Sức khỏe là sự ưu tiên hàng đầu của các nhà tuyển dụng khi tuyển chọn người lao động. Người lao động cần phải khám sức khỏe xin việc để xem sức khỏe hiện tại có phù hợp với công việc hay không? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề “Quy định khám sức khỏe xin việc” qua bài viết sau đây nhé!
Quy định khám sức khỏe xin việc
Hiện nay, nhiều nhà tuyển dụng yêu cầu nộp giấy khám sức khỏe xin việc bên cạnh các loại CV, cover letter và một số hồ sơ khác. Loại hình giấy khám sức khỏe này là một phần trong bộ hồ sơ xin việc, đã được Nhà nước quyết định theo Thông tư 14/2013/TT-BYT của Bộ Y tế. Khi khám sức khỏe xin việc, người lao động sẽ được khám tổng quát. Qua đó, những xét nghiệm Y học cơ bản sẽ đảm bảo về sức khỏe đạt chuẩn của người lao động. Nhà tuyển dụng cũng sẽ biết ứng viên có mắc bệnh truyền nhiễm hay có bệnh nền nguy hiểm không. Nhất là đối với những nhóm ngành đặc thù, chẳng hạn như: Quân đội, Công an, Xây dựng, Nghiên cứu khoa học…
Giấy khám sức khỏe là gì?
Khám sức khỏe khi xin việc là hình thức khám tổng quát, xét nghiệm cơ bản, đảm bảo cơ thể người lao động khỏe mạnh, đủ năng lực để làm việc, không mắc các bệnh truyền nhiễm, bệnh nguy hiểm. Theo Thông tư 14/2013/TT-BYT của Bộ Y tế, giấy khám sức khỏe được nộp kèm với hồ sơ xin việc để nhà tuyển dụng sàng lọc trước khi quyết định phỏng vấn, đảm bảo ứng viên có sức khỏe phù hợp với vị trí ứng tuyển.
Thông tin cần có trong giấy khám sức khỏe xin việc
Mỗi doanh nghiệp sẽ có kiểu khám sức khỏe khác nhau, tùy vào tính chất công việc. Nhìn chung, giấy khám sức khỏe xin việc sẽ có nội dung cơ bản sau:
Về hình thức: Văn bản này do phòng khám, bệnh viện cung cấp, trên mẫu giấy khám sức khỏe xin việc sẽ có ảnh 4×6 của người lao động chụp trên phông nền trắng và không quá 6 tháng.
Về nội dung: Nội dung khám được chia ra cho 2 đối tượng: Trên 18 tuổi và dưới 18 tuổi. Người dưới 18 tuổi chỉ cần xét nghiệm mắt, tai – mũi – họng, răng hàm mặt là được. Còn đối với người lao động trên 18 tuổi, bạn cần thực hiện các quy trình sau:
- Nội khoa
- Ngoại khoa
- Phụ khoa (đối với nữ)
- Răng hàm mặt
- Tai, mũi, họng
- Da liễu
- Xét nghiệm máu và nước tiểu
- Yêu cầu đối với giấy khám sức khỏe xin việc
Giấy khám sức khỏe được cấp ngay sau khi khám xong, người lao động nhanh chóng biết được tình trạng sức khỏe của mình. Trong hồ sơ xin việc phải được cấp trong vòng 6 tháng gần nhất. Một số doanh nghiệp có mẫu khám sức khỏe riêng, ứng viên có thể sử dụng và yêu cầu bệnh viện khám dựa trên nội dung có trong mẫu.
Nhiều ứng viên thắc mắc giấy khám sức khỏe có công chứng được không thì theo luật, đây là văn bản có thể chứng thực, tuy nhiên bạn cần xem xét về thời gian cấp giấy khám đúng quy định ban hành. Hiện nay, nhu cầu khám sức khỏe xin việc ngày càng phổ biến, phần lớn cơ sở y tế đều có dịch vụ riêng cho người lao động. Phí khám sức khỏe dao động từ 80.000 đến 120.000 đồng.
Giấy khám sức khỏe là quy định bắt buộc với người lao động. Nếu có ý định ứng tuyển, bạn nên tiến hành khám sớm để hoàn chỉnh hồ sơ.
Khám sức khỏe trước khi bố trí công việc
Căn cứ theo khoản 3, 6 Điều 21 Luật An toàn vế sinh lao động có quy định:
3. Người sử dụng lao động tổ chức khám sức khỏe cho người lao động trước khi bố trí làm việc và trước khi chuyển sang làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hơn hoặc sau khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp đã phục hồi sức khỏe, tiếp tục trở lại làm việc, trừ trường hợp đã được Hội đồng y khoa khám giám định mức suy giảm khả năng lao động.
6. Chi phí cho hoạt động khám sức khỏe, khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, điều trị bệnh nghề nghiệp cho người lao động do người sử dụng lao động chi trả quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 5 Điều này được hạch toán vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp và hạch toán vào chi phí hoạt động thường xuyên đối với cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp không có hoạt động dịch vụ.
Và căn cứ theo Chương II Thông tư 28/2016/TT-BYT Quy định Khám sức khỏe trước khi bố trí công việc.
Căn cứ theo Điều 5 TT 28/2016/TT-BYT quy định nội dung khám:
1. Khám sức khỏe trước khi bố trí làm việc thực hiện theo nội dung của mẫu Phiếu khám sức khỏe quy định tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Ngoài các nội dung quy định tại Khoản 1 Điều này, bác sỹ Trưởng đoàn khám chỉ định khám chuyên khoa phù hợp với vị trí làm việc của người lao động.
3. Căn cứ vị trí làm việc của người lao động và chỉ định khám chuyên khoa của Trưởng đoàn khám, người thực hiện khám chuyên khoa có thể chỉ định thực hiện xét nghiệm cận lâm sàng (xét nghiệm, chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng) phù hợp với vị trí làm việc của người lao động đó.
4. Trường hợp người lao động đã được khám sức khỏe theo hướng dẫn tại Thông tư số14/2013/TT-BYT ngày 05 tháng 6 năm 2013 của Bộ Y tế hướng dẫn khám sức khỏe (sau đây gọi tắt là Thông tư 14/2013/TT-BYT) thì sử dụng kết quả khám sức khỏe còn giá trị và thực hiện khám chuyên khoa theo quy định tại Khoản 2 Điều này.
Vậy căn cứ theo quy định trên thì doanh nghiệp trước khi bố trí nhân viên vào làm công việc nặng nhọc độc hại phải tổ chức khám sức khỏe cho người lao động.
Những nội dung cần chú ý trong giấy khám sức khỏe
Để điền thông tin đúng chuẩn vào mẫu giấy khám sức khỏe, người lao động cần chú ý những nội dung sau:
- Viết chữ in hoa tại mục họ và tên, chú ý ghi đúng tên trong giấy khai sinh hoặc thẻ căn cước công dân
- Tương tự, ghi đúng thông tin giới tính, ngày tháng năm sinh, địa chỉ thường trú theo giấy tờ nhân thân
- Điền “Xin việc” vào mục lý do đi khám sức khỏe
- Ghi chú chính xác về tiền sử sức khỏe, bao gồm: thời gian tiêm chủng ngừa vaccine, đã từng phẫu thuật gì chưa, có dị ứng với thực phẩm như thế nào…
- Nếu gia đình có tiền sử bệnh nền thì nên ghi chú luôn vào để có xét nghiệm đúng đắn
Giấy khám sức khỏe có thời hạn bao lâu?
Pháp luật hiện hành cho biết thời sử dụng giấy khám sức khỏe là trong vòng 12 tháng kể từ ngày đi khám. Nếu đã quá thời hạn cho phép thì người lao động phải ngay lập tức đi xin giấy mới. Thông thường, giấy khám sức khỏe được cấp ngay sau khi khám xong. Còn trong hồ sơ xin việc thì nhà tuyển dụng hay yêu cầu giấy khám bệnh cập nhật trong vòng 6 tháng gần đây nhất.
Cần chuẩn bị gì khi đi lấy giấy khám sức khỏe xin việc?
Khi đi khám sức khỏe tổng quát, bạn cần chuẩn bị đầy đủ giấy tờ nhân thân. Nội dung chuẩn bị bao gồm: chứng minh thư nhân dân/căn cước công dân, hộ khẩu thường trú, giấy khai sinh, bảo hiểm y tế và ảnh thẻ 4×6. Nhớ mang thêm 3 – 4 ảnh để đề phòng lúc cần thiết. Ngoài ra, tất cả giấy tờ đều phải còn thời hạn, có tình trạng nguyên vẹn và khớp với thông tin của bạn.
Những lưu ý sau sẽ giúp bạn có được buổi khám tổng quát hiệu quả, diễn ra nhẹ nhàng và nhanh chóng:
- Tránh ăn nhiều đồ ngọt trước khi đi khám để không làm tăng lượng đường trong máu
- Tránh uống nhiều nước để bị đầy bụng
- Nên sử dụng trang phục rộng rãi và thoải mái
- Trước lúc khám từ 5 – 7 ngày thì không được sử dụng đồ uống có cồn
- Nhịn ăn, uống trước đó 12 tiếng trong trường hợp phải nội soi dạ dày
- Giữ tinh thần thoải mái, ổn định
Quy trình khám sức khỏe xin việc
Có thể chia nội dung khám sức khỏe xin việc thành 2 phần. Nếu người lao động dưới 18 tuổi thì chỉ cần xét nghiệm tai – mũi – họng, kiểm tra mắt và răng hàm mặt.
Còn người lao động trên 18 tuổi thì phải đi theo quy trình sau:
- Khám sức khỏe nội khoa
- Khám sức khỏe ngoại khoa
- Khám sức khỏe phụ khoa (đối với nữ giới)
- Xét nghiệm da liễu
- Xét nghiệm máu
- Xét nghiệm nước tiểu
- Kiểm tra răng hàm mặt
- Kiểm tra tai, mũi, họng
Nên xin giấy khám sức khỏe xin việc làm ở đâu?
Mẫu giấy khám sức khỏe thường được bán kèm trong bộ hồ sơ tuyển dụng tại nhà sách, siêu thị, cửa hàng văn phòng phẩm. Tuy nhiên, nếu nhà tuyển dụng có sẵn mấy giấy khám riêng thì nên tự in ra và yêu cầu bác sĩ ghi chú lại vào đó. Người lao động còn có thể mua giấy khám sức khỏe tại nơi đi khám. Chú ý loại giấy khám sức khỏe đạt chuẩn phải ở khổ A3.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Mua giấy khám sức khỏe xin việc
- Giấy khám sức khoẻ có hiệu lực bao lâu?
- Sức khỏe loại 3 có đi nghĩa vụ quân sự không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là bài viết Luật sư X tư vấn về “Quy định khám sức khỏe xin việc“. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Đội ngũ luật sư của Công ty Luật sư X luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc liên quan đến dịch vụ Xác nhận tình trạng hôn nhân Đồng Nai, xác nhận tình trạng độc thân,… của bạn. Nếu có những vấn đề nào chưa rõ cần được tư vấn thêm quý độc giả hãy liên hệ ngay tới hotline … để được các chuyên gia pháp lý của Luật sư X tư vấn trực tiếp.
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại Khoản 4 Điều 1 Thông tư 14/2013/TT-BYT, việc khám sức khỏe chỉ được thực hiện tại cơ sở khám bệnh chữa bệnh đáp ứng hai điều kiện sau đây:
Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải được cấp giấy phép hoạt động.
Cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có đủ điều kiện theo quy định để thực hiện việc khám sức khỏe như các điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị (phòng khám lâm sàng, cận lâm sàng từng chuyên khoa phù hợp, cơ sở vật chất và thiết bị thiếu yếu theo quy định) và đủ điều kiện về chuyên môn thực hiện việc khám sức khỏe.
Căn cứ quy định tại Phụ lục 02 Ban hành kèm theo Thông tư liên tịch 24/2015/TTLT-BYT-BGTVT về mẫu giấy khám sức khỏe của người lái xe thì giấy khám sức khỏe lái xe A1 có giá trị sử dụng trong vòng 06 tháng kể từ ngày ký kết luận.
Điều 21 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định rõ trách nhiệm người sử dụng lao động bắt buộc phải khám sức khỏe định kỳ cho nhân viên. Theo đó:
– Doanh nghiệp phải tổ chức khám sức khỏe ít nhất một lần/năm;
– Đối với người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm hoặc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm; người khuyết tật; lao động chưa thành niên; lao động cao tuổi được khám sức khỏe ít nhất 06 tháng một lần.
Các doanh nghiệp có chế độ phúc lợi tốt có thể tổ chức khám sức khỏe cho nhân viên nhiều hơn số lần theo quy định của pháp luật.