Kết hôn là quyền nhân thân của cá nhân cho phép nam nữ kết xác lập quan hệ hôn nhân với nhau và được pháp luật thừa nhận. Tuy nhiên, để được pháp luật thừa nhận quan hệ hôn nhân thì việc đăng ký kết hôn phải đảm bảo các điều kiện luật định. Đặc biệt là kết hôn đối với bộ đội thì ngoài điều kiện chung theo quy định thì người lấy chồng bộ đội cần đáp ứng các điều kiện khác mà đơn vị đề ra. Vậy theo quy định, Bố đi tù con có được lấy chồng bộ đội không? Cần đáp ứng điều kiện gì để được lấy chồng bộ đội? Thủ tục đăng ký kết hôn với bộ đội như thế nào? Bài viết “Bố đi tù con có được lấy chồng bộ đội không?” sau đây của Luật sư X sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc về vấn đề này, mời quý bạn đọc cùng tham khảo nhé. Hi vọng bài viết sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.
Căn cứ pháp lý
Kết hôn là gì?
Theo khoản 5 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình 2014, Kết hôn là việc nam và nữ xác lập quan hệ vợ chồng với nhau theo quy định của Luật này về điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn.
Như vậy, kết hôn là sự kiện pháp lý làm phát sinh quan hệ hôn nhân. Khi kết hôn, các bên nam nữ phải tuân thủ đầy đủ các điều kiện kết hôn được Luật hôn nhân và gia đình quy định và phải đăng ký kết hôn tại cơ quan đăng ký kết hôn có thẩm quyền thì việc kết hôn đó mới được công nhận là hợp pháp và giữa các bên nam nữ mới phát sinh quan hệ vợ chồng trước pháp luật. Theo đó điều kiện kết hôn và đăng ký kết hôn được pháp luật quy định như sau:
Cần đáp ứng điều kiện gì để được lấy chồng bộ đội?
Điều kiện chung để được đăng ký kết hôn
Kết hôn là quyền thiêng liêng và cao cả của mỗi người, gắn kết hai cá thể lại với nhau, phát sinh quyền và nghĩa vụ của mỗi bên cũng như được pháp luật điều chỉnh một cách cụ thể trong Luật hôn nhân và gia đình năm 2014 và các quy định khác có liên quan.
Bạn đang thắc mắc câu hỏi “Bố đi tù con có được lấy chồng bộ đội không?” Tuy nhiên khi trả lời thì phải xét xem điều kiện kết hôn chung hiện nay được quy định như thế nào ?
“ Điều 8. Điều kiện kết hôn
1. Nam, nữ kết hôn với nhau phải tuân theo các điều kiện sau đây:
a) Nam từ đủ 20 tuổi trở lên, nữ từ đủ 18 tuổi trở lên;
b) Việc kết hôn do nam và nữ tự nguyện quyết định;
c) Không bị mất năng lực hành vi dân sự;
d) Việc kết hôn không thuộc một trong các trường hợp cấm kết hôn theo quy định tại các điểm a, b, c và d khoản 2 Điều 5 của Luật này.
2. Nhà nước không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính.”
Trong đó những trường hợp bị cấm kết hôn cụ thể như:
- Kết hôn giả tạo, ly hôn giả tạo
- Tảo hôn, cưỡng ép kết hôn, lừa dối kết hôn, cản trở kết hôn
- Người đang có vợ, có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người khác hoặc chưa có vợ, chưa có chồng mà kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng với người đang có chồng, có vợ. Kết hôn hoặc chung sống như vợ chồng giữa những người cùng dòng máu về trực hệ; giữa những người có họ trong phạm vi ba đời; giữa cha, mẹ nuôi với con nuôi; giữa người đã từng là cha, mẹ nuôi với con nuôi, cha chồng với con dâu, mẹ vợ với con rể, cha dượng với con riêng của vợ, mẹ kế với con riêng của chồng
Như vậy, pháp luật chỉ công nhận quyền kết hôn của nam nữ khi thỏa mãn các điều kiện như trên. Nhà nước ta hiện nay không thừa nhận hôn nhân giữa những người cùng giới tính. Tóm lại, dù bạn muốn kết hôn với bộ đội hay không thì trước hết hai bạn phải đáp ứng đủ các điều kiện chung về kết hôn của pháp luật như trên.
Điều kiện để được lấy chồng bộ đội
Bộ đội là ngành thuộc ngành lực lượng vũ trang nhân dân, là lực lượng nòng cốt bảo vệ an ninh quốc gia, có nhiệm vụ đấu tranh phòng chống tội phạm, đảm bảo trật tự an toàn xã hội . Do vậy, đối với các chiến sĩ bộ đội họ phải có lý lịch trong sáng và người bạn đời của họ cũng phải như vậy, có như vậy họ mới xứng đáng là lực lượng nòng cốt xây dựng và bảo vệ đất nước. Việc bố đi tù con có được lấy chồng bộ đội không cũng phải thỏa mãn các điều kiện luật định.
Người muốn kết hôn với bộ đội, phải đáp ứng hai điều kiện sau:
- Phải đáp ứng điều kiện kết hôn chung của Luật hôn nhân và gia đình 2014
- Phải đáp ứng điều kiện kết hôn của ngành bộ đội nói riêng:
Đối với việc kết hôn này sẽ có những văn bản điều chỉnh mang tính chất nội bộ ngành, không được công khai rộng rãi. Người kết hôn với người làm trong quân đội sẽ phải thẩm tra lý lịch ba đời. Nếu thuộc các trường hợp sau sẽ không được kết hôn:
- Gia đình có người làm tay sai cho chế độ phong kiến; tham gia quân đội, chính quyền Sài Gòn trước năm 1975;
- Bố mẹ hoặc bản thân có tiền án hoặc đang chấp hành án phạt tù theo quy định của pháp luật hình sự và các văn bản pháp luật khác có liên quan;
- Gia đình hoặc bản thân theo Đạo thiên chúa, Cơ đốc, Tin lành…;
- Gia đình hoặc bản thân là người dân tộc Hoa (Trung Quốc);
- Bố mẹ hoặc bản thân là người nước ngoài (kể cả đã nhập tịch).
Bố đi tù con có được lấy chồng bộ đội không?
Căn cứ vào quyết định số 1275/2007/QĐ-BCA ngày 26 tháng 10 năm 2007 thì những trường hợp sau sẽ không được kết hôn với bộ đội:
- Gia đình làm tay sai cho chế độ phong kiến, Tham gia quân đội, chính quyền Sài Gòn trước năm 1975;
- Bố mẹ hoặc bản thân có tiền án hoặc đang chấp hành án phạt tù theo quy định của pháp luật;
- Gia đình hoặc bản thân theo Đạo Thiên Chúa, Cơ Đốc, Tin Lành, Đạo Hồi;
- Có gia đình hoặc bản thân là người gốc Hoa ( Trung Quốc);
- Có bố, mẹ hoặc bản thân là người nước ngoài ( kể cả khi đã nhập quốc tịch tại Việt Nam).
Do đặc thù ngành nghề và công việc nên theo quy định trong nội bộ, khi kết hôn với bộ đội thường thì thẩm tra lý lịch ba đời, như vậy “gia đình” hiểu theo nghĩa ba đời ở đây ta hiểu là tính từ đời ông bà, cha mẹ và bản thân người sẽ kết hôn với công an đó. Như vậy, bố bạn nếu đã làm thủ tục xóa án tích, tức không có tiền án thì bạn vẫn có thể được kết hôn với bộ đội. Tuy nhiên, trên thực tế các đơn vị sẽ có quy định cụ thể hơn về vấn đề này nên bạn nên nói chuyện với bạn trai để biết thêm quy định của đơn vị.
Mặt khác, việc kết hôn với bộ đội nếu được thì sẽ được pháp luật cho phép, còn nếu không thì cũng sẽ không được. Việc bạn thay đổi hộ khẩu, chứng minh nhân dân cũng không thể thay đổi được sự thật bạn có mối quan hệ với bố mẹ bạn. Do vậy, việc làm đó là không có ý nghĩa gì.
Quy định về việc xét lý lịch 3 đời lấy chồng bộ đội
Người dự định kết hôn với sĩ quan quân đội phải gửi bản kê khai lý lịch trong phạm vi ba đời của mình gửi Phòng Tổ chức cán bộ, những đối tượng bị thẩm tra bao gồm:
+ Đời thứ nhất bao gồm ông, bà trong đó có cả ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại.
+ Đời thứ hai bao gồm cha, mẹ, cô, dì, chú, bác, cậu ruột (anh, chị, em ruột của cha, mẹ).
+ Đời thứ ba bao gồm bản thân đối tượng kết hôn và anh, chị, em ruột, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha.
Thủ tục đăng ký kết hôn với bộ đội như thế nào?
Hồ sơ đăng ký kết hôn với chồng quân đội
Khi đăng ký kết hôn, hai bên nam và nữ phải nộp các loại giấy tờ sau:
- Tờ khai theo mẫu quy định;
- Giấy xác nhận tình trạng hôn nhân của thủ trưởng đơn vị (Giấy tờ xác nhận tình trạng hôn nhân có giá trị trong vòng 6 tháng kể từ ngày xác nhận);
- Chứng minh nhân dân, hộ chiếu, thẻ Căn cước công dân hoặc giấy tờ khác có dán ảnh. Lưu ý, những loại giấy tờ này đều phải đang còn thời hạn sử dụng;
- Quyết định hoặc bản án ly hôn của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật nếu trước đó đã từng kết hôn và ly hôn.
Thủ tục đăng ký kết hôn với chồng quân đội
Bước 1: Nộp đơn xin tìm hiểu gửi đến phòng tổ chức, cán bộ của đơn vị. Sau đó, phòng sẽ tiến hành thẩm tra lý lịch.
Đối tượng kết hôn với sĩ quan quân đội đều phải tiến hành thẩm tra lý lịch ba đời. Và việc tiến hành thẩm tra ở đây sẽ do Phòng Tổ chức cán bộ cơ quan, đơn vị nơi sĩ quan quân đội đó đang công tác tiến hành thực hiện.
Sau khi thẩm định lý lịch, Phòng Tổ chức cán bộ sẽ ra quyết định có đủ điều kiện đáp ứng việc đồng ý kết hôn hay không.
- Nếu đồng ý thì sẽ gửi quyết định về đơn vị nơi bộ đội đang công tác, phục vụ.
- Nếu đồng ý thì sẽ gửi quyết định về đơn vị nơi bộ đội đang công tác, phục vụ.
Bước 2: Nếu sau khi thẩm tra, đáp ứng được các điều kiện, thì thực hiện việc đăng ký kết hôn theo quy định tại Luật hôn nhân và gia đình.
Sau khi chuẩn bị đầy đủ các loại giấy tờ nêu trên, các cặp đôi cần đến Uỷ ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú của một trong hai bên để đăng ký kết hôn.
Bước 3: Nhận kết quả
Ngay sau khi nhận đầy đủ giấy tờ, nếu xét thấy đáp ứng đủ các điều kiện kết hôn theo quy định của Luật Hôn nhân và gia đình, công chức tư pháp – hộ tịch ghi việc kết hôn vào Sổ hộ tịch, cùng hai bên nam, nữ ký tên vào Sổ hộ tịch.
Hai bên nam, nữ cùng ký vào giấy chứng nhận kết hôn; công chức tư pháp – hộ tịch báo cáo chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức trao giấy chứng nhận kết hôn cho hai bên nam, nữ (Trường hợp cần xác minh điều kiện kết hôn của hai bên nam, nữ thì thời hạn giải quyết không quá 05 ngày làm việc).
Nếu trong 60 ngày kể từ ngày ký mà hai bên không thể có mặt để nhận giấy chứng nhận đăng ký kết hôn thì Giấy này sẽ bị hủy. Nếu hai bên vẫn muốn kết hôn thì phải thực hiện thủ tục lại từ đầu.
Mời bạn xem thêm:
- Thủ tục xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Chi phí chuyển đổi mục đích sử dụng đất
- Quyền định đoạt tài sản của chủ sở hữu bị hạn chế khi nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là bài viết tư vấn về “Bố đi tù con có được lấy chồng bộ đội không?”. Nếu cần tư vấn pháp lý về các vấn đề thành lập công ty liên doanh.. thì hãy liên hệ ngay tới Luật sư X để chúng tôi nhanh chóng tư vấn hỗ trợ và giải quyết vụ việc. Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7, giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.
Mời quý khách liên hệ đến hotline của Luật sư X: 0833.102.102 hoặc liên hệ qua các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Gia đình có người làm tay sai cho chế độ phong kiến; tham gia quân đội, chính quyền Sài Gòn trước năm 1975;
Bố mẹ hoặc bản thân có tiền án hoặc đang chấp hành án phạt tù theo quy định của pháp luật hình sự và các văn bản pháp luật khác có liên quan;
Gia đình hoặc bản thân theo Đạo thiên chúa, Cơ đốc, Tin lành…;
Gia đình hoặc bản thân là người dân tộc Hoa (Trung Quốc);
Bố mẹ hoặc bản thân là người nước ngoài (kể cả đã nhập tịch).
Người dự định kết hôn với sĩ quan quân đội phải gửi bản kê khai lý lịch trong phạm vi ba đời của mình gửi Phòng Tổ chức cán bộ, những đối tượng bị thẩm tra bao gồm:
+ Đời thứ nhất bao gồm ông, bà trong đó có cả ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại.
+ Đời thứ hai bao gồm cha, mẹ, cô, dì, chú, bác, cậu ruột (anh, chị, em ruột của cha, mẹ).
+ Đời thứ ba bao gồm bản thân đối tượng kết hôn và anh, chị, em ruột, cùng cha khác mẹ, cùng mẹ khác cha.
Thời gian tiến hành thẩm tra lý lịch, xác minh đối với bản thân và gia đình người mà bộ đội dự định kết hôn tại nơi sinh sống và nơi làm việc trong khoảng thời gian từ 02 đến 04 tháng.
Tuỳ vào sắp xếp của đơn vị và tùy vào mức độ phức tạp của lý lịch các đối tượng họ hàng trong phạm vi ba đời của đối tượng kết hôn.