Trong một số trường hợp khi xuất hóa đơn điện tử, vì một số lí do nên phải điều chỉnh giảm hóa đơn. Việc xuất hóa đơn điện tử điều chỉnh giảm phải được theo quy định của pháp luật. Nếu bạn đang gặp khó khăn khi xuất hóa đơn điện tử điều chỉnh giảm, hãy tham khảo bài viết Hướng dẫn xuất hóa đơn điện tử điều chỉnh giảm của Luật sư X dưới đây nhé.
Căn cứ pháp lý
Các tình huống cần điều chỉnh giảm hóa đơn
Điều chỉnh giảm hóa đơn được hiểu là việc xuất hóa đơn hoặc lập một biên bản nhằm ghi nhận sự giảm giá trị của một hóa đơn đã lập trước đó.
Các trường hợp cần xuất hóa đơn điều chỉnh giảm, bao gồm:
Khi viết sai hóa đơn
Xuất hóa đơn điều chỉnh giảm là một trong các cách xử lý hóa đơn điện tử viết sai. Cụ thể, theo hướng dẫn tại Điều 19 Nghị định 123/2020/NĐ-CP và Điều 7 Thông tư 78/2021/TT-BTC, nếu hóa đơn điện tử đã lập có sai sót về thành tiền, thuế suất GTGT, tiền thuế,… mà cao hơn thực tế thì doanh nghiệp cần phải xuất hóa đơn điều chỉnh giảm hoặc xuất hóa đơn thay thế.
Khi thực hiện giảm giá bán hàng hóa
Trường hợp sau khi lập hóa đơn điện tử và hạch toán doanh thu, doanh nghiệp phát hiện hàng lỗi, chất lượng thấp và quyết định giảm giá cho khách hàng thì sẽ phát hành một hóa đơn điều chỉnh giảm giá trị cho hóa đơn điện tử ban đầu.
Khi thực hiện chiết khấu thương mại:
Nếu số tiền chiết khấu cuối cùng khi kết thúc chương trình bán hàng lớn hơn các khoản đã giảm trước đó cho khách hàng thì kế toán được lập hóa đơn điều chỉnh giảm
Khi điều chỉnh giảm doanh thu do giá trị quyết toán cuối cùng của công trình xây dựng, lắp đặt thấp hơn giá trị tạm tính trước đó.
Quy định về hóa đơn điện tử điều chỉnh giảm
Căn cứ theo Điểm e Điều 7 Thông tư 78/2021/TT-BTC thì:
“e) Riêng đối với nội dung về giá trị trên hóa đơn có sai sót thì: điều chỉnh tăng (ghi dấu dương), điều chỉnh giảm (ghi dấu âm) đúng với thực tế điều chỉnh.”
- Hóa đơn điều chỉnh giảm được ghi số âm (-).
- Đối với hóa đơn bị sai tên công ty, địa chỉ nhưng mã số thuế đúng thì chỉ cần lập biên bản điều chỉnh hóa đơn, không cần lập hóa đơn điều chỉnh
Lưu ý về xuất hóa đơn điện tử điều chỉnh giảm: Nếu điều chỉnh giảm cho các hóa đơn cũ đã lập theo Nghị định 51/2010/NĐ-CP và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP thì không xuất hóa đơn điều chỉnh giảm mà lập hóa đơn mới thay thế hóa đơn cũ (Theo khoản 6 Điều 12 Thông tư 78/2021/NĐ-CP).
Hướng dẫn xuất hóa đơn điện tử điều chỉnh giảm theo thông tư 78
Các bước thực hiện xuất hóa đơn điện tử điều chỉnh giảm theo Thông tư 78/2021/NĐ-CP như sau:
Bước 1: Ghi lý do điều chỉnh giảm
Truy cập phân hệ Lập hóa đơn như bình thường và chọn mục Lập hóa đơn điều chỉnh. Sau đó, lựa chọn hóa đơn sai sót gốc, các phần mềm đều sẽ kế thừa dữ liệu thông tin từ hóa đơn gốc sang hóa đơn điện tử điều chỉnh.
Tại đây, cần ghi rõ lý do điều chỉnh hóa đơn theo mẫu: Điều chỉnh …..(1)….. từ …..(2)……. thành ……(3). Ví dụ: Điều chỉnh giảm giá hàng bán sản phẩm A từ 4,000,000đ/kg còn 2,000,000đ/kg
Bước 2: Viết nội dung trên hóa đơn điều chỉnh giảm
Thực hiện điều chỉnh hóa đơn nội dung sai sót theo nguyên tắc, sai ở đâu sửa ở đó. Đặc biệt lưu ý: Chỉ ghi giá trị chênh lệch cần điều chỉnh lên hóa đơn điều chỉnh.
Nếu xuất hóa đơn điện tử điều chỉnh giảm thuế suất, giữ nguyên các ô đơn giá, khối lượng, thành tiền, còn tại ô %thuế suất, ghi số % thuế cần giảm. Ví dụ: mức thuế thực tế là 8%; mức ghi nhận sai ở hóa đơn gốc là 10%; vậy ở ô %thuế suất, điền (2%)
Nếu xuất hóa đơn điện tử điều chỉnh giảm thành tiền, chỉ điền mức giảm (chưa tính thuế) vào ô “thành tiền”; hệ thống sẽ tự động tính mức thuế giảm tương ứng.
Tương tự như vậy với trường hợp xuất hóa đơn điện tử điều chỉnh giảm đơn giá.
Bước 3: Ký số và gửi hóa đơn cho người mua
Phát hành hóa đơn, ký số rồi gửi cho người mua (đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế) hoặc gửi cơ quan thuế để cơ quan thuế cấp mã cho hóa đơn điện tử mới để gửi cho người mua (đối với trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử có mã của cơ quan thuế).
Ngoài ra, kế toán cũng cần lập biên bản điều chỉnh hóa đơn điện tử trên file word, in và đóng dấu nếu trên phần mềm Hóa đơn điện tử không hỗ trợ tính năng này.
Một số lưu ý về xuất hóa đơn điều chỉnh giảm
- Nếu hóa đơn chỉ sai tên, địa chỉ người mua thì không cần lập hóa đơn điện tử điều chỉnh.
- Nếu điều chỉnh giảm cho các hóa đơn cũ đã lập theo nghị định 51/2010/NĐ-CP và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP thì thì không xuất hóa đơn điều chỉnh giảm mà lập hóa đơn mới thay thế hóa đơn cũ (Theo khoản 6, điều 12 thông tư 78/2021/NĐ-CP)
Hướng dẫn cách kê khai hóa đơn điều chỉnh giảm doanh thu
Căn cứ theo Công văn 3430/TCT-KK năm 2014 của Tổng cục thuế về vấn đề kê khai hóa đơn bán hàng:
“Căn cứ theo quy định nêu trên, đối với hóa đơn điều chỉnh giảm doanh thu, giảm thuế theo quy định thì thực hiện kê khai:
– Đối với bên bán hàng thì thực hiện kê khai hóa đơn điều chỉnh giảm vào Bảng kê mẫu 01-1/GTGT và ghi giá trị âm.
– Đối với bên mua thì thực hiện kê khai mẫu 01-2/GTGT và ghi giá trị âm.
Hiện tại Tổng cục Thuế đã hỗ trợ việc nhập số liệu âm tại bảng kê 01-1/GTGT, 01-2/GTGT trên ứng dụng HTKK, iHTKK”.
Hóa đơn điện tử sai sót phải điều chỉnh giảm có được ghi số âm (-) không?
Căn cứ Khoản 2, Điều 9 Thông tư số 32/2011/TT-BTC quy định:
“Điều 9. Xử lý đối với hóa đơn điện tử đã lập
2. Trường hợp hóa đơn đã lập và gửi cho người mua, đã giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ, người bán và người mua đã kê khai thuế, sau đó phát hiện sai sót thì người bán và người mua phải lập văn bản thỏa thuận có chữ ký điện tử của cả hai bên ghi rõ sai sót, đồng thời người bán lập hoá đơn điện tử điều chỉnh sai sót. Hoá đơn điện tử lập sau ghi rõ điều chỉnh (tăng, giảm) số lượng hàng hoá, giá bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng, tiền thuế giá trị gia tăng cho hoá đơn điện tử số…, ký hiệu… Căn cứ vào hoá đơn điện tử điều chỉnh, người bán và người mua thực hiện kê khai điều chỉnh theo quy định của pháp luật về quản lý thuế và hóa đơn hiện hành. Hoá đơn điều chỉnh không được ghi số âm (-).
Căn cứ Mục e khoản 1 Điều 7 Thông tư số 78/2021/TT-BTC thì:
“Điều 7. Xử lý hóa đơn điện tử, bảng tổng hợp dữ liệu hóa đơn điện tử đã gửi cơ quan thuế có sai sót trong một số trường hợp
e) Riêng đối với nội dung về giá trị trên hóa đơn có sai sót thì: điều chỉnh tăng (ghi dấu dương), điều chỉnh giảm (ghi dấu âm) đúng với thực tế điều chỉnh.”
Như vậy đã có sự thay đổi về quy định xử lý sai sót về giá trị trên hóa đơn điện tử, người nộp thuế cần cập nhật quy định mới để xử lý đúng khi áp dụng sử dụng hóa đơn điện tử theo quy định mới của Thông tư 78/2021/TT-BTC.
Mời bạn xem thêm:
- Xuất hóa đơn đầu ra không có mã số thuế phải làm sao?
- Giá trị bao nhiêu thì phải xuất hóa đơn?
- Xuất hóa đơn cho công đoàn không có mã số thuế có được không?
Thông tin liên hệ
Trên đây là bài viết tư vấn về “Hướng dẫn xuất hóa đơn điện tử điều chỉnh giảm năm 2022”. Nếu cần giải quyết nhanh gọn các vấn đề liên quan tới khôi phục mã số thuế doanh nghiệp bị khóa, báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn, báo cáo tài chính, năm thì hãy liên hệ ngay tới Luật sư X để chúng tôi nhanh chóng tư vấn hỗ trợ và giải quyết vụ việc. Với các luật sư có chuyên môn cao cùng kinh nghiệm dày dặn, chúng tôi sẽ hỗ trợ 24/7, giúp bạn tiết kiệm chi phí và ít đi lại.
Liên hệ hotline: 0833102102
Câu hỏi thường gặp
– Khi viết sai hóa đơn Hóa đơn đã lập và giao cho người mua, người bán và người mua đã kê khai thuế, sau đó phát hiện sai sót thì người bán lập hóa đơn điều chỉnh sai sót.
– Khi thực hiện giảm giá hàng bán khi bên bán chấp thuận giảm giá sau khi đã bán hàng (đã ghi nhận
doanh thu) và phát hành hoá đơn (giảm giá ngoài hoá đơn) do hàng bán kém, mất phẩm chất, hàng lỗi…
– Khi thực hiện chiết khấu thương mại trong trường hợp số tiền chiết khấu được lập khi kết thúc chương trình (kỳ) chiết khẩu hàng bán thì được lập hóa đơn điều chỉnh kèm bảng kê các số hóa đơn cần điều chỉnh số tiền, tiền thuế điều chỉnh.
– Khi điều chỉnh doanh thu khi quyết toán giá trị công trình xây dựng, lắp đặt
Khoản 2, Điều 19, Nghị định 123/2020/NĐ-CP và Điều 7, Thông tư 78/2021/TT-BTC quy định một số việc cần thực hiện khi xử lý hóa đơn điện có sai sót theo hình thức điều chỉnh như sau:
– Khi người bán lập hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn đã lập có sai sót thì hóa đơn điện tử điều chỉnh hóa đơn đã lập có sai sót phải có dòng chữ “Điều chỉnh cho hóa đơn Mẫu số… ký hiệu… số… ngày… tháng… năm”.
– Trường hợp hóa đơn điện tử đã lập có sai sót cần xử lý theo hình thức điều chỉnh hoặc thay thế thì người bán được lựa chọn sử dụng Mẫu số 04/SS-HĐĐT để thông báo việc điều chỉnh cho từng hóa đơn có sai sót hoặc thông báo việc điều chỉnh cho nhiều hóa đơn điện tử có sai sót và gửi thông báo theo Mẫu số 04/SS-HĐĐT đến cơ quan thuế bất cứ thời gian nào nhưng chậm nhất là ngày cuối cùng của kỳ kê khai thuế giá trị gia tăng phát sinh hóa đơn điện tử điều chỉnh.
– Nếu hóa đơn điện tử đã lập có sai sót và người bán đã xử lý theo hình thức điều chỉnh hoặc thay thế nhưng sau đó lại phát hiện hóa đơn tiếp tục có sai sót thì các lần xử lý sau người bán sẽ thực hiện theo hình thức đã áp dụng khi xử lý sai sót lần đầu.
– Riêng đối với nội dung về giá trị trên hóa đơn có sai sót thì điều chỉnh tăng (ghi dấu dương), điều chỉnh giảm (ghi dấu âm) đúng với thực tế điều chỉnh.