Đại học là hệ đào tạo chuyên môn cao. Tuy nhiên, sau khi học đại học xong, chúng ta vẫn có thể học tiếp hệ sau đại học. Một số công ty hay đơn vị sự nghiệp có thể cử nhân viên của mình đi học sau đại học. Sau đây, hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề “Quyết định cử đi học sau đại học” qua bài viết sau đây nhé!
Đào tạo sau đại học là gì?
Đào tạo sau đại học là hình thức đào tạo dành cho các đối tượng đã tốt nghiệp đại học với mục tiêu trang bị những kiến thức sau đại học và nâng cao kỹ năng thực hành nhằm xây dựng đội ngũ những người làm khoa học có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có trình độ cao, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế – xã hội, khoa học – công nghệ của Việt Nam.. Đào tạo sau đại học giúp cho học viên cao học được bổ sung và nâng cao những kiến thức đã học ở đại học; hiện đại hóa những kiến thức chuyên ngành; tăng cường kiến thức liên ngành; có đủ năng lực thực hiện công tác chuyên môn và nghiên cứu khoa học trong chuyên ngành đào tạo.
Hình thức đào tạo sau đại học
Có hai dạng bằng phân cấp chính ở mức đào tạo sau đại học: bằng cấp hàn lâm và bằng cấp chuyên nghiệp. Ngoài ra còn hình thức học tập lấy bằng không phân cấp hay bồi dưỡng sau đại học để nhận các dạng bằng và chứng chỉ.
Bằng cấp
Đào tạo sau đại học theo hướng hàn lâm hay chuyên nghiệp đều thường gồm hai cấp đào tạo Thạc sĩ, và Tiến sĩ. Bằng cấp chuyên nghiệp trong y khoa Việt Nam gồm hai cấp là bằng bác sĩ chuyên khoa một và bác sĩ chuyên khoa hai.
Đào tạo Thạc sĩ
Đào tạo thạc sĩ cần đạt được mục tiêu là Thạc sĩ phải có kiến thức chuyên môn vững vàng; có năng lực thực hành và khả năng thích ứng cao trước sự phát triển của khoa học, kỹ thuật và kinh tế; có khả năng phát hiện và giải quyết vấn đề thuộc chuyên ngành được đào tạo.Thời gian đào tạo Thạc sĩ theo hình thức tập trung là 2 năm và không tập trung là 3 năm.
Chương trình đào tạo Thạc sĩ gồm 3 phần:
- Phần 1: Kiến thức chung
- Phần 2: Kiến thức cơ sở và chuyên ngành
- Phần 3: Luận văn Thạc sĩ
Đào tạo Tiến sĩ
Tiến sĩ được đào tạo ra phải đạt mục tiêu là có trình độ cao về lý thuyết, thực hành; có năng lực sáng tạo, độc lập nghiên cứu; có khả năng hướng dẫn nghiên cứu khoa học và hoạt động chuyên môn; Phát hiện và giải quyết được những vấn đề khoa học-công nghệ.Thời gian đào tạo tiến sĩ theo hình thức tập trung là 4 năm đối với người có bằng tốt nghiệp đại học; từ hai đến 3 năm đối với người có bằng thạc sĩ. Thời gian đào tạo tiến sĩ theo hình thức không tập trung là 5 năm đối với người có bằng tốt nghiệp đại học; Từ 3 đến 4 năm đối với người có bằng thạc sĩ.
Chương trình đào tạo Tiến sĩ gồm:
- Phần 1: Các môn học của chương trình Thạc sĩ
- Phần 2: Các chuyên đề Tiến sĩ
- Phần 3: Luận án Tiến sĩ
Bồi dưỡng sau đại học
Bồi dưỡng sau đại học là loại hình đào tạo nhằm bổ sung, cập nhật, nâng cao kiến thức để theo kịp sự phát triển của khoa học, công nghệ trong nước và trên thế giới.
Cơ sở đào tạo sau đại học
Cơ sở đào tạo sau đại học là các trường đại học, viện nghiên cứu khoa học được thủ tướng chính phủ giao nhiệm vụ đào tạo sau đại học, trong đó trường đại học đào tạo trình độ thạc sĩ, tiến sĩ; viện nghiên cứu khoa học đào tạo trình độ tiến sĩ, phối hợp với trường đại học đào tạo trình độ thạc sĩ.
Điều kiện để được giao nhiệm vụ đào tạo sau đại học:
Có đội ngũ những người làm khoa học vững mạnh, có học vị tiến sĩ, tiến sĩ khoa học hoặc chức danh phó giáo sư, giáo sư; Có khả năng xây dựng chương trình và tổ chức thực hiện chương trình đào tạo, khả năng tổ chức và bố trí người, hướng dẫn luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ.
Có sơ sở vật chất, kỹ thuật cần thiết đảm bảo cho việc học tập, nghiên cứu khoa học của học viên cao học và nghiên cứu sinh.
Có kinh nghiệm trong công tác nghiên cứu khoa học, đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ những người làm khoa học, kỹ thuật, thể hiện ở việc đã hoàn thành những đề tài nghiên cứu khoa học ở mức độ luận án tiến sĩ, đã thực hiện những nhiệm vụ nghiên cứu thuộc đề tài trong các chương trình cấp Nhà nước hoặc cấp Bộ quản lý, đã tổ chức tốt các sinh hoạt khoa học, các lớp bồi dưỡng sau đại học.
Những cơ sở đào tạo sau đại học không duy trì được các điều kiện nêu ở khoản 2 Điều này hoặc không hoàn thành nhiệm vụ hoặc không thực hiện được nhiệm vụ được giao sẽ bị đình chỉ nhiệm vụ đào tạo sau đại học.
Quyết định cử đi học sau đại học
Hồ sơ đi học sau đại học ở nước ngoài bằng học bổng Ngân sách nhà nước
Ngoài hồ sơ đã nộp từ khi dự tuyển, hồ sơ đi học sau đại học ở nước ngoài bằng học bổng ngân sách nhà nước cần bổ sung thêm các loại giấy tờ sau:
1. Bản dịch hợp lệ văn bản thông báo tiếp nhận chính thức của cơ sở đào tạo nước ngoài trong đó có đầy đủ thông tin về bậc học, ngành học, thời gian học, thời điểm nhập học, mức học phí, bảo hiểm y tế và các loại phí bắt buộc khác liên quan đến khóa học (02 bản); thông báo về học bổng hoặc hỗ trợ tài chính của cơ sở đào tạo hoặc cơ quan/tổ chức/chính phủ nước ngoài đã cấp (nếu có) (02 bản);
2. Bản sao hợp lệ các quyết định/hợp đồng tuyển dụng làm việc có thay đổi hoặc kéo dài thời hạn hơn so với các văn bản đã nộp khi dự tuyển;
3. Bản sao hợp lệ sổ bảo hiểm xã hội (đối với cán bộ hợp đồng), trường hợp chưa có sổ bảo hiểm xã hội thì thay bằng bảng kê quá trình đóng bảo hiểm xã hội có xác nhận của cơ quan công tác và cơ quan bảo hiểm xã hội;
4. Bản sao hợp lệ chứng chỉ ngoại ngữ tiếng Anh, Pháp hoặc ngoại ngữ khác đạt yêu cầu về điểm (hoặc trình độ) theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo và của cơ sở đào tạo nước ngoài (01 bản);
5. Giấy khám sức khỏe tổng thể do bệnh viện Trung ương/Tỉnh/Thành phố cấp trong đó chứng nhận đủ điều kiện về sức khỏe để đi học nước ngoài kèm theo các bản xét nghiệm không nhiễm HIV, viêm gan B và lao; ứng viên nữ cần có thêm kết quả xét nghiệm không có thai (01 bản);
6. Bản cam kết thực hiện nghĩa vụ của lưu học sinh – 01 bản;
7. Bản cam kết tự thu xếp kinh phí đối với trường hợp học phí vượt quá mức quy định và toàn bộ chi phí khóa học bổ sung trước khi vào chương trình học chính thức (theo yêu cầu của cơ sở đào tạo nước ngoài) có chữ ký của người nhận bảo lãnh về tài chính – 01 bản.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Mẫu quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực đất đai
- Mẫu quyết định chấm dứt hợp đồng giáo viên
- Mẫu quyết định bổ nhiệm giám đốc
- Mẫu quyết định thu hồi Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- Mẫu quyết định khen thưởng sinh viên
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Quyết định cử đi học sau đại học”. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho bạn.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư X về giấy phép bay flycam, giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm, giấy phép thành lập công ty, giấy phép sàn thương mại điện tử…. Hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
– Có thời gian công tác từ đủ 03 năm trở lên (không kể thời gian tập sự) và 02 năm liên tục liền kề trước thời điểm được cử đi đào tạo hoàn thành tốt nhiệm vụ;
– Không quá 40 tuổi tính từ thời điểm được cử đi đào tạo sau đại học lần đầu;
– Có cam kết thực hiện nhiệm vụ, công vụ tại cơ quan, đơn vị sau khi hoàn thành chương trình đào tạo trong thời gian ít nhất gấp 02 lần thời gian đào tạo;
– Chuyên ngành đào tạo phù hợp với vị trí việc làm.
1. Đối với cán bộ, công chức được cử đi đào tạo sau đại học ở trong nước:
Được cơ quan quản lý, sử dụng bố trí thời gian và kinh phí theo quy định;
Được tính thời gian đào tạo, bồi dưỡng vào thời gian công tác liên tục;
Được hưởng các chế độ, phụ cấp theo quy định của pháp luật;
Được biểu dương, khen thưởng về kết quả xuất sắc trong đào tạo, bồi dưỡng.
2. Cán bộ, công chức được cử đi đào tạo ở nước ngoài được hưởng quyền lợi theo quy định của pháp luật và quy chế của cơ quan, đơn vị.
3. Cán bộ, công chức là nữ; là người dân tộc thiểu số: ngoài những quyền lợi trên; được hưởng các quyền lợi theo quy định của pháp luật về bình đẳng giới và công tác dân tộc.
– Tự ý bỏ học, bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc trong thời gian đào tạo.
– Không được cơ sở đào tạo cấp văn bằng tốt nghiệp.
– Đã hoàn thành và được cấp văn bằng tốt nghiệp khóa học nhưng bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc khi chưa phục vụ đủ thời gian cam kết quy định tại Điều 5 hoặc Điều 6 Nghị định này.