Chào luật sư, mẹ tôi là giáo viên. Vừa qua mẹ tôi được về hưu sớm trước vài năm. Nhưng tôi nghe mẹ tôi nói là vẫn phải đóng BHXH vì chưa đủ năm. Vậy Luật sư cho tôi hỏi Đã nghỉ hưu có phải đóng BHXH nữa không năm 2022? Và Quy định của pháp luật về đóng BHXH cho người đã về hưu như thế nào? Mong Luật sư tư vấn giúp cho tôi
Chào bạn, cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi nhé
Căn cứ pháp lý
Quy định của pháp luật về độ tuổi nghỉ hưu
Bộ luật Lao động năm 2019 quy định về tuổi nghỉ hưu và Nghị định số 135/2020/NĐ-CP quy định về tuổi nghỉ hưu. Nội dung quy định về tuổi nghỉ hưu như sau :
a) Tuổi nghỉ hưu của người lao động có đủ 20 năm đóng BHXH trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam cho đến khi đủ 62 tuổi vào năm 2028 và cứ mỗi năm tăng thêm 04 tháng đối với lao động nữ cho đến đủ 60 tuổi vào năm 2035.
b) Người lao động có thể nghỉ hưu thấp hơn không quá 05 tuổi so với tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường tại thời điểm nghỉ hưu nếu có đủ 20 năm đóng BHXH và thuộc một trong các trường hợp dưới đây:
– Người lao động có từ đủ 15 năm trở lên làm nghề, công việc nặng nhọc độc hại nguy hiểm (NNĐHNH) hoặc đặc biệt NNĐHNH thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành;
– Người lao động có từ đủ 15 năm trở lên làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn (bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 01/01/2021);
– Người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên;
– Người lao động có tổng thời gian làm nghề, công việc NNĐHNH hoặc đặc biệt NNĐHNH và thời gian làm việc ở vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn (bao gồm cả thời gian làm việc ở nơi có phụ cấp khu vực hệ số 0,7 trở lên trước ngày 01/01/2021) từ đủ 15 năm trở lên.
c) Người lao động có thể nghỉ hưu thấp hơn tối đa 10 tuổi so với tuổi nghỉ hưu trong điều kiện lao động bình thường tại thời điểm nghỉ hưu, nếu có đủ một trong các điều kiện sau:
– Trong 20 năm đóng BHXH có đủ 15 năm làm công việc khai thác than trong hầm lò.
– Có đủ 20 năm đóng BHXH và bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên.
d) Người lao động có 20 năm đóng BHXH mà bị nhiễm HIV/AIDS do tai nạn rủi ro nghề nghiệp hoặc bị suy giảm khả năng lao động từ 61% trở lên và có đủ 15 năm làm nghề hoặc công việc NNĐHNH thuộc danh mục do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội, Bộ Y tế ban hành thì không quy định giới hạn về tuổi.
Cụ thể, Độ tuổi nghỉ hưu năm 2022 đối với NLĐ sẽ tương ứng với tháng, năm sinh như sau:
Đối với lao động nam
Thời điểm sinh | Tuổi nghỉ hưu | Thời điểm hưởng lương hưu |
10/1961 | 60 tuổi 6 tháng | 5/2022 |
11/1961 | 60 tuổi 6 tháng | 6/2022 |
12/1961 | 60 tuổi 6 tháng | 7/2022 |
1/1962 | 60 tuổi 6 tháng | 8/2022 |
2/1962 | 60 tuổi 6 tháng | 9/2022 |
3/1962 | 60 tuổi 6 tháng | 10/2022 |
4/1962 | 60 tuổi 6 tháng | 11/2022 |
5/1962 | 60 tuổi 6 tháng | 12/2022 |
6/1962 | 60 tuổi 6 tháng | 01/2023 |
Đối với lao động nữ
Thời điểm sinh | Tuổi nghỉ hưu | Thời điểm hưởng lương hưu |
9/1966 | 55 tuổi 8 tháng | 6/2022 |
10/1966 | 55 tuổi 8 tháng | 7/2022 |
11/1966 | 55 tuổi 8 tháng | 8/2022 |
12/1966 | 55 tuổi 8 tháng | 9/2022 |
1/1967 | 55 tuổi 8 tháng | 10/2022 |
2/1967 | 55 tuổi 8 tháng | 11/2022 |
3/1967 | 55 tuổi 8 tháng | 12/2022 |
4/1967 | 55 tuổi 8 tháng | 01/2023 |
Đã nghỉ hưu có phải đóng BHXH nữa không năm 2022?
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1, Điều 2, Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định như sau:
Người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm:
- Người làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn, hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả hợp đồng lao động được ký kết giữa người sử dụng lao động với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
- Người làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng
Theo quy định của Pháp luật người lao động đủ điều kiện nhận lương hưu thì không thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc nữa. Như vậy, người lao động đã nghỉ hưu sẽ phải căn cứ vào thời gian tham gia BHXH để xác định việc có được đóng BHXH
Trường hợp đủ thời gian tham gia BHXH:
- Người lao động đủ thời gian tham gia BHXH và đủ điều kiện nhận lương hưu sẽ không được người sử dụng đóng BHXH bắt buộc nữa. Lúc này người lao động có thể nhận lương hưu và cả tiền lương người sử dụng lao động thỏa thuận trả.
Tuy nhiên ngoài việc trả lương theo công việc, người sử dụng lao động còn có trách nhiệm chi trả thêm (cùng lúc với kỳ trả lương cho người lao động) một khoản tiền tương đương với mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc theo quy định.
Trường hợp không đủ thời gian tham gia BHXH:
- Người lao động không đủ thời gian tham gia BHXH và không đủ điều kiện nhận lương hưu sẽ được người sử dụng lao động tiếp tục đóng BHXH khi làm việc. Tuy nhiên, thời gian người lao động được đóng BHXH không quá 5 năm (5 năm là thời gian tối đa người sử dụng lao động được tiếp tục ký kết với người lao động khi đủ tuổi về hưu).
Như vậy đã nghỉ hưu vẫn phải đóng BHXH nếu đóng chưa đủ năm. Nếu đóng BHXH đã đủ năm thì sẽ không đóng BHXH nữa
Người trên 60 tuổi được coi là lao động cao tuổi?
Tại khoản 1 Điều 148 Bộ luật Lao động năm 2019, người lao động cao tuổi là người tiếp tục lao động sau độ tuổi nghỉ hưu theo quy định tại Bộ luật này.
Cụ thể theo quy định tại khoản 2 Điều 169 BLLĐ năm 2019 quy định về độ tuổi nghỉ hưu như sau:
Tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường được điều chỉnh theo lộ trình cho đến khi đủ 62 tuổi đối với lao động nam vào năm 2028 và đủ 60 tuổi đối với lao động nữ vào năm 2035.
Kể từ năm 2021, tuổi nghỉ hưu của người lao động trong điều kiện lao động bình thường là đủ 60 tuổi 03 tháng đối với lao động nam và đủ 55 tuổi 04 tháng đối với lao động nữ; sau đó, cứ mỗi năm tăng thêm 03 tháng đối với lao động nam và 04 tháng đối với lao động nữ.
Như vậy, hiện nay, lao động nữ trên 60 tuổi được xác định là lao động cao tuổi, trong khi đó, lao động nam từ đủ 60 tuổi 03 tháng mới được coi là lao động cao tuổi.
Mời bạn xem thêm
- Mức hưởng lương hưu bảo hiểm xã hội tự nguyện là bao nhiêu
- Bảo hiểm xã hội có cần đóng liên tục không?
- Thủ tục hưởng bảo hiểm y tế khi sinh con như thế nào?
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Đã nghỉ hưu có phải đóng BHXH nữa không năm 2022?“. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến quy định bảo hộ logo công ty; trích lục hộ tịch trực tuyến; thành lập công ty mới; đơn tố giác tội phạm lừa đảo qua mạng….của Luật Sư X, hãy liên hệ: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại Điều 148 Bộ luật Lao động năm 2019, những người lao động tiếp tục đi làm sau độ tuổi nghỉ hưu sẽ được xếp vào nhóm người lao động cao tuổi.
Về việc ký hợp đồng lao động với người lao động cao tuổi, khoản 1 Điều 149 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định như sau:
Khi sử dụng người lao động cao tuổi, hai bên có thể thỏa thuận giao kết nhiều lần hợp đồng lao động xác định thời hạn.
Như vậy, kể cả khi đã nghỉ hưu, người lao động đi làm vẫn sẽ được ký hợp đồng lao động bình thường. Lúc này các bên có thể thỏa thuận ký nhiều lần hợp đồng lao động có thời hạn.
Theo khoản 1 Điều 4 Quyết định 595/QĐ-BHXH, người lao động là công dân Việt Nam thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc bao gồm:
– Người làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn, HĐLĐ xác định thời hạn, HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 03 tháng đến dưới 12 tháng, kể cả HĐLĐ được ký kết giữa đơn vị với người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi theo quy định của pháp luật về lao động;
– Người làm việc theo HĐLĐ có thời hạn từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng (thực hiện từ ngày 01/01/2018);
Với quy định này có thể thấy, hầu hết những người làm việc theo hợp đồng lao động đều thuộc đối tượng tham gia BHXH bắt buộc.
Tuy nhiên, khoản 9 Điều 123 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 lại nêu:
Người hưởng lương hưu mà đang giao kết hợp đồng lao động thì không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc.