Những tài sản được hình thành trong thời kỳ hôn nhân sẽ là tài sản chung của vợ và chồng. Ngoài tài sản chung, vợ hoặc chồng vẫn sẽ có quyền sở hữu tài sản riêng nếu đó là tài sản thừa kế hay được tặng cho riêng,… Vấn đề tài sản cũng là vấn đề gây ra nhiều tranh chấp giữa các tranh chấp khi ly hôn. Tuy nhiên, có một số trường hợp vợ chồng không có tài sản chung. Vậy Ly hôn không có tài sản chung sẽ gải quyết như thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết sau đây nhé!
Căn cứ pháp lý
Ly hôn là gì?
Theo khoản 14 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình 2014 nêu rõ: Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.
Tòa án là cơ quan duy nhất có trách nhiệm ra phán quyết chấm dứt quan hệ hôn nhân của vợ chồng. Phán quyết ly hôn của Tòa án thể hiện dưới hai hình thức: bản án hoặc quyết định.
– Nếu hai bên vợ chồng thuận tình ly hôn thỏa thuận với nhau giải quyết được tất cả các nội dung quan hệ vợ chồng khi ly hôn thì Tòa án công nhận ra phán quyết dưới hình thức là quyết định.
– Nếu vợ chồng có mâu thuẫn, tranh chấp thì Tòa án ra phán quyết dưới dạng bản án ly hôn.
Như vậy, Ly hôn dược định nghĩa tại Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 theo đó ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án.
Quyền yêu cầu giải quyết ly hôn
Theo Điều 51 Luật hôn nhân và gia đình 2014, những người có quyền yêu cầu giải quyết ly hôn bao gồm
– Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.
– Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.
– Để bảo vệ quyền lợi của người phụ nữ và đứa trẻ, pháp luật quy định chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Ly hôn không có tài sản chung là gì?
Căn cứ vào Điều 55 và Điều 56 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014 thì có hai hình thức ly hôn là ly hôn đơn phương và ly hôn thuận tình. Trong đó :
– Ly hôn đơn phương hay còn gọi là ly hôn theo nhu yếu của một bên là việc ly hôn mà hai vợ, chồng hòa giải tại Tòa không thành và có địa thế căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi đấm đá bạo lực mái ấm gia đình hoặc vi phạm quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của vợ, chồng khiến đời sống hôn nhân gia đình không hề lê dài được .
– Ly hôn thuận tình là việc hai vợ, chồng cùng nhu yếu ly hôn, tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận hợp tác được những yếu tố khác như chia gia tài, trông nom, chăm nom con … Nếu không thỏa thuận hợp tác được hoặc có thỏa thuận hợp tác nhưng không bảo vệ quyền lợi và nghĩa vụ chính đáng của vợ và con thì Tòa án xử lý việc ly hôn .
Có thể thấy, ly hôn đơn phương không tranh chấp tài sản được hiểu là việc khi ly hôn, giữa vợ và chồng không có tranh chấp, mâu thuẫn, tranh cãi với nhau về tài sản chung trong thời kỳ hôn nhân hoặc tài sản riêng của vợ hoặc chồng khi tiến hành ly hôn. Ly hôn không có tài sản chung được hiểu làviệc hai vợ, chồng cùng yêu cầu ly hôn, tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận được các vấn đề khác như chia tài sản, trông nom, chăm sóc con…
Như vậy, so với trường hợp ly hôn không có gia tài chung thì hầu hết thuộc về trường hợp ly hôn thuận tình, tức những bên đã thỏa thuận hợp tác xong về việc chia gia tài mà không cần phải Tòa án đứng ra xử lý hoặc không kiện tụng về yếu tố này. Trên trong thực tiễn, để thủ tục diễn ra thuận tiện, những bên cần phải tuân thủ những pháp lý về ly hôn thuận tình để tránh rắc rối cho mình .
Thủ tục ly hôn không có tài sản chung
Tại khoản 2 Điều 29 Bộ luật Tố tụng dân sự năm 2015 quy định về yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn. Điều này được xác định là một trong những vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án. Do đó, để được Tòa án giải quyết ly hôn theo mẫu đơn ly hôn không có tài sản chung thì hai vợ chồng phải tiến hành các bước như sau:
Bước 1: Chuẩn bị các loại giấy tờ, hồ sơ:
- Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính). Nếu không giữ hoặc không còn thì có thể liên hệ với cơ quan hộ tịch nơi đã đăng ký kết hôn trước đó để cấp bản sao;
- Chứng minh nhân dân của vợ và chồng (bản sao có chứng thực). Nếu không có thì thực hiện theo hướng dẫn của Tòa án để nộp giấy tờ tùy thân khác;
- Giấy khai sinh của các con (nếu có con chung, bản sao có chứng thực);
- Sổ hộ khẩu gia đình (bản sao có chứng thực);
- Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu đối với tài sản chung (nếu có tài sản chung, bản sao có chứng thực).
Bước 2: Nộp hồ sơ đến Tòa án có thẩm quyền giải quyết
Tòa án nơi một trong những bên thuận tình ly hôn, thỏa thuận hợp tác nuôi con, chia gia tài khi ly hôn cư trú, thao tác có thẩm quyền xử lý nhu yếu công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận hợp tác nuôi con, chia gia tài khi ly hôn .
Bước 3: Giải quyết ly hôn
Thông thường, sau khi nhận đơn, thẩm phán sẽ xem xét có thụ lý đơn hay không. Đối với trường hợp chưa thụ lý thì sẽ được lý giải rõ còn trường hợp thụ lý thì sẽ được phân công thẩm phán xử lý. Đồng thời, những bên cần phải nộp án phí để bảo vệ việc thực thi thủ tục diễn ra đúng thời hạn .
Án phí ly hôn khi không chia tài sản là bao nhiêu?
Căn cứ Điều 55 và Điều 56 Luật Hôn nhân và Gia đình năm 2014, có hai hình thức ly hôn là ly hôn đơn phương và ly hôn thuận tình. Trong đó:
– Ly hôn đơn phương hay còn gọi là ly hôn theo yêu cầu của một bên là việc ly hôn mà hai vợ, chồng hòa giải tại Tòa không thành và có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng khiến cuộc sống hôn nhân không thể kéo dài được.
– Ly hôn thuận tình là việc hai vợ, chồng cùng yêu cầu ly hôn, tự nguyện ly hôn và các vấn đề khác như chia tài sản, trông nom, chăm sóc con… đã được thỏa thuận.
Có thể thấy, việc ly hôn thuận tình hay ly hôn đơn phương về cơ bản chỉ khác nhau ở người yêu cầu ly hôn và tính chất của việc ly hôn:
– Người yêu cầu ly hôn: Ly hôn đơn phương là do một bên vợ hoặc chồng yêu cầu còn ly hôn thuận tình là do cả hai vợ, chồng thuận tình.
– Tính chất: Ly hôn đơn phương là khi một trong hai có lỗi khiến cuộc hôn nhân không thể kéo dài được còn ly hôn thuận tình là cả hai vợ chồng tự nguyện ly hôn sau khi đã thỏa thuận được về các vấn đề xung quanh cuộc hôn nhân.
Do bạn không nói rõ, trường hợp của mình là mình bạn muốn ly hôn hay cả hai vợ, chồng cùng muốn ly hôn nên không thể khẳng định bạn nên chọn hình thức nào. Căn cứ vào tình huống thực tế và những phân tích ở trên, mong bạn tìm được hình thức phù hợp với mình.
Còn vấn đề án phí ly hôn được quy định cụ thể tại Nghị quyết 326/2016. Cụ thể:
– Án phí trong vụ án ly hôn đơn phương: Được tính theo hai hình thức có giá ngạch (có phân chia tài sản) và không có giá ngạch (không có phân chia tài sản, chỉ chấm dứt quan hệ hôn nhân…)
– Lệ phí trong ly hôn thuận tình: Là mức phí vợ, chồng phải nộp khi yêu cầu giải quyết ly hôn thuận tình.
Căn cứ Điều 24 Nghị quyết 326, nếu chỉ yêu cầu Tòa án chấm dứt quan hệ hôn nhân mà không có yêu cầu phân chia tài sản là dù ly hôn thuận tình hay ly hôn đơn phương, vợ, chồng cũng chỉ mất án phí/lệ phí Tòa án là 300.000 đồng.
Riêng các vụ án có giá ngạch (có phân chia tài sản chung vợ chồng) thì án phí sẽ căn cứ vào giá trị của tài sản đó với mức thấp nhất là 5% giá trị tài sản; mức cao nhất là 112 triệu đồng và 0,1% của phần giá trị tài sản vượt 04 tỷ đồng.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Ngành công an ly hôn có ảnh hưởng gì không?
- Chồng làm đơn ly hôn có phải bồi thường cho vợ không?
- Thời hạn chia tài sản sau ly hôn
Thông tin liên hệ
Vấn đề “Ly hôn không có tài sản chung” đã được chúng tôi cung cấp qua thông tin bài viết trên. Luật sư X luôn có sự hỗ trợ nhiệt tình từ các chuyên viên tư vấn pháp lý, quý khách hàng có vướng mắc hoặc nhu cầu sử dụng dịch vụ pháp lý liên quan như là dịch vụ xác nhận tình trạng hôn nhân, xác nhận tình trạng độc thân, mẫu đơn xin xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế… vui lòng liên hệ đến hotline 0833.102.102. Chúng tôi sẽ giải quyết các khúc mắc của khách hàng, làm các dịch vụ một cách nhanh chóng, dễ dàng, thuận tiện.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Thẩm quyền giải quyết tranh chấp tài sản chung sau khi ly hôn thuộc thẩm quyền của tòa án, được quy định rõ tại khoản 1 điều 28 luật tố tụng dân sự 2015; theo quy định của điều luật này thì tranh chấp chia tài sản sau ly hôn là tranh chấp hôn nhân và gia đình. Và tòa án cấp huyện có thẩm quyền giải quyết tranh chấp này theo khoản 1 điều 35 Luật tố tụng dân sự 2015. Trường hợp nếu tài sản tranh chấp là bất động sản thì chúng ta phải chú ý đến tòa án dân sự theo lãnh thổ nơi mà bị đơn đang cư trú, làm việc theo điểm a khoản 1 điều 39 Bộ luật Tố Tụng Dân Sự 2015.
Thủ tục giải quyết tranh chấp tương tự với việc giải quyết các tranh chấp dân sự khác. Khi muốn giải quyết, một bên vợ chồng phải có đơn khởi kiện gửi đến Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền. Ngoài ra, vì đối tượng tranh chấp là tài sản chung sau ly hôn nên đây được xác định là vụ án tranh chấp có giá ngạch. Do đó, số tiền án phí được xác định dựa vào tỷ lệ giá trị tài sản mà các bên tranh chấp. Cách tính án phí cụ thể sẽ được tính dựa vào danh mục án phí, lệ phí Tòa án được ban hành kèm theo Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14 ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa 14.
– Hoàn cảnh gia đình, và của vợ, chồng;
– Công sức đóng góp của vợ và chồng trong việc tạo dựng, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng được coi là lao động có thu nhập;
– Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập;
– Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.