Buôn bán chất cấm là hành vi vi phạm pháp luật và bị nghiêm cấm hoàn toàn. Tuy nhiên thực trạng buôn bán hàng cấm, gian thương, buôn lậu đang ngày càng có xu hướng gia tăng và nhiều thủ đoạn tinh vi trong quá trình vận chuyển hàng cấm nhằm qua mắt lực lượng cơ quan chức năng. Vậy chất cấm là gì? Chế tài xử phạt đối với những hành vi buôn bán chất cấm ra sao? Xin được giải đáp.
Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về quy định “Buôn bán chất cấm” Luật sư X mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
Khái niệm chất cấm
- Hàng cấm là hàng hóa bị Nhà nước cấm kinh doanh. Hàng cấm bao gồm: Loại hàng cấm có tính chất cố định và hàng hoá không cố định mà có sự thay đổi. Trong danh mục đó có loại hàng cấm có tính chất vĩnh viễn, không thay đổi như các chất ma tuý nhưng cũng có loại hàng cấm không có tính chất như vậy như thuốc lá điếu của nước ngoài… Trong Bộ luật hình sự có nhiều điều luật quy định hành vi phạm tội liên quan đến các hàng cấm cụ thể: hàng cấm là các chất ma tuý được quy định là đối tượng của các tội phạm về ma tuý: hàng cấm là vũ khí quân dụng, là vật liệu nổ, là chất phóng xạ, là chất độc, là văn hoá phẩm đổi trụy được quy định là đối tượng của các tội xâm phạm an toàn công cộng, trật tự công cộng. Ngoài ra, trong Bộ luật hình sự còn có một điều luật quy định hành vi phạm tội liên quan đến những hàng cấm còn lại – những hàng cấm chưa được quy định cụ thể ở điều luật nào khác. Đó là điều luật quy định về tội sản xuất, tàng trữ, vận chuyển, buôn bán hàng cấm (Điều 190 Bộ luật hình sự năm 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017). Như vậy, diện hàng cấm nói chung rộng hơn so với diện hàng cấm là đối tượng của tội buôn bán hàng cấm.
Cấu thành tội buôn bán chất cấm
– Khách thể: Khách thể của tội phạm buôn bán hàng cấm là trật tự quản lý kinh tế mà cụ thể là trật tự quản lý việc sản xuất, buôn bán hàng cấm trong phạm vi lãnh thổ nước ta. Đối tượng tác động của tội phạm này là hàng hoá mà Nhà nước cấm kinh doanh. Hàng hoá mà Nhà nước cấm kinh doanh có nhiều loại, nhưng một số loại đã là đối tượng của các tội quy định tại các điều 248, 251, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 của Bộ luật hình sự. Việc xác định thế nào là hàng cấm, phải căn cứ vào quy định của Nhà nước, tuỳ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể của tình hình kinh tế-xã hội và vào chính sách của Nhà nước về quản lý kinh doanh.
– Hiện nay Nhà nước ta đang cấm kinh doanh các mặt hàng sau:
+ Các hiện vật thuộc di tích lịch sử, văn hoá, bảo tàng;
+ Các sản phẩm văn hoá phẩm đồi truỵ, mê tín dị đoan hoặc có hại tới giáo dục nhân cách
+ Thuốc là điếu sản xuất tại nước ngoài;
+ Các loại pháo;
+ Các loại thuốc phòng bệnh, chữa bệnh cho người và gia súc, thuốc bảo vệ thực vật và các trang thiết bị, dụng cụ y tế chưa được phép sử dụng tại Việt Nam;
+ Thực động vật hoang dã thuộc danh mục Công ước quốc tế quy định mà Việt Nam tham gia ký kết và các loại động vật, thực vật quý hiếm khác cần được bảo vệ;
+ Một số đồ chơi trẻ em có hại tới giáo dục nhân cách, sức khoẻ của trẻ em hoặc tới an ninh, trật tự, an toàn xã hội.Trong số hàng hoá Nhà nước cấm kinh doanh trên, nếu loại nào đã là đối tượng của tội phạm khác thì không là đối tượng của tội phạm buôn bán hàng cấm nữa.
– Mặt khách quan
- Buôn bán hàng cấm là mua, xin, tàng trữ, vận chuyển hàng cấm nhằm bán lại cho người khác; dùng hàng cấm để trao đổi, thanh toán; dùng tài sản (không phải là tiền) đem trao đổi, thanh toán… lấy hàng cấm để bán lại cho người khác.
– Mặt chủ quan:
+ Người thực hiện hành vi sản xuất, buôn bán hàng cấm là do cố ý (cố ý trực tiếp hoặc cố ý gián tiếp), tức là nhận thức rõ hành vi của mình là hành vi sản xuất, buôn bán hàng cấm là trái pháp luật, thấy trước được hậu quả của của hành vi và mong muốn cho hậu quả đó xảy ra hoặc bỏ mặc cho hậu quả xảy ra.
+ Động cơ, mục đích của người phạm tội tuy không phải là dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm, nhưng việc xác định mục đích của người phạm tội có ý nghĩa trong việc quyết định hình phạt, nếu vì lợi nhuận mà sản xuất, buôn bán hàng cấm, thì tính chất nguy hiểm cao hơn người phạm tội vì cảm tình, nể nang, mà sản xuất, buôn bán hàng cấm.
+ Hậu quả của hành vi sản xuất, buôn bán hàng cấm gây ra là những thiệt hại vật chất và phi vật chất cho xã hội như: tính mạng, sức khoẻ, nhân phẩm, danh dự của con người, những thiệt hại về tài sản cho xã hội và những thiệt hại khác về chính trị, kinh tế, văn hoá, xã hội …
+ Đối với tội sản xuất, buôn bán hàng cấm, hậu quả không phải dấu hiệu bắt buộc của cấu thành tội phạm
- Ngoài hành vi khách quan, đối với tội sản xuất, buôn bán hàng cấm, nhà làm luật quy định một số dấu hiệu khách quan khác là dấu hiệu băt buộc của cấu thành tội phạm như: Số lượng hàng phạm pháp, thu lợi bất chính. Nếu các dấu hiệu khác đã đủ nhưng số lượng hàng cấm chưa lớn hoặc người phạm tội thu lợi bất chính chưa lớn, thì dù một người có hành vi sản xuất, buôn bán hàng cấm cũng không phạm tội sản xuất, buôn bán hàng cấm.
– Chủ thể:
+ Các dấu hiệu về chủ thể của tội phạm này không có gì đặc biệt so với các tội phạm khác, chỉ cần người có năng lực trách nhiệm hình sự và đến độ tuổi nhất định theo quy định của pháp luật là có thể trở thành chủ thể của tội phạm này.
+ Theo quy định tại Điều 12 Bộ luật hình sự, người phạm tội sản xuất, buôn bán hàng cấm chỉ phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm khi họ trên 16 tuổi.
Xử phạt vi phạm hành chính đối với hành vi buôn bán chất cấm
– Đối với những hành vi buôn bán hàng cấm được xem xét để xử lý theo vi phạm hành chính, mức hình phạt cụ thể được quy định tại Điều 8, Nghị định 98/2020/NĐ-CP với khung hình phạt từ 1.000.000 đến 100.000.000
- Ngoài hình phạt chính thì còn có các hình phạt bổ sung như: Tịch thu tang vật, tịch thu phương tiện vận tải, tước quyền sử dụng giấy phép kinh doanh,…
Quy định về hình phạt đối với tội phạm buôn bán chất cấm
- Đối với tội phạm buôn bán hàng cấm, mức phạt được quy định cụ thể tại Điều 190 BLHS 2015 sửa đổi, bổ sung năm 2017 với các khung hình phạt như sau:
- Khung 1:
– Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các điều 232, 234, 244, 246, 248, 251, 253, 254, 304, 305, 306, 309 và 311 của Bộ luật này, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Sản xuất, buôn bán thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng từ 50 kilôgam đến dưới 100 kilôgam hoặc từ 50 lít đến dưới 100 lít;
b) Buôn bán thuốc lá điếu nhập lậu từ 1.500 bao đến dưới 3.000 bao;
c) Sản xuất, buôn bán pháo nổ từ 06 kilôgam đến dưới 40 kilôgam;
d) Sản xuất, buôn bán hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng;
đ) Sản xuất, buôn bán hàng hóa chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng;
e) Sản xuất, buôn bán hàng hóa dưới mức quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản này nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về một trong các hành vi quy định tại Điều này hoặc tại một trong các điều 188, 189, 191, 192, 193, 194, 195, 196 và 200 của Bộ luật này hoặc đã bị kết án về một trong các tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm.
- Khung 2:
– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Có tổ chức;
b) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
c) Lợi dụng danh nghĩa cơ quan, tổ chức;
d) Có tính chất chuyên nghiệp;
đ) Thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng từ 100 kilôgam đến dưới 300 kilôgam hoặc từ 100 lít đến dưới 300 lít;
e) Thuốc lá điếu nhập lậu từ 3.000 bao đến dưới 4.500 bao;
g) Pháo nổ từ 40 kilôgam đến dưới 120 kilôgam;
h) Hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
i) Hàng hóa chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng hoặc thu lợi bất chính từ 300.000.000 đồng đến dưới 700.000.000 đồng;
k) Buôn bán qua biên giới, trừ hàng hóa là thuốc lá điếu nhập lậu;
l) Tái phạm nguy hiểm.
- Khung 3:
– Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 08 năm đến 15 năm:
a) Thuốc bảo vệ thực vật mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng 300 kilôgam trở lên hoặc 300 lít trở lên;
b) Thuốc lá điếu nhập lậu 4.500 bao trở lên;
c) Pháo nổ 120 kilôgam trở lên;
d) Hàng hóa khác mà Nhà nước cấm kinh doanh, cấm lưu hành, cấm sử dụng trị giá 500.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên;
đ) Hàng hóa chưa được phép lưu hành, chưa được phép sử dụng tại Việt Nam trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên hoặc thu lợi bất chính 700.000.000 đồng trở lên.
- Ngoài ra, người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
– Đối với pháp nhân thương mại:
+ Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 190, thì bị phạt tiền từ 1.000.000.000 đồng đến 3.000.000.000 đồng;
+ Phạm tội thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, d, đ, e, g, h, i, k và l khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 3.000.000.000 đồng đến 6.000.000.000 đồng;
+ Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này, thì bị phạt tiền từ 6.000.000.000 đồng đến 9.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 03 năm;
+ Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của BLHS, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;
+ Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.
Mời bạn xem thêm
- Cấu thành tội không tố giác tội phạm như thế nào?
- Quy định năm 2022, vận chuyển bao nhiêu gam ma túy đá thì bị tử hình?
- Buôn bán hàng cấm bị truy cứu hình sự như thế nào năm 2022?
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật sư X về “Buôn bán chất cấm”. Rất mong những kiến thức chúng tôi chia sẻ có ích cho bạn đọc.
Nếu quý khách có nhu cầu Tư vấn về dịch vụ đăng ký xác nhận tình trạng hôn nhân; tạm ngừng kinh doanh chi nhánh; mẫu đơn xin giải thể công ty, thủ tục giải thể công ty mới thành lập, thành lập công ty tnhh, đăng ký bảo hộ logo công ty, công chứng tại nhà , dịch vụ công chứng tại nhà, tra cứu chỉ giới xây dựng, tra cứu quy hoạch, đổi tên bố trong giấy khai sinh….. của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận. Liên hệ hotline: 0833.102.102. Hoặc quý khách có thể tham khảo thêm các kênh sau:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/luatsux
Câu hỏi thường gặp
Các hành vi vận chuyển, thuê chở hàng cấm khác như rừng và lâm sản, động vật hoang dã, động vật nguy cấp quý hiếm, các loài ngoại lai xâm hại, chất thải, buôn lậu, tàng trữ chất ma túy, vũ khí quân dụng, phương tiện kỹ thuật quân sự, vật liệu nổ, chất phóng xạ, vật liệu hạt nhân, chất cháy, chất độc thì không phải là đối tượng của tội này mà cấu thành một tội danh riêng theo quy định của Bộ luật Hình sự.
Theo quy định hiện nay nếu một người đơn thân độc mã sử dụng ma tuý không rủ người khác cùng chơi với mình, thì chỉ bị xử lý về mặt xử phạt vi phạt vi phạm hành chính là bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng trái phép chất ma túy (khoản 1 Điều 23 Nghị định 144/2021/NĐ-CP). Tuy nhiên nếu sử dụng ma tuý từ 2 người trở lên thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội Tổ chức sử dụng trái phép chất ma tuý.