Bộ Lao động – Thương binh và xã hội là cơ quan nhà nước thực hiện các chức năng theo chính sách và chủ trương của nhà nước. Tuy nhiên, nhiều người vẫn chưa nắm rõ pháp luật quy định về vai trò của cơ quan này như thế nào. Cụ thể, theo quy định, Vị trí và chức năng của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội được quy định như thế nào? Cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội gồm những bộ phận nào? Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội là gì?Bài viết “Vị trí và chức năng của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội” sau đây của Luật sư X sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc về vấn đề này, mời quý bạn đọc cùng tham khảo nhé. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Bộ Lao động Thương binh và Xã hội là gì?
Theo Điều 1 14/2017/NĐ-CP quy định vị trí và chức năng của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: Lao động, tiền lương; việc làm, giáo dục nghề nghiệp; bảo hiểm xã hội; an toàn, vệ sinh lao động; người có công; bảo trợ xã hội; trẻ em; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn xã hội (sau đây gọi chung là lĩnh vực lao động, người có công và xã hội) trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ sự nghiệp công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ.
Bộ Lao động Thương binh và Xã hội tiếng anh là “Ministry of Labor, War Invalids, & Social Welfare”.
Cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động Thương binh và Xã hội
Về cơ cấu tổ chức của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thì tại Điều 3 Nghị định 62/2022/NĐ-CP quy định bao gồm:
Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội có 17 đơn vị hành chính giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý Nhà nước gồm: Vụ Bảo hiểm xã hội; Vụ Bình đẳng giới; Vụ Pháp chế; Vụ Hợp tác quốc tế; Vụ Tổ chức cán bộ; Vụ Kế hoạch – Tài chính; Văn phòng; Thanh tra; Cục Quan hệ lao động và Tiền lương; Cục Việc làm; Cục Quản lý lao động ngoài nước; Cục An toàn lao động; Cục Người có công; Cục Bảo trợ xã hội; Cục Trẻ em; Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội; Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp.
Vụ Kế hoạch – Tài chính có 03 phòng.
Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội trình Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp.
Bộ trưởng Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các Vụ, Văn phòng, Thanh tra, Cục, đơn vị sự nghiệp công lập và các đơn vị khác thuộc bộ theo quy định của pháp luật.
Vị trí và chức năng của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
Vị trí của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về các lĩnh vực: lao động, tiền lương; việc làm; giáo dục nghề nghiệp; bảo hiểm xã hội; an toàn, vệ sinh lao động; người có công; bảo trợ xã hội; trẻ em; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn xã hội (sau đây gọi chung là lĩnh vực lao động, người có công và xã hội) trong phạm vi cả nước; quản lý nhà nước các dịch vụ sự nghiệp công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ.
Chức năng của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
Theo đó, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về các lĩnh vực: Lao động, tiền lương; việc làm; giáo dục nghề nghiệp; bảo hiểm xã hội; an toàn, vệ sinh lao động; người có công; bảo trợ xã hội; trẻ em; bình đẳng giới; phòng, chống tệ nạn xã hội (lĩnh vực lao động, người có công và xã hội) trong phạm vi cả nước; quản lý Nhà nước các dịch vụ sự nghiệp công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý Nhà nước của bộ.
Trong lĩnh vực lao động, tiền lương, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội có nhiệm vụ hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về hợp đồng lao động, kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất, đối thoại tại nơi làm việc, thương lượng tập thể, thỏa ước lao động tập thể và giải quyết tranh chấp lao động; hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về mức lương tối thiểu và chính sách tiền lương đối với người lao động trong doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động; hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật lao động đối với lao động nữ, lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi, lao động là người khuyết tật, lao động là người giúp việc gia đình và một số lao động khác…
Đối với lĩnh vực việc làm, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội có nhiệm vụ hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về việc làm; tuyển dụng và quản lý người lao động Việt Nam; thống nhất quản lý người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam; hướng dẫn và tổ chức thu thập, lưu trữ, tổng hợp, phân tích, dự báo, công bố các thông tin thị trường lao động thuộc ngành, lĩnh vực phụ trách ngoài các thông tin thị trường lao động thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia; ban hành quy chế quản lý, khai thác sử dụng và phổ biến thông tin thị trường lao động; hướng dẫn việc thực hiện các quy định của pháp luật về tổ chức và hoạt động dịch vụ việc làm; hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp…
Trong lĩnh vực bảo trợ xã hội, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội hướng dẫn và tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về trợ giúp xã hội, giảm nghèo, công tác xã hội, người cao tuổi, người khuyết tật, đối tượng bảo trợ xã hội; hướng dẫn và tổ chức thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình, đề án về trợ giúp xã hội, công tác xã hội, người cao tuổi, người khuyết tật, đối tượng bảo trợ xã hội do Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội là cơ quan chủ quản, chủ trì thực hiện; hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về mức chuẩn trợ giúp xã hội tại cộng đồng và tại các cơ sở trợ giúp xã hội; hướng dẫn việc đăng ký, quản lý và cấp phép việc thành lập và hoạt động của các cơ sở trợ giúp xã hội…
Nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội
Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại Nghị định số 123/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 9 năm 2016 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của bộ, cơ quan ngang bộ, Nghị định số 101/2020/NĐ-CP ngày 28 tháng 8 năm 2020 của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 123/2016/NĐ-CP và những nhiệm vụ, quyền hạn cụ thể sau đây:
1. Trình Chính phủ các dự án luật, dự thảo nghị quyết của Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, dự thảo nghị định của Chính phủ theo chương trình xây dựng pháp luật hàng năm của bộ đã được phê duyệt và các nghị quyết, dự án, đề án theo sự phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
2. Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ chiến lược, quy hoạch ngành quốc gia, kế hoạch phát triển dài hạn, trung hạn, hàng năm và các dự án, công trình quan trọng quốc gia về ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ.
3. Trình Thủ tướng Chính phủ dự thảo quyết định, chỉ thị, chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình quốc gia, chương trình hành động quốc gia và các văn bản khác về ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ hoặc theo phân công của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ.
4. Ban hành thông tư và các văn bản khác về quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực do bộ quản lý.
5. Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra và tổ chức thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình mục tiêu quốc gia, chương trình quốc gia, chương trình hành động quốc gia, các dự án, công trình quan trọng quốc gia sau khi được phê duyệt; thông tin, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về các lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ theo quy định của pháp luật chuyên ngành.
6. Lĩnh vực lao động, tiền lương:
a) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về hợp đồng lao động, kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất, đối thoại tại nơi làm việc, thương lượng tập thể, thỏa ước lao động tập thể và giải quyết tranh chấp lao động;
b) Hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về mức lương tối thiểu và chính sách tiền lương đối với người lao động trong doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động;
c) Hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật lao động đối với lao động nữ, lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi, lao động là người khuyết tật, lao động là người giúp việc gia đình và một số lao động khác;
d) Hướng dẫn việc đăng ký và quản lý nhà nước đối với hoạt động của các tổ chức đại diện người lao động theo quy định của pháp luật lao động; thực hiện nhiệm vụ đầu mối quốc gia về lĩnh vực lao động trong quá trình Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại quốc tế;
đ) Hướng dẫn về tiền lương, tiền thưởng và thù lao đối với người lao động, người quản lý trong doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nhà nước.
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu bị hạn chế khi nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là bài viết tư vấn về “Vị trí và chức năng của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội”. Nếu cần giải quyết tư vấn pháp lý nhanh gọn các vấn đề liên quan tới hồ sơ đăng ký bản quyền tác giả, thì hãy liên hệ ngay tới Luật sư X để chúng tôi nhanh chóng tư vấn hỗ trợ và giải quyết vụ việc. Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7, giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.
Mời quý khách liên hệ đến hotline của Luật sư X: 0833.102.102 hoặc liên hệ qua các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Bộ Lao động- Thương binh và Xã hội có 17 đơn vị hành chính giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý Nhà nước gồm: Vụ Bảo hiểm xã hội; Vụ Bình đẳng giới; Vụ Pháp chế; Vụ Hợp tác quốc tế; Vụ Tổ chức cán bộ; Vụ Kế hoạch – Tài chính; Văn phòng; Thanh tra; Cục Quan hệ lao động và Tiền lương; Cục Việc làm; Cục Quản lý lao động ngoài nước; Cục An toàn lao động; Cục Người có công; Cục Bảo trợ xã hội; Cục Trẻ em; Cục Phòng, chống tệ nạn xã hội; Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp.
Về lĩnh vực bình đẳng giới:
a) Hướng đẫn thực hiện về bình đẳng giới theo quy định của pháp luật;b) Tham gia đánh giá việc lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong xây dựng văn bản quy phạm pháp luật;
c) Tổng kết, báo cáo cơ quan có thẩm quyền về thực hiện bình đẳng giới theo quy định của pháp luật.
Lĩnh vực việc làm:
a) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về việc làm; tuyển dụng và quản lý người lao động Việt Nam; thống nhất quản lý người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam;
b) Hướng dẫn và tổ chức thu thập, lưu trữ, tổng hợp, phân tích, dự báo, công bố các thông tin thị trường lao động thuộc ngành, lĩnh vực phụ trách ngoài các thông tin thị trường lao động thuộc hệ thống chỉ tiêu thống kê quốc gia; ban hành quy chế quản lý, khai thác sử dụng và phổ biến thông tin thị trường lao động;
c) Hướng dẫn việc thực hiện các quy định của pháp luật về tổ chức và hoạt động dịch vụ việc làm;
d) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về bảo hiểm thất nghiệp;
đ) Hướng dẫn việc quản lý, sử dụng Quỹ quốc gia về việc làm theo quy định của pháp luật.