Chào Luật sư, hiện nay chồng tôi đánh nhau đang bị tạm giam. Tôi sắp sang nước ngoài xuất khẩu lao động nên muốn tiến hành ly hôn. Vậy tôi có được ly hôn khi chồng đang bị tạm giam hay không? Tôi đi nước ngoài đợt này khoảng 5 năm nên không thể đợi lâu hơn được. Chồng tôi thì đang ở trại tạm giam không biết khi nào mới được ra? Ly hôn khi chồng đang bị tạm giam có được không? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Cảm ơn bạn đã tin tưởng dịch vụ tư vấn của chúng tôi. Về vấn đề trên Luật sư X xin được tư vấn cho bạn như sau:
Ly hôn với chồng đang bị tạm giam có được không?
Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án hoặc quyết định có hiệu lực của Tòa án. Vợ, chồng hoặc cả hai vợ chồng đều có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn. Nếu vợ chồng có thể thỏa thuận được vấn đề ly hôn, nuôi con và phân chia tài sản trong thời ky hôn nhân, đó là thuận tình ly hôn. Nếu giữa hai vợ chồng có bất kỳ tranh chấp nào ở các vấn đề nêu trên, không đạt được sự thống nhất trong việc giải quyết ly hôn thì các bên lựa chọn con đường ly hôn đơn phương.
Hồ sơ ly hôn khi chồng đang bị tạm giam gồm có những gì?
Hồ sơ yêu cầu giải quyết việc ly hôn trong trường hợp này bao gồm:
- Đơn khởi kiện ly hôn hoặc Đơn yêu cầu công nhận thuận tình ly hôn;
- Bản chính giấy đăng ký kết hôn;
- Bản sao hộ khẩu;
- Bản sao chứng minh nhân dân của vợ và chồng ;
- Bản sao giấy khai sinh của con chung;
- Các giấy tờ chứng minh về tài sản ;
- Các văn bản liên quan đến việc đang thụ án tù giam của vợ hoặc chồng (bản án, quyết định thi hành án phạt tù).
Thẩm quyền giải quyết ly hôn hiện nay như thế nào?
Theo Điều 28 và Điều 35 Bộ luật tố tụng dân sự 2015 thì các tranh chấp về ly hôn mà không có yến tố nước ngoài thì sẽ thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện. Do đó, hồ sơ ly hôn khi chồng đang bị tạm giam sẽ nộp tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người chồng đang thi hành biện pháp tạm giam cư trú, làm việc trước khi chấp hành hình phạt tù.
Trình tự giải quyết ly hôn hiện nay ra sao?
Tòa án có thẩm quyền thụ lý đơn ly hôn của người chồng hoặc vợ và sau đó ủy thác cho Tòa địa phương – nơi có trại giam mà người chồng đang bị tạm giam để lấy lời khai, ý kiến của người này…;
Tòa án sẽ tiến hành xử ly hôn vắng mặt người chồng vì đang bị áp dụng biện pháp tạm giam.
Theo quy định của Bộ Luật Dân sự 2015, thời hạn giải quyết ly hôn đơn phương khoảng 4-6 tháng.
Ly hôn do một bên yêu cầu có được không?
Điều 56, luật Hôn nhân và Gia đình 2014 về “Ly hôn theo yêu cầu của một bên” quy định: Vợ hoặc chồng được quyền đơn phương yêu cầu tòa án giải quyết cho ly hôn.
Luật quy định:
– Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại tòa án không thành thì tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.
– Trong trường hợp vợ hoặc chồng của người bị tòa án tuyên bố mất tích yêu cầu ly hôn thì Tòa án giải quyết cho ly hôn.
– Trong trường hợp có yêu cầu ly hôn theo quy định tại khoản 2, điều 51 của luật này thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc chồng, vợ có hành vi bạo lực gia đình làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của người kia.
Điều 19, luật Hôn nhân và Gia đình 2014 về “Tình nghĩa vợ chồng”, quy định về nghĩa vụ của vợ chồng đối với nhau:
Theo đó:
– Vợ chồng có nghĩa vụ thương yêu, chung thủy, tôn trọng, quan tâm, chăm sóc, giúp đỡ nhau; cùng nhau chia sẻ, thực hiện các công việc trong gia đình.
– Vợ chồng có nghĩa vụ sống chung với nhau, trừ trường hợp vợ chồng có thỏa thuận khác hoặc do yêu cầu của nghề nghiệp, công tác, học tập, tham gia các hoạt động chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội và lý do chính đáng khác.
Theo quy định của Bộ luật tố tụng Dân sự 2015, thời hạn chuẩn bị xét xử vụ án ly hôn, tranh chấp về nuôi con, chia tài sản khi ly hôn là 4 tháng và trong trường hợp có nhiều tình tiết phức tạp hoặc do sự kiện bất khả kháng, trở ngại khách quan thì chánh án có thể gia hạn thời hạn chuẩn bị xét xử nhưng không được quá 2 tháng.
Ngoài ra, còn nhiều yếu tố có thể ảnh hưởng tới thời gian giải quyết một vụ án ly hôn, như khi xuất hiện những tình tiết mà thẩm phán phải: Hoãn phiên tòa; Phải tạm đình chỉ giải quyết vụ án trong trường hợp tạm đình chỉ, thì thời hạn chuẩn bị xét xử lại được tính kể từ ngày quyết định tiếp tục giải quyết vụ án có hiệu lực pháp luật.
Thời gian giải quyết vụ án ly hôn kéo dài bao lâu phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể để thẩm phán căn cứ, đưa ra những quyết định phù hợp với các quy định của pháp luật.
Mời các bạn xem thêm bài viết
- Mẫu đơn khởi tố cố ý gây thương tích mới 2022
- Giết người chưa đạt và cố ý gây thương tích bị xử lý như thế nào?
- Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác là
Thông tin liên hệ
Trên đây là bài viết Luật sư X tư vấn về “Ly hôn khi chồng đang bị tạm giam có được không?”. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả.
Đội ngũ luật sư của Công ty Luật sư X luôn sẵn sàng lắng nghe và giải đáp mọi vướng mắc liên quan đến ly hôn đơn phương, hồ sơ ly hôn, kết hôn với người Đài Loan; văn bản xác nhận tình trạng hôn nhân… của bạn. Nếu có những vấn đề nào chưa rõ cần được tư vấn thêm quý độc giả hãy liên hệ ngay tới hotline 0833.102.102 để được các chuyên gia pháp lý của Luật sư X tư vấn trực tiếp.
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
+ Đơn xin ly hôn (theo mẫu);
+ Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);
+ Sổ hộ khẩu, Chứng minh thư nhân dân của vợ hoặc chồng (bản sao chứng thực)
+ Giấy khai sinh của con (bản sao chứng thực) (nếu đã có con);
+ Các tài liệu, chứng cứ khác chứng minh tài sản chung như: Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở; Sổ tiết kiệm; Giấy đăng ký xe… (bản sao chứng thực);
+ Giấy xác nhận bên phía trại giam về việc chồng/vợ bạn đang thụ lý án tại trại giam. Sổ thăm phạm, bản án hình sự của Tòa án (trường hợp chấp hành án phạt tù)
Bước 1: Nguyên đơn (vợ hoặc chồng) chuẩn bị hồ sơ đầy đủ đã nêu trên.
Bước 2: Nguyên đơn nộp hồ sơ khởi kiện ly hôn tại TAND có thẩm quyền.
Bước 3: Nộp tiền tạm ứng án phí, lệ phí ly hôn.
Bước 4: Nguyên đơn có mặt tại các phiên làm việc như:
+ Phiên họp thu thập tài liệu, chứng cứ;
+ Phiên hòa giải;
+ Phiên tòa xét xử.