Chào Luật sư, cháu nhà tôi hiện đang học lớp 5, đã mất tích đến nay đã được 3 ngày, gia đình chúng tôi rất lo lắng và huy động mọi người đi tìm kiếm cháu. Cho đến ngày hôm qua, có một số lạ gọi đến, nói là đang ở cùng với cháu nhà tôi, người này yêu cầu chúng tôi đưa tiền chuộc cháu về, xác định thời gian địa điểm rõ ràng, trường hợp nếu thực hiện chậm trễ sẽ hành hung cháu tôi. Luật sư cho tôi hỏi, đối với hành vi bắt cóc trẻ em tống tiền có phải chịu trách nhiệm pháp lý nào không? Và tội đánh đập hành hung làm ảnh hưởng đến tinh thần sức khỏe người khác quy phạm vào quyền gì? Xin được giải đáp.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về “Bắt cóc trẻ em tống tiền” Luật sư X mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
Trẻ em là gì?
Theo Điều 1 Luật Trẻ em 2016 thì trẻ em là người dưới 16 tuổi.
Quy định của pháp luật về bảo vệ trẻ em
Trẻ em là đối tượng được pháp luật ưu tiên bảo vệ.
Theo khoản 1 Điều 4 Luật Trẻ em 2016 thì bảo vệ trẻ em là việc thực hiện các biện pháp phù hợp để bảo đảm trẻ em được sống an toàn, lành mạnh; phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý các hành vi xâm hại trẻ em; trợ giúp trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
Điều 47 Luật Trẻ em 2016 quy định các yêu cầu bảo vệ trẻ em bao gồm:
– Bảo vệ trẻ em được thực hiện theo ba cấp độ sau đây:
+ Phòng ngừa;
+ Hỗ trợ;
+ Can thiệp.
– Bảo vệ trẻ em phải bảo đảm tính hệ thống, tính liên tục, có sự phối hợp chặt chẽ, hiệu quả giữa các cấp, các ngành trong việc xây dựng, tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật và cung cấp dịch vụ bảo vệ trẻ em.
– Cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân có trách nhiệm bảo vệ trẻ em. Việc bảo vệ trẻ em phải tuân thủ các quy định của pháp luật, quy trình, tiêu chuẩn do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
– Trẻ em được ưu tiên bảo vệ tại gia đình, gia đình nhận chăm sóc thay thế. Việc đưa trẻ em vào cơ sở trợ giúp xã hội là biện pháp tạm thời khi các hình thức chăm sóc tại gia đình, gia đình nhận chăm sóc thay thế không thực hiện được hoặc vì lợi ích tốt nhất của trẻ em.
– Cha mẹ, người chăm sóc trẻ em và trẻ em phải được cung cấp thông tin, được tham gia ý kiến với cơ quan, cá nhân có thẩm quyền trong việc ra quyết định can thiệp, hỗ trợ để bảo vệ trẻ em.
– Coi trọng phòng ngừa, ngăn chặn nguy cơ gây tổn hại cho trẻ em; kịp thời can thiệp, giải quyết để giảm thiểu hậu quả; tích cực hỗ trợ để phục hồi, tái hòa nhập cộng đồng cho trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.
Bỏ rơi, bỏ mặc, mua bán, bắt cóc, đánh tráo, chiếm đoạt trẻ em là các hành vi bị nghiêm cấm thực hiện đối với trẻ em được quy định theo khoản 2 Điều 6 Luật Trẻ em 2016.
Bắt cóc là gì?
- Bắt cóc được xem là hình thức bí mật bắt giữ người trái pháp luật nhằm thực hiện một mục đích hoặc âm mưu nào đó về vấn đề kinh tế, chính trị.
- Bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản là hành vi bắt con người làm con tin hay bắt và giữ lại nhằm buộc người muốn chuộc phải bảo đảm thực hiện một lời hứa nhằm thỏa mãn một yêu cầu của người bắt, nhưng chỉ bắt người làm con tin nhằm mục đích buộc phía người muốn chuộc phải giao tài sản hoặc một số tiền thì mới được xem là hành vi bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản. Nếu việc bắt cóc nhằm mục đích khác thì không phải là bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản mà tùy vào từng trường hợp cụ thể mà người có hành vi bắt cóc sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về các tội phạm tương ứng.
Bắt cóc trẻ em tống tiền
- Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản được quy định tại Điều 169 Chương XVII Bộ luật Hình sự số 100/2015/QH13 ngày 27/11/2015 ngày 27/11/2015 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Hình sự số 12/2017/QH14 ngày 26/06/2017 (sau đây gọi tắt là Bộ luật hình sự)
“Điều 169. Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản
1. Người nào bắt cóc người khác làm con tin nhằm chiếm đoạt tài sản, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Dùng vũ khí, phương tiện hoặc thủ đoạn nguy hiểm khác;
d) Đối với người dưới 16 tuổi;
đ) Đối với 02 người trở lên;
e) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
g) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30%;
h) Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
i) Tái phạm nguy hiểm.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 10 năm đến 18 năm:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
b) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.
4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 15 năm đến 20 năm hoặc tù chung thân:
a) Chiếm đoạt tài sản trị giá 500.000.000 đồng trở lên;
b) Làm chết người;
c) Gây thương tích, gây tổn hại cho sức khỏe hoặc gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.
5. Người chuẩn bị phạm tội này, thì bị phạt tù từ 01 năm đến 05 năm.
6. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt quản chế, cấm cư trú từ 01 năm đến 05 năm hoặc tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.”
Hành vi bắt cóc trẻ em bị xử lý hình sự như thế nào?
- Theo quy định tại Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017, người có hành vi bắt cóc trẻ em tùy theo mục đích, tình tiết thực hiện hành vi phạm tội mà có thể cấu thành một trong các tội danh sau đây:
1. Tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi
- Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác chiếm giữ hoặc giao cho người khác chiếm giữ trẻ em có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội chiếm đoạt người dưới 16 tuổi với mức hình phạt cao nhất lên đến 15 năm tù.
(Căn cứ Điều 153 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017).
2. Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản
- Người nào bắt cóc trẻ em làm con tin nhằm chiếm đoạt tài sản có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội bắt cóc nhằm chiếm đoạt tài sản với mức hình phạt cao nhất lên đến tù chung thân.
(Căn cứ Điều 169 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017).
3. Tội mua bán người dưới 16 tuổi
- Người nào thực hiện một trong các hành vi như:
– Chuyển giao hoặc tiếp nhận trẻ em để giao, nhận tiền, tài sản hoặc lợi ích vật chất khác, trừ trường hợp vì mục đích nhân đạo.
– Chuyển giao hoặc tiếp nhận trẻ em để bóc lột tình dục, cưỡng bức lao động, lấy bộ phận cơ thể hoặc vì mục đích vô nhân đạo khác.
– Tuyển mộ, vận chuyển, chứa chấp trẻ em để thực hiện 02 hành vi ở trên.
- Thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội mua bán người dưới 16 tuổi với mức hình phạt cao nhất lên đến tù chung thân.
(Căn cứ Điều 151 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017).
4. Tội bắt cóc con tin
- Người nào bắt, giữ hoặc giam trẻ em làm con tin nhằm cưỡng ép cơ quan, tổ chức, cá nhân … làm hoặc không làm một việc như một điều kiện để thả con tin thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội bắt cóc con tin với mức hình phạt tối đa lên đến 15 năm tù.
(Căn cứ Điều 301 Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi, bổ sung năm 2017).
Mời bạn xem thêm
- Hành vi bắt cóc trẻ em bị xử phạt bao nhiêu năm tù theo quy định?
- Hành vi bao che bạo hành trẻ em bị xử phạt như thế nào?
- Dụ dỗ trẻ em quan hệ tình dục đồng tính theo quy định 2022
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Bắt cóc trẻ em tống tiền″. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến dịch vụ Đăng ký khai sinh cho trẻ bị bỏ rơi của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Theo Cục bảo vệ cộng đồng, trẻ em và người khuyết tật của Queensland, Úc thì bạo hành trẻ em được chia thành 5 dạng là:
– Bạo hành thể chất;
– Bạo hành tình dục;
– Bạo hành tâm lý;
– Bạo hành bỏ bê
– Và bạo hành lạm dụng.
Hình phạt là phạt cảnh cáo; cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm. Được áp dụng đối với trường hợp phạm tội có đủ dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này.