa thuận khác, bên đại lý có các nghĩa vụ sau đây:
1. Mua, bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ cho khách hàng theo giá hàng hóa, giá cung ứng dịch vụ do bên giao đại lý ấn định;
2. Thực hiện đúng các thỏa thuận về giao nhận tiền, hàng với bên giao đại lý;
3. Thực hiện các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự theo quy định của pháp luật;
4. Thanh toán cho bên giao đại lý tiền bán hàng đối với đại lý bán; giao hàng mua đối với đại lý mua; tiền cung ứng dịch vụ đối với đại lý cung ứng dịch vụ;
5. Bảo quản hàng hoá sau khi nhận đối với đại lý bán hoặc trước khi giao đối với đại lý mua; liên đới chịu trách nhiệm về chất lượng hàng hóa của đại lý mua bán hàng hóa, chất lượng dịch vụ của đại lý cung ứng dịch vụ trong trường hợp có lỗi do mình gây ra;
6. Chịu sự kiểm tra, giám sát của bên giao đại lý và báo cáo tình hình hoạt động đại lý với bên giao đại lý;
7. Trường hợp pháp luật có quy định cụ thể về việc bên đại lý chỉ được giao kết hợp đồng đại lý với một bên giao đại lý đối với một loại hàng hóa hoặc dịch vụ nhất định thì phải tuân thủ quy định của pháp luật đó.
Trách nhiệm sản phẩm thuộc về bên nào?
Theo khoản 5 điều 173 và 175 luật thương mại 2005; thì hai bên đại lý và công ty phải chịu trách nhiệm liên đới đối với trường hợp khách hàng bị ngộ độc do sữa hỏng. Như vậy, trường hợp của chị có thể đòi bồi thường từ đại lý hoặc công ty đều được.
Hy vọng bài viết sẽ có ích cho bạn đọc!
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Phần lỗi sau đó xác định dựa trên hợp đồng đại lý giữa hai bên nhà cung cấp và đại lý. Nếu điều khoản hợp đồng không nhắc đến việc bảo quản sữa đúng quy trình thì bên đại lý sau khi bồi thường cho khách có thể đòi khoản tiền từ phía nhà cung cấp (nếu khách hàng đòi bồi thường từ đại lý). Ngược lại, nếu điều khoản hợp đồng có nhắc đến việc bảo quản sữa đúng quy trình mà bên đại lý không thực hiện thì phải bồi thường cho khách hàng và không được đòi bồi hoàn từ nhà cung cấp.
Trừ trường hợp có thoả thuận khác, thù lao đại lý được trả cho bên đại lý dưới hình thức hoa hồng hoặc chênh lệch giá.
Trừ trường hợp có thoả thuận khác, thời hạn đại lý chỉ chấm dứt sau một thời gian hợp lý nhưng không sớm hơn sáu mươi ngày, kể từ ngày một trong hai bên thông báo bằng văn bản cho bên kia về việc chấm dứt hợp đồng đại lý.
Trừ trường hợp có thoả thuận khác, việc thanh toán tiền hàng, tiền cung ứng dịch vụ và thù lao đại lý được thực hiện theo từng đợt sau khi bên đại lý hoàn thành việc mua, bán một khối lượng hàng hoá hoặc cung ứng một khối lượng dịch vụ nhất định.