Thờ cúng tổ tiên là tục lệ lâu đời của người Việt Nam. Từ lâu, thờ cúng tổ tiên ông bà đã trở thành một phong tục, là chuẩn mực đạo đức và nguyên tắc làm người. Do đó, pháp luật Việt Nam cũng có những đặc thù nhất định khi đưa ra những quy định có liên quan đến thờ cúng tổ tiên, cụ thể là quy định về đất hương hỏa. Vậy, tại Việt Nam, quy định về đất hương hỏa theo pháp luật hiện hành như thế nào? Hãy tham khảo bài viết sau đây của Luật sư X
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Đất hương hỏa được hiểu như thế nào?
Đất hương hỏa hay là đất sử dụng vào mục đích thờ cúng. Pháp luật hiện hành không có khái niệm cụ thể về cụm từ “đất hương hỏa”. Nhưng về cơ bản, có thể hiểu:
“Đất hương hỏa là Đất do dòng họ, tổ tiên, ông bà, cha mẹ để lại cho con cháu cùng canh tác, hưởng dụng, các hoa lợi có được hưởng dùng vào việc thờ cúng , giỗ chạp để ghi nhớ công đức của người quá cố”
Loại đất này vốn là đất ở hoặc đất nông nghiệp/đất phi nông nghiệp chuyển đổi mục đích sử dụng và được cơ quan chức năng địa phương công nhân sử dụng vào mục đích hương hỏa.
Điều kiện để trở thành đất hương hỏa
- Đất của hộ gia đình, cá nhân để trở thành đất hương hỏa thì phải có sự định đoạt một cách hợp pháp của chủ sử dụng đất bằng hình thức lập Chứng thư hương hỏa, di chúc… với nội dung là: Để lại nhà đất đó làm nơi cúng giỗ tổ tiên, lưu truyền đời này qua đời khác, không con cháu nào được phép bán, chuyển nhượng…
- Theo Chương XXII của Bộ luật dân sự 2015 quy định về thừa kế theo di chúc: pháp luật chỉ công nhận ý chí của người để lại di sản quyền sử dụng đất trong trường hợp người đó để lại di chúc và nêu rõ việc để lại một phần di sản quyền sử dụng đất của mình làm đất hương hỏa.
Quy định về đất hương hỏa
Theo Điều 645 Bộ luật dân sự 2015 về Di sản dùng vào việc thờ cúng:
Trường hợp người lập di chúc để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng; nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thỏa thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng.
- Nếu người để lại di sản không chỉ định người quản lý di sản thờ cúng thì những người thừa kế cử người quản lý di sản thờ cúng.
- Nếu tất cả những người thừa kế theo di chúc đều đã chết thì phần di sản dùng để thờ cúng thuộc về người đang quản lý hợp pháp di sản đó trong số những người thuộc diện thừa kế theo pháp luật.
Trường hợp toàn bộ di sản của người chết không đủ để thanh toán nghĩa vụ tài sản của người đó thì không được dành một phần di sản dùng vào việc thờ cúng.
Đất hương hỏa có chuyển nhượng được không?
Theo Điều 654 Bộ luật Dân sự 2015, có quy định.
- Trong trường hợp người lập di chúc có để lại một phần di sản dùng vào việc thờ cúng thì phần di sản đó không được chia thừa kế và được giao cho một người đã được chỉ định trong di chúc quản lý để thực hiện việc thờ cúng.
- Trường hợp nếu người được chỉ định không thực hiện đúng di chúc hoặc không theo thỏa thuận của những người thừa kế thì những người thừa kế có quyền giao phần di sản dùng vào việc thờ cúng cho người khác quản lý để thờ cúng.
Theo quy định, người quản lý đất hương hỏa chỉ là người đứng ra quản lý nhằm đảm bảo thực hiện đúng mục đích của di sản là dùng vào việc thờ cúng. Như vậy, đất hương hỏa là một trong số ít trường hợp không được phép chuyển nhượng đất. Trong thực tế, đất hương hỏa sẽ được nhượng quyền quản lý cho người khác (đời trước chuyển cho đời sau hoặc chuyển cho người có khả năng quản lý tốt hơn) trên hình thức lập di chúc và chỉ được dùng vào việc thờ cúng.
Giải quyết tranh chấp đất hương hỏa như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 202 Luật Đất đai 2013 về Hòa giải tranh chấp đất đai:
- Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.
- Chủ tịch UBND cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác.
- Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.
- Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của UBND cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp.
Theo Điều 203 Luật Đất đai 2013, Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại UBND cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:
- Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;
- Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây: Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này hoặc Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
Mời bạn đọc xem thêm:
- Dịch vụ làm thủ tục tặng cho Nhà đất
- Mẫu giấy cam kết không có tranh chấp đất đai
- Trích đo thửa đất có phải là giấy tờ căn cứ làm được Sổ đỏ không?
- Những cơ quan nào có thẩm quyền thu hồi đất theo quy định?
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là những vấn đề liên quan đến “Quy định về đất hương hỏa theo pháp luật hiện hành” Luật sư X tự hào sẽ là đơn vị hàng đầu hỗ trợ mọi vấn đề cho khách hàng liên quan đến tư vấn pháp lý, thủ tục giấy tờ hay tư vấn tranh chấp quyền thừa kế đất đai. Nếu quý khách hàng còn phân vân, hãy đặt câu hỏi cho Luật sư X thông qua số hotline 0833.102.102.chúng tôi sẽ tiếp nhận thông tin và phản hồi nhanh chóng.
Câu hỏi thường gặp
Theo Điều 203 Luật Đất đai 2013, Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Uỷ ban nhân dân cấp xã mà không thành, mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết. Do đó, tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất hương hỏa. Theo quy định tại Điểm c Khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015: “Đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết”.
Theo quy định, tranh chấp về quyền sở hữu tài sản và tranh chấp về quyền sử dụng đất mà Tòa án không xem xét giá trị, chỉ xem xét quyền sở hữu tài sản và tranh chấp về quyền sử dụng đất của ai thì đương sự phải chịu án phí dân sự sơ thẩm như đối với trường hợp vụ án không có giá ngạch (án phí là 300.000 đồng)
– Nộp trực tiếp tại Tòa án;
– Gửi đến Tòa án qua bưu điện;
– Gửi trực tuyến bằng hình thức điện tử qua Cổng thông tin điện tử của Tòa án (nếu có).