Chào Luật sư X, Tôi tên Huyền năm nay 25 tuổi. Thời gian gần đây tôi có đổi công việc khác tuy cực nhưng lương cao hơn để đảm bảo nhu cầu sinh hoạt của gia đình. Khi tôi đổi công việc này mặc dù đã hỏi chồng vì tính chất công việc về khá muộn. Nhưng chưa đến giờ tan ca chồng tôi lại nhắn tin chữi rủa, lăng mạ tôi. Việc nhắn tin kiểu này kéo dài trong 3 tháng nay rồi. Cho tôi hỏi theo quy định của pháp luật hiện nay hành vi nhắn tin chửi mắng vợ con có phải là hành vi bạo lực gia đình? Đối với hành vi này bị xử phạt ra sao? Tôi xin cảm ơn Luật sư nhiều.
Chào bạn! Để giải đáp những thắc mắc trên mời quý bạn đọc cùng Luật Sư X tìm hiểu vấn đề trên qua bài viết “Nhắn tin chửi mắng vợ, con có phải là hành vi bạo lực gia đình?” sau đây.
Căn cứ pháp lý
- Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi, bổ sung 2017
- Bộ luật Dân sự năm 2015
- Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007
- Nghị định 144/2021/NĐ-CP
Bạo lực là gì?
Bạo lực là một phạm trù chỉ những hành vi đánh đập, gây tổn thương về cả mặt thể xác lẫn tinh nhần.
Căn cứ Điều 1, Luật Phòng, chống bạo lực gia đình năm 2007 : Bạo lực gia đình là một dạng hình thức của bạo lực xã hội, là “Bạo lực gia đình là hành vi cố ý của thành viên gia đình gây tổn hại hoặc có khả năng gây tổn hại về thể chất, tinh thần, kinh tế đối với thành viên khác trong gia đình.” . Gia đình là tế bào của xã hội, là hình thức thu nhỏ của xã hội nên bạo lực gia đình có thể coi như là hình thức thu nhỏ của bạo lực xã hội với rất nhiều dạng thức khác nhau.
Hình thức bạo lực gia đình
Có thể phân chia bạo lực gia đình thành các hình thức chủ yếu sau:
– Bạo lực thể chất: là hành vi ngược đãi, đánh đập thành viên gia đình, làm tổn thương tới sức khỏe, tính mạng của họ
– Bạo lực về tinh thần: là những lời nói, thái độ, hành vi làm tổn thương tới danh dự, nhân phẩm, tâm lý của thành viên gia đình
– Bạo lực về kinh tế: là hành vi xâm phạm tới các quyền lợi về kinh tế của thành viên gia đình (quyền tự do lao động, tự do kinh doanh, quyền sở hữu tài sản…)
– Bạo lực về tình dục: là bất kỳ hành vi nào mang tính chất cưỡng ép trong các quan hệ tình dục giữa các thành viên gia đình, kể cả việc cưỡng ép sinh con.
Hành vi bạo lực gia đình
Mỗi hình thức bạo lực có thể được biểu hiện dưới nhiều hành vi khác nhau. Tại Điều 2 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2007 đã quy định các hành vi bạo lực bao gồm:
- Lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
- Cô lập, xua đuổi hoặc gây áp lực thường xuyên về tâm lý gây hậu quả nghiêm trọng;
- Ngăn cản việc thực hiện quyền, nghĩa vụ trong quan hệ gia đình giữa ông, bà và cháu; giữa cha, mẹ và con; giữa vợ và chồng; giữa anh, chị, em với nhau;
- Cưỡng ép quan hệ tình dục;
- Cưỡng ép tảo hôn; cưỡng ép kết hôn, ly hôn hoặc cản trở hôn nhân tự nguyện, tiến bộ;
- Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình;
- Cưỡng ép thành viên gia đình lao động quá sức, đóng góp tài chính quá khả năng của họ; kiểm soát thu nhập của thành viên gia đình nhằm tạo ra tình trạng phụ thuộc về tài chính;
- Có hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở.
Nhắn tin chửi mắng vợ con có phải là hành vi bạo lực gia đình?
Từ những quy định trên hành vi lăng mạ, chửi bới nhằm xúc phạm nhân phẩm danh dự nhân phẩm các thành viên trong gia đình cũng được coi là hành vi bạo lực gia đình. Cụ thể, hành vi liên tục nhắn tin chửi bớ, lăng mạ bạn của chồng bạn là hành vi lăng mạ hoặc hành vi cố ý khác xúc phạm danh dự, nhân phẩm. Trong trường hợp này, khi việc mắng chửi còn ở mức độ nhẹ, chúng tôi khuyên bạn nên kể cho bố mẹ bạn hoặc bố mẹ chồng bạn biết về sự việc của chồng bạn để giải quyết trong phạm vi gia đình.
Nếu chồng bạn không có dấu hiệu thuyên giảm mà vẫn tiếp tục nhắn tin chửi rủa, xúc phạm lăng mạ bạn thậm tệ hơn để chấm dứt tình trạng này, gia đình bạn có thể yêu cầu Cơ quan công an hoặc Ủy ban nhân dân xã can thiệp để hòa giải, khuyên ngăn hành vi tiêu cực của chồng. Mức xử phạt được quy định như sau:
Mức xử phạt đối với hành vi nhắn tin chửi mắng vợ xúc phạm danh dự, nhân phẩm của thành viên gia đình
Hành chính
“Điều 54. Hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của thành viên gia đình
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi lăng mạ, chì chiết, xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Tiết lộ hoặc phát tán tư liệu, tài liệu thuộc bí mật đời tư của thành viên gia đình nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm;
b) Sử dụng các phương tiện thông tin nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình;
c) Phổ biến, phát tán tờ rơi, bài viết, hình ảnh nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm của nạn nhân.
3. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu đối với hành vi quy định tại các khoản 1 và 2 Điều này;
b) Buộc thu hồi tư liệu, tài liệu, tờ rơi, bài viết, hình ảnh đối với hành vi quy định tại các điểm a và c khoản 2 Điều này.“
Do đó hành vi lăng mạ, chì chiết thành viên gia đình có thể bị phạt từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng. Trường hợp làm lộ các thông tin về bí mật đời tư; hoặc phát tán các thông tin qua phương tiện thông tin (như mạng xã hội,…) thì có thể bị phạt lên tới 20.000.000 đồng. Bên cạnh đó người vi phạm còn bị áp dụng các hình phạt bổ sung trên.
Xử lý hình sự
Trường hợp hành vi của người vi phạm đủ yếu tố cấu thành tội phạm; người có hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm người khác có thể bị truy cứu về Tội làm nhục người khác hoặc Tội vu khống quy định tại Điều 155 và 156 Bộ luật hình sự. Cụ thể:
Tội làm nhục người khác
Điều 155. Tội làm nhục người khác
1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên;
b) Đối với 02 người trở lên;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Đối với người đang thi hành công vụ;
đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;
e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân từ 11% đến 45%.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên;
b) Làm nạn nhân tự sát.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.“
Tội vu khống
Do mục đích của người vi phạm là xúc phạm danh dự nhân phẩm người khác nên bên cạnh việc sỉ nhục; họ có thể đưa ra các thông tin không đúng nhằm xâm hại đến danh dự nhân phẩm của nạn nhân. Do đó hành vi của họ có thể cấu thành tội vu khống.
“Điều 156. Tội vu khống
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
a) Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;
….
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 07 năm:
a) Vì động cơ đê hèn;
b) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân 46% trở lên;
c) Làm nạn nhân tự sát.
4. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.”
Bồi thường thiệt hại
Căn cứ vào Ðiều 584 Bộ luật dân sự năm 2015 quy định:
“Người nào có hành vi xâm phạm tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm, uy tín, tài sản, quyền, lợi ích hợp pháp khác của người khác mà gây thiệt hại thì phải bồi thường, trừ trường hợp Bộ luật này, luật khác có liên quan quy định khác.”
Theo quy định này trường hợp việc xác phạm gây thiệt hại thì người vi phạm phải bồi thường. Theo Ðiều 592 Bộ luật Dân sự năm 2015:
Điều 592. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm
1. Thiệt hại do danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm bao gồm:
a) Chi phí hợp lý để hạn chế, khắc phục thiệt hại;
b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút;
c) Thiệt hại khác do luật quy định.
2. Người chịu trách nhiệm bồi thường trong trường hợp danh dự, nhân phẩm, uy tín của người khác bị xâm phạm phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thỏa thuận; nếu không thỏa thuận được thì mức tối đa cho một người có danh dự, nhân phẩm, uy tín bị xâm phạm không quá mười lần mức lương cơ sở do Nhà nước quy định.
Có thể bạn quan tâm
- Tội vu khống người khác bị phạt như thế nào?
- Sử dụng hình ảnh cá nhân để xúc phạm danh dự có bị đi tù không?
- Xử lý hành chính hành vi hủy hoại tài sản
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề. “Nhắn tin chửi mắng vợ, con có phải là hành vi bạo lực gia đình?“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên. Nhằm để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến thành lập công ty; tạm dừng công ty, mẫu đơn xin giải thể công ty; giấy phép bay flycam, thủ tục chuyển mục đích sử dụng đất, đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, làm hộ chiếu đi nước ngoài…. của luật sư X. Hãy liên hệ: 0833 102 102.
Hoặc qua các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Có. Căn cứ Khoản 2 Điều 2 Luật phòng, chống bạo lực gia đình 2007 quy định như sau : “Hành vi bạo lực quy định tại khoản 1 Điều này cũng được áp dụng đối với thành viên gia đình của vợ, chồng đã ly hôn hoặc nam, nữ không đăng ký kết hôn mà chung sống với nhau như vợ chồng.”
Điểm g Khoản 1 Điều này quy định như sau: “Chiếm đoạt, huỷ hoại, đập phá hoặc có hành vi khác cố ý làm hư hỏng tài sản riêng của thành viên khác trong gia đình hoặc tài sản chung của các thành viên gia đình;”
Căn cứ Điều 53 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định mức xử phạt như sau: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong những hành vi:
– Đối xử tồi tệ với thành viên gia đình như: bắt nhịn ăn, nhịn uống, bắt chịu rét, mặc rách, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân;
– Bỏ mặc không chăm sóc thành viên gia đình là người cao tuổi, yếu, khuyết tật, phụ nữ có thai, phụ nữ nuôi con nhỏ.
Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu.
Theo Điều 57 Nghị định 144/2021/NĐ-CP Đối với hành vi này có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng vì là hành vi thuộc một trong những hành vi sau đây:
“a) Từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ cấp dưỡng giữa vợ và chồng sau khi ly hôn; từ chối hoặc trốn tránh nghĩa vụ nuôi dưỡng giữa anh, chị, em với nhau, giữa ông bà nội, ông bà ngoại và cháu theo quy định của pháp luật;”
Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc thực hiện nghĩa vụ đóng góp, nuôi dưỡng theo quy định