Chào Luật sư, Luật sư có thể cho tôi biết về chế độ hưởng trợ cấp 1 lần trong CAND được quy định như thế nào? Tôi xin chân thành cảm ơn luật sư rất nhiều vì đã trả lời câu hỏi của tôi.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi. CAND là một trong những đối tượng được phép tham gia bảo hiểm xã hội tại Việt Nam. Chính vì thế mà các chiến sĩ CAND sẽ có được cơ hội được hưởng các phúc lợi từ việc tham gia bảo hiểm xã hội, trong đó có việc được hưởng trợ cấp một lần. Vậy câu hỏi đặt ra là theo quy định của pháp luật thì chế độ hưởng trợ cấp 1 lần trong CAND được quy định như thế nào?
Để có thể cung cấp cho bạn thông tin về chế độ hưởng trợ cấp 1 lần trong CAND được quy định như thế nào?. LuatsuX mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi.
Căn cứ pháp lý
- Luật công an nhân dân 2018;
- Nghị định 49/2019/NĐ-CP;
- Luật Bảo hiểm xã hội 2014;
- Luật Bảo hiểm y tế 2014
- Thông tư liên tịch số 105/2016/TTLT-BQP-BCA-BLĐTBXH;
CAND là lực lượng gì?
Theo quy định tại Điều 3 Luật công an nhân dân 2018 quy định về vị trí của Công an nhân dân như sau:
Công an nhân dân là lực lượng vũ trang nhân dân làm nòng cốt trong thực hiện nhiệm vụ bảo vệ an ninh quốc gia, bảo đảm trật tự, an toàn xã hội, đấu tranh phòng, chống tội phạm và vi phạm pháp luật về an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội.
Theo quy định tại Điều 4 Luật công an nhân dân 2018 quy định về nguyên tắc tổ chức, hoạt động của Công an nhân dân như sau:
– Đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự thống lĩnh của Chủ tịch nước, sự thống nhất quản lý nhà nước của Chính phủ và sự chỉ huy, quản lý trực tiếp của Bộ trưởng Bộ Công an.
– Được tổ chức tập trung, thống nhất, chuyên sâu, tinh gọn và theo cấp hành chính từ trung ương đến cơ sở.
– Tuân thủ Hiến pháp và pháp luật; cấp dưới phục tùng cấp trên; dựa vào Nhân dân và chịu sự giám sát của Nhân dân; bảo vệ lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của tổ chức, cá nhân
Hệ thống cấp bậc hàm sĩ quan hạ sĩ quan chiến sĩ trong Công an nhân dân
Theo quy định tại Điều 21 Luật Công an nhân dân 2018 quy định về hệ thống cấp bậc hàm sĩ quan, hạ sĩ quan, chiến sĩ Công an nhân dân như sau:
Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ:
– Sĩ quan cấp tướng có 04 bậc:
- Đại tướng;
- Thượng tướng;
- Trung tướng;
- Thiếu tướng;
– Sĩ quan cấp tá có 04 bậc:
- Đại tá;
- Thượng tá;
- Trung tá;
- Thiếu tá;
– Sĩ quan cấp úy có 04 bậc:
- Đại úy;
- Thượng úy;
- Trung úy;
- Thiếu úy;
– Hạ sĩ quan có 03 bậc:
- Thượng sĩ;
- Trung sĩ;
- Hạ sĩ.
Sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật:
– Sĩ quan cấp tá có 03 bậc:
- Thượng tá;
- Trung tá;
- Thiếu tá;
– Sĩ quan cấp úy có 04 bậc:
- Đại úy;
- Thượng úy;
- Trung úy;
- Thiếu úy;
– Hạ sĩ quan có 03 bậc:
- Thượng sĩ;
- Trung sĩ;
- Hạ sĩ.
Hạ sĩ quan, chiến sĩ nghĩa vụ:
– Hạ sĩ quan nghĩa vụ có 03 bậc:
- Thượng sĩ;
- Trung sĩ;
- Hạ sĩ;
– Chiến sĩ nghĩa vụ có 02 bậc:
- Binh nhất;
- Binh nhì.
Chiến sĩ công an có phải đối tượng bắt buộc tham gia bảo hiểm xã hội?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về đối tượng đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc có nhắc đến:
- Công nhân quốc phòng, công nhân công an, người làm công tác khác trong tổ chức cơ yếu;
- Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp quân đội nhân dân; sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật công an nhân dân; người làm công tác cơ yếu hưởng lương như đối với quân nhân;
- Hạ sĩ quan, chiến sĩ quân đội nhân dân; hạ sĩ quan, chiến sĩ công an nhân dân phục vụ có thời hạn; học viên quân đội, công an, cơ yếu đang theo học được hưởng sinh hoạt phí;
Chế độ hưởng trợ cấp 1 lần trong CAND được quy định như thế nào?
Theo quy định tại Luật Bảo hiểm xã hội 2014 và Thông tư liên tịch số 105/2016/TTLT-BQP-BCA-BLĐTBXH ta biết được rằng đối với chế độ hưởng trợ cấp 1 lần trong CAND thì có 02 chế độ hưởng trợ cấp 1 lần trong CAND mà người chiến sĩ công an được hưởng; đó chính là:
- Hưởng trợ cấp một lần khi sinh con;
- Hưởng trợ cấp một lần khi nghỉ hưu.
Chế độ trợ cấp 1 lần trong CAND đối với chế độ thai sản
Theo quy định tại khoản 2, 3 Điều 31 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về điều kiện hưởng chế độ thai sản như sau:
– Người lao động quy định tại các điểm b, c và d khoản 1 Điều 31:
- Lao động nữ sinh con;
- Lao động nữ mang thai hộ và người mẹ nhờ mang thai hộ;
- Người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi;
phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi.
– Người lao động quy định tại điểm b khoản 1 Điều 31:
- Lao động nữ sinh con;
đã đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 12 tháng trở lên mà khi mang thai phải nghỉ việc để dưỡng thai theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 03 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con.
Đối với quy định hưởng trợ cấp một lần khi sinh con được quy định như sau: Theo quy định tại khoản 2 Điều 7 Thông tư liên tịch số 105/2016/TTLT-BQP-BCA-BLĐTBXH quy định như sau:
- Đối với trường hợp chỉ có người cha tham gia bảo hiểm xã hội hoặc cả cha và mẹ cùng tham gia bảo hiểm xã hội nhưng người mẹ không đủ điều kiện để hưởng chế độ thai sản khi sinh con thì người cha phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng trước khi sinh con;
- Ví dụ 17: Đồng chí Thiếu úy Nguyễn Văn Hạnh, có thời gian tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc từ tháng 5 tháng 2015 đến tháng 9 năm 2015; từ tháng 10 năm 2015 đến tháng 02 năm 2016 đồng chí Hạnh nghỉ việc để điều trị bệnh, hưởng trợ cấp ốm đau từ nguồn quỹ bảo hiểm xã hội và không tham gia đóng bảo hiểm xã hội; tháng 3 năm 2016 đồng chí Hạnh tiếp tục trở lại đơn vị làm việc. Ngày 12 tháng 5 năm 2016 vợ đồng chí Hạnh (có tham gia bảo hiểm xã hội nhưng không đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản) sinh con. Như vậy, thời gian 12 tháng trước khi vợ đồng chí Hạnh sinh con được xác định từ tháng 5 năm 2015 đến tháng 4 năm 2016; trong khoảng thời gian này đồng chí Hạnh có thời gian tham gia bảo hiểm xã hội là 07 tháng nên đồng chí Hạnh được nhận trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng vợ đồng chí Hạnh sinh con.
- Trường hợp chỉ có người cha tham gia đóng bảo hiểm xã hội, người mẹ nhờ mang thai hộ và người mang thai hộ không tham gia bảo hiểm xã hội hoặc có tham gia bảo hiểm xã hội nhưng không đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản, thì người cha phải đóng bảo hiểm xã hội từ đủ 06 tháng trở lên trong thời gian 12 tháng tính đến thời điểm nhận con.
- Ví dụ 18: Đồng chí Bùi Văn Hiển, nhân viên cơ yếu, tham gia bảo hiểm xã hội từ tháng 12 năm 2015; do điều kiện sức khỏe, vợ chồng đồng chí Hiển phải nhờ người mang thai hộ; ngày 18 tháng 12 năm 2016 vợ chồng đồng chí Hiển được nhận con. Tuy nhiên, vợ đồng chí Hiển và người mẹ mang thai hộ không tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc; do đó, trong khoảng thời gian 12 tháng trước khi nhận con, đồng chí Hiển có thời gian tham gia bảo hiểm xã hội (từ tháng 12 năm 2015 đến tháng 12 năm 2016) là 13 tháng, nên đồng chí Hiển được nhận trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại thời điểm nhận con (1.210.000 đồng x 2 tháng = 2.420.000 đồng).
Mức hưởng chế độ thai sản:
- Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới 06 tháng tuổi thì được trợ cấp một lần cho mỗi con bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng lao động nữ sinh con hoặc tháng người lao động nhận nuôi con nuôi.
- Trường hợp sinh con nhưng chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội thì cha được trợ cấp một lần bằng 02 lần mức lương cơ sở tại tháng sinh con cho mỗi con.
Chế độ trợ cấp 1 lần trong CAND khi nghỉ hưu
Theo quy định tại Điều 58 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về chế độ trợ cấp 1 lần khi về hưu như sau:
– Người lao động có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75% thì khi nghỉ hưu, ngoài lương hưu còn được hưởng trợ cấp một lần.
– Mức trợ cấp một lần được tính theo số năm đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75%, cứ mỗi năm đóng bảo hiểm xã hội thì được tính bằng 0,5 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Đối với quy định hưởng trợ cấp một lần khi nghỉ hưu: Theo quy định tại Điều 15 Thông tư liên tịch số 105/2016/TTLT-BQP-BCA-BLĐTBXH như sau:
- Người lao động nghỉ việc bắt đầu hưởng lương hưu hằng tháng trong khoảng thời gian từ ngày 01 tháng 01 năm 2016 đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2017 mà có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ trên 30 năm đối với nam và từ trên 25 năm đối với nữ thì được hưởng trợ cấp một lần.
- Ví dụ 35: Đồng chí Thượng tá Vũ Hoài Nam, sinh ngày 15 tháng 3 năm 1959, nghỉ việc hưởng lương hưu từ tháng 3 năm 2016, có 40 năm 01 tháng đóng bảo hiểm xã hội. Đồng chí Nam có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75% (trên 30 năm) là 10 năm 01 tháng nên ngoài lương hưu hằng tháng đồng chí Nam còn được hưởng trợ cấp một lần khi nghỉ hưu bằng 10,5 năm x 0,5 = 5,25 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
- Ví dụ 36: Đồng chí Thiếu tá QNCN Nguyễn Thị Lan, sinh ngày 01 tháng 5 năm 1968, tham gia bảo hiểm xã hội từ tháng 02 tháng 1988, có thời gian công tác trong Quân đội là 16 năm 03 tháng, tuổi quân là 04 năm 03 tháng, công tác trong điều kiện bình thường, bị suy giảm khả năng lao động từ 61% và được nghỉ việc hưởng lương hưu từ ngày 01 tháng 5 năm 2016 với tổng thời gian tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc là 28 năm 03 tháng; như vậy, đồng chí Lan có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75% (trên 25 năm) là 03 năm 03 tháng; do đó, ngoài lương hưu hằng tháng đồng chí Lan còn được hưởng trợ cấp một lần khi nghỉ hưu bằng 3,5 năm x 0,5 = 1,75 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
- Lao động nữ nghỉ việc hưởng lương hưu hằng tháng từ ngày 01 tháng 01 năm 2018 trở đi mà có thời gian đóng bảo hiểm xã hội từ trên 30 năm thì được hưởng trợ cấp một lần.
- Ví dụ 37: Đồng chí Trung tá QNCN Hà Thị Hoa, nhân viên quản lý, sinh ngày 30 tháng 4 năm 1968, nghỉ hưu tháng 5 năm 2018, có 31 năm 01 tháng đóng bảo hiểm xã hội bảo hiểm xã hội. Đồng chí Hoa có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75% (trên 30 năm) là 01 năm 01 tháng nên ngoài lương hưu hằng tháng đồng chí Hoa còn được hưởng trợ cấp một lần khi nghỉ hưu bằng 1,5 năm x 0,5 = 0,75 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
- Lao động nam nghỉ việc hưởng lương hưu hằng tháng vào năm 2018 phải có trên 31 năm đóng bảo hiểm xã hội, năm 2019 phải có trên 32 năm, năm 2020 phải có trên 33 năm, năm 2021 phải có trên 34 năm, từ năm 2022 trở đi phải có trên 35 năm đóng bảo hiểm xã hội thì được hưởng trợ cấp một lần.
- Ví dụ 38: Đồng chí Đặng Văn Hà, cán bộ nghiên cứu, Ban Cơ yếu Chính phủ, sinh ngày 14 tháng 4 năm 1960, nghỉ hưu tháng 05 năm 2018, có 40 năm 09 tháng đóng bảo hiểm xã hội. Đồng chí Hà có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75% (trên 31 năm) là 09 năm 09 tháng nên ngoài lương hưu hằng tháng còn được hưởng trợ cấp một lần khi nghỉ hưu bằng 10 năm x 0,5 = 5,0 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
- Ví dụ 39: Đồng chí Trung tá Lê Văn Ba, cán bộ công an phường, nghỉ hưu tháng 5/2022, có 37 năm 06 tháng đóng bảo hiểm xã hội. Đồng chí Ba có thời gian đóng bảo hiểm xã hội cao hơn số năm tương ứng với tỷ lệ hưởng lương hưu 75% (trên 35 năm) là 02 năm 06 tháng nên ngoài lương hưu hằng tháng còn được hưởng trợ cấp một lần khi nghỉ hưu bằng 2,5 năm x 0,5 = 1,25 tháng mức bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội.
Mời bạn xem thêm
- Hướng dẫn trích lục khai sinh online nhanh chóng năm 2022
- Dịch vụ trích lục giấy khai sinh nhanh chóng nhất 2022
- Thủ tục đề nghị cấp bản sao trích lục hộ tịch mới
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “Chế độ hưởng trợ cấp 1 lần trong CAND được quy định như thế nào?″. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giấy phép vệ sinh an toàn thực phẩm, quy trình kiểm tra an toàn vệ sinh thực phẩm mới năm 2022 của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Facebook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Lao động nữ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản trước và sau khi sinh con là 06 tháng. Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ hai trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
Thời gian nghỉ hưởng chế độ thai sản trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.
Lao động nam đang đóng bảo hiểm xã hội khi vợ sinh con được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản như sau:
+ 05 ngày làm việc;
+ 07 ngày làm việc khi vợ sinh con phải phẫu thuật, sinh con dưới 32 tuần tuổi;
+ Trường hợp vợ sinh đôi thì được nghỉ 10 ngày làm việc, từ sinh ba trở lên thì cứ thêm mỗi con được nghỉ thêm 03 ngày làm việc;
+ Trường hợp vợ sinh đôi trở lên mà phải phẫu thuật thì được nghỉ 14 ngày làm việc.
Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản quy định tại khoản này được tính trong khoảng thời gian 30 ngày đầu kể từ ngày vợ sinh con.
Trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết sau khi sinh con hoặc gặp rủi ro sau khi sinh mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con theo xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì cha được nghỉ việc hưởng chế độ thai sản cho đến khi con đủ 06 tháng tuổi.