Chào luật sư, tôi đang tìm hiểu pháp luật về dân sự. Tôi không phải là dân luật nên rất nhiều kiến thức không nắm rõ. Tôi đang nghiên cứu về vấn đề dân sự. Hôm trước đi gặp gỡ bạn bè, có bạn thắc mắc. Xây dựng nhà trái phép là vi phạm dân sự không? Tôi suy nghĩ mà thấy cứ phân vân. Nên tôi gửi câu hỏi muốn nhờ luật sư tư vấn. Rất mong nhận được câu trả lời từ luật sư.
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X nhé!
Căn cứ pháp lý
Xây dựng nhà trái phép là vi phạm dân sự không?
Vi phạm dân sự là sự xâm phạm đến các quan hệ nhân thân và tài sản được quy định chung trong bộ luật Dân sự và quan hệ pháp luật dân sự khác được pháp luật bảo vệ, như quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp.
Theo đó, xây dựng nhà thuộc phạm vi của luật xây dựng và nếu có hành vi Xây dựng nhà trái phép sẽ bị xử phạt theo luật hành chính.
Quy định về xử phạt hành vi xây dựng nhà trái phép
Căn cứ khoản 1 Điều 3 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 quy định về nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính như sau:
- Nguyên tắc xử phạt vi phạm hành chính bao gồm:
- Mọi vi phạm hành chính phải được phát hiện, ngăn chặn kịp thời và phải bị xử lý nghiêm minh, mọi hậu quả do vi phạm hành chính gây ra phải được khắc phục theo đúng quy định của pháp luật;
- Việc xử phạt vi phạm hành chính được tiến hành nhanh chóng, công khai, khách quan, đúng thẩm quyền, bảo đảm công bằng, đúng quy định của pháp luật;
- Việc xử phạt vi phạm hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, đối tượng vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng;
- Chỉ xử phạt vi phạm hành chính khi có hành vi vi phạm hành chính do pháp luật quy định.
Một hành vi vi phạm hành chính chỉ bị xử phạt một lần.
Nhiều người cùng thực hiện một hành vi vi phạm hành chính thì mỗi người vi phạm đều bị xử phạt về hành vi vi phạm hành chính đó.
Một người thực hiện nhiều hành vi vi phạm hành chính hoặc vi phạm hành chính nhiều lần thì bị xử phạt về từng hành vi vi phạm, trừ trường hợp hành vi vi phạm hành chính nhiều lần được Chính phủ quy định là tình tiết tăng nặng (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020);
- Người có thẩm quyền xử phạt có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân, tổ chức bị xử phạt có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính;
- Đối với cùng một hành vi vi phạm hành chính thì mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
- Nguyên tắc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính bao gồm:
- Cá nhân chỉ bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính nếu thuộc một trong các đối tượng quy định tại các điều 90, 92, 94 và 96 của Luật này;
- Việc áp dụng các biện pháp xử lý hành chính phải được tiến hành theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
- Việc quyết định thời hạn áp dụng biện pháp xử lý hành chính phải căn cứ vào tính chất, mức độ, hậu quả vi phạm, nhân thân người vi phạm và tình tiết giảm nhẹ, tình tiết tăng nặng;
- Người có thẩm quyền áp dụng biện pháp xử lý hành chính có trách nhiệm chứng minh vi phạm hành chính. Cá nhân bị áp dụng biện pháp xử lý hành chính có quyền tự mình hoặc thông qua người đại diện hợp pháp chứng minh mình không vi phạm hành chính.
Như vậy, xây dựng trái phép là hành vi vi phạm hành chính, do đó, nguyên tắc xử lý vi phạm hành chính sẽ được áp dụng đối với hành vi xây dựng trái phép và nguyên tắc được quy định như trên.
Xây dựng nhà trái phép bị phạt như thế nào?
Căn cứ khoản 7, khoản 15 Điều 16 Nghị định 16/2022/NĐ-CP thì xây dựng trái phép bị phạt hành chính, cụ thể:
“Điều 16. Vi phạm quy định về trật tự xây dựng
…
Xử phạt đối với hành vi tổ chức thi công xây dựng công trình không có giấy phép xây dựng mà theo quy định phải có giấy phép xây dựng như sau:
a) Phạt tiền từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ;
b) Phạt tiền từ 80.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với xây dựng nhà ở riêng lẻ trong khu bảo tồn, khu di tích lịch sử – văn hóa hoặc công trình xây dựng khác;
c) Phạt tiền từ 120.000.000 đồng đến 140.000.000 đồng đối với xây dựng công trình có yêu cầu phải lập báo cáo nghiên cứu khả thi đầu tư xây dựng hoặc công trình phải lập báo cáo kinh tế – kỹ thuật đầu tư xây dựng.
…
Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc che chắn theo quy định và khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường (nếu có) với hành vi quy định tại khoản 1 Điều này;
b) Buộc thực hiện thủ tục điều chỉnh hoặc gia hạn giấy phép xây dựng hoặc buộc công khai giấy phép xây dựng theo quy định với hành vi quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều này;
c) Buộc phá dỡ công trình, phần công trình xây dựng vi phạm với các hành vi quy định tại khoản 4, khoản 6, khoản 7, khoản 8 (mà hành vi vi phạm đã kết thúc), khoản 9, khoản 10, khoản 12, khoản 13 Điều này.
Đối với hành vi quy định tại khoản 4, khoản 6, khoản 7 và khoản 8 Điều này mà đang thi công xây dựng thì ngoài việc bị phạt tiền theo quy định còn phải tuân theo trình tự, thủ tục quy định tại Điều 81 Nghị định này.
…”
Như vậy, xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp sẽ bị phạt lên đến 80.000.000 đồng đối với cá nhân vi phạm và bị áp dụng biện pháp phá dỡ công trình, phần công trình xây dựng.
Hồ sơ hợp thức hóa nhà ở không phép
Để hợp thức hóa nhà ở xây không phép, theo điểm a khoản 1 Điều 102 Luật Xây dựng 2014, Điều 46 Nghị định 15/2021 và khoản 1 Điều 81 Nghị định 16/2022, chủ đầu tư cần chuẩn bị hai bộ hồ sơ gồm các giấy tờ sau:
- Đơn đề nghị cấp giấy phép xây dựng theo quy định tại Mẫu số 01 Phụ lục II Nghị định này.
- Một trong những giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật về đất đai (ví dụ sổ hồng).
- Hai bộ bản vẽ thiết kế xây dựng kèm theo Giấy chứng nhận thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy, chữa cháy kèm theo bản vẽ thẩm duyệt trong trường hợp pháp luật về phòng cháy và chữa cháy có yêu cầu; báo cáo kết quả thẩm tra thiết kế xây dựng trong trường hợp pháp luật về xây dựng có yêu cầu, gồm: Bản vẽ mặt bằng công trình trên lô đất kèm theo sơ đồ vị trí công trình; bản vẽ mặt bằng các tầng, các mặt đứng và mặt cắt chính của công trình; bản vẽ mặt bằng móng và mặt cắt móng kèm theo sơ đồ đấu nối hệ thống hạ tầng kỹ thuật bên ngoài công trình gồm cấp nước, thoát nước, cấp điện; đối với công trình xây dựng có công trình liền kề phải có bản cam kết bảo đảm an toàn đối với công trình liền kề.
- Giấy tờ chứng minh đã hoàn thành việc nộp phạt vi phạm hành chính vì xây nhà không phép.
Thông tin liên hệ
Trên đây là các thông tin của Luật sư X về “Xây dựng nhà trái phép là vi phạm dân sự không?” theo pháp luật hiện hành. Ngoài ra nếu bạn đọc quan tâm tới vấn đề khác liên quan như dịch vụ đổi tên khai sinh,…. , có thể tham khảo và liên hệ tới Luật sư X để được tư vấn, tháo gỡ những khúc mắc một cách nhanh chóng.
Vui lòng liên hệ Hotline: 0833.102.102
Mời bạn xem thêm
- Quy trình xử lý vi phạm xây dựng trên đất nông nghiệp
- Hồ sơ xin cấp phép xây dựng trong khu công nghiệp
- Hồ sơ xin giấy phép xây dựng nhà ở năm 2022 gồm những gì?
Câu hỏi thường gặp
Pháp luật xây dựng không có quy định hay giải thích thế nào là xây dựng không phép, xây dựng trái phép; đây là cách gọi phổ biến của người dân để chỉ 02 hành vi vi phạm sau:
Xây dựng không phép là hành vi của tổ chức, cá nhân khi khởi công xây dựng mà không có giấy phép xây dựng của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, trừ trường hợp được miễn.
Xây dựng trái phép (sai phép) là hành vi của tổ chức, cá nhân khi xây dựng không đúng với giấy phép xây dựng đã được UBND cấp huyện, cấp tỉnh cấp.
Căn cứ Điều 30 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 và điểm a khoản 73 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020 quy định về buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép như sau: “Điều 30. Buộc tháo dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép
Cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính phải phá dỡ công trình, phần công trình xây dựng không có giấy phép hoặc xây dựng không đúng với giấy phép; nếu cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính không tự nguyện thực hiện thì bị cưỡng chế thực hiện.”
Như vậy, phá dỡ công trình xây dựng trái phép là biện pháp khắc phục hậu quả đối với hành vi vi phạm pháp luật. Do đó, xử phạt vi phạm hành chính có bao gồm phá dỡ xây dựng trái phép.