Hiện tại gia đình tôi làm ăn buôn bán cho một người quen chuyên về đồ dùng văn phòng phẩm để mua đi và bán lại. Nhưng đến thời điểm hiện tại người quen này nợ gia đình tôi nhiều tiền tôi có đề nghị chú ấy trả nợ. Đến nay vẫn chưa thấy chú trả, qua nhiều lần gọi điện thoại qua lại tôi có ghi âm lại cuộc trò chuyện. Vậy băng ghi âm của tôi có được coi là chứng cứ trong vụ án này không? Các điều kiện nào để ghi âm được xem là chứng cứ?
Để bạn đọc có thể cung cấp thông tin về vấn đề này, Luật sư X xin giới thiệu bài viết “Khi nào băng ghi âm la chứng cứ trong vụ án dân sự?“. Mời bạn đọc cùng tham khảo.
Căn cứ pháp lý
Chứng cứ trong tố tụng dân sự là gì?
Nghiên cứu chứng cứ, đánh giá chứng cứ theo quy định tại Điều 93 và Điều 108 Bộ luật Tố tụng dân sự (BLTTDS) phải bảo đảm tính khách quan, toàn diện đầy đủ, chính xác, sự liên quan giữa các chứng cứ và khảng định tính hợp pháp, tính liên quan, giá trị chứng minh của từng chứng cứ, có ý nghĩa rất quan trọng. Bởi lẽ, tất cả các hoạt động tố tụng dân sự đều phải đi đến kết luận về giá trị chứng minh của chứng cứ, trên cơ sở đó mới có thể kết luận về vụ án, vụ việc dân sự.
Theo Từ điển tiếng Việt, của Nhà xuất bản Khoa học xã hội, xuất bản năm 1988 thì chứng cứ là “cái cụ thể (như lời nói hoặc việc làm, vật làm chứng, tài liệu, …) tỏ rõ điều gì đó là có thật”.
Như vậy, có thể hiểu chứng cứ (theo một nghĩa chung nhất) là những gì có thật, phản ánh sự thật khách quan về một vụ việc và được thu thập theo trình tự nhất định do pháp luật quy định.
Chứng cứ trong pháp luật tố tụng hình sự, hành chính hay trong tố tụng dân sự đều có những điểm chung và vừa có tính lý luận sâu sắc, vừa có tính thực tiễn rất cao. Nó là cơ sở quan trọng để xác định sự thật khách quan của vụ án.
Cách xác định chứng cứ khi băng ghi âm la chứng cứ trong vụ an dân sự
Căn cứ theo Điều 95 của Bộ luật tố tụng dân sự về xác định nguồn chứng cứ được quy định như sau:
- Tài liệu đọc được nội dung được coi là chứng cứ nếu là bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực hợp pháp hoặc do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cung cấp, xác nhận.
- Tài liệu nghe được, nhìn được được coi là chứng cứ nếu được xuất trình kèm theo văn bản trình bày của người có tài liệu đó về xuất xứ của tài liệu nếu họ tự thu âm, thu hình hoặc văn bản có xác nhận của người đã cung cấp cho người xuất trình về xuất xứ của tài liệu đó hoặc văn bản về sự việc liên quan tới việc thu âm, thu hình đó.
- Thông điệp dữ liệu điện tử được thể hiện dưới hình thức trao đổi dữ liệu điện tử, chứng từ điện tử, thư điện tử, điện tín, điện báo, fax và các hình thức tương tự khác theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
- Vật chứng là chứng cứ phải là hiện vật gốc liên quan đến vụ việc.
- Lời khai của đương sự, lời khai của người làm chứng được coi là chứng cứ nếu được ghi bằng văn bản, băng ghi âm, đĩa ghi âm, băng ghi hình, đĩa ghi hình, thiết bị khác chứa âm thanh, hình ảnh theo quy định hoặc khai bằng lời tại phiên tòa.
- Kết luận giám định được coi là chứng cứ nếu việc giám định đó được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.
- Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ được coi là chứng cứ nếu việc thẩm định được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.
- Kết quả định giá tài sản, kết quả thẩm định giá tài sản được coi là chứng cứ nếu việc định giá, thẩm định giá được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.
- Văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập tại chỗ được coi là chứng cứ nếu việc lập văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.
- Văn bản công chứng, chứng thực được coi là chứng cứ nếu việc công chứng, chứng thực được thực hiện theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.
- Các nguồn khác mà pháp luật có quy định được xác định là chứng cứ theo điều kiện, thủ tục mà pháp luật quy định.
Việc tìm hiểu quy định về chứng cứ không chỉ có ý nghĩa pháp lý mà còn góp phần quan trọng vào quá trình giải quyết vụ án.
Khi nào băng ghi âm la chứng cứ trong vụ án dân sự?
Theo quy định tại Điều 93 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 thì: “Chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật được đương sự và cơ quan, tổ chức, cá nhân khác giao nộp, xuất trình cho Tòa án trong quá trình tố tụng hoặc do Tòa án thu thập được theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định và Tòa án sử dụng để làm căn cứ để xác định các tình tiết khách quan của vụ án cũng như xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp”.
Điều 94 Bộ luật tố tụng dân sự năm 2015 quy định về nguồn chứng cứ được thu thập từ các nguồn sau:
- Tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được, dữ liệu điện tử;
- Vật chứng;
- Lời khai của đương sự;
- Lời khai của người làm chứng;
- Kết luận giám định;
- Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ;
- Kết quả định giá tài sản, thẩm định giá tài sản;
- Văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập;
- Văn bản công chứng chứng thực;
- Các nguồn khác mà pháp luật có quy định.
Đối chiếu quy định này có thể thấy băng ghi âm là tài liệu nghe được và được coi là một nguồn chứng cứ. Tuy nhiên, theo quy định tại Điều 95 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 về xác định chứng cứ thì “Tài liệu nghe được, nhìn được được coi là chứng cứ nếu được xuất trình kèm theo văn bản trình bày của người có tài liệu đó về xuất xứ của tài liệu nếu họ tự thu âm, thu hình hoặc văn bản có xác nhận của người đã cung cấp cho người xuất trình về xuất xứ của tài liệu đó hoặc văn bản về sự việc liên quan tới việc thu âm, thu hình đó”.
Như vậy, đoạn băng ghi âm cuộc trao đổi giữa người hỏi và đối tác làm ăn chỉ được coi là chứng cứ khi người này xuất trình được kèm theo văn bản xác nhận xuất xứ của đoạn băng ghi âm hoặc văn bản về sự việc liên quan đến việc ghi âm. Ví dụ như: Biên bản làm việc về nội dung cụ thể mà cũng được ghi âm trong băng ghi âm có chữ ký đầy đủ của 2 bên; văn bản xác nhận người hỏi và đối tác làm ăn có gặp mặt thời điểm ghi âm; Người hỏi và đối tác có lịch làm việc cùng nhau…; Một điều quan trọng nữa là đối tác của người hỏi phải thừa nhận giọng nói trong đoạn băng ghi âm là của họ hoặc cơ quan giám định có kết luận xác nhận giọng nói trong đoạn băng ghi âm là của đối tác.
Từ phân tích trên có thể thấy, để được Tòa án chấp nhận băng ghi âm của người hỏi là chứng cứ của vụ án thì đoạn băng ghi âm đó phải đáp ứng được các điều kiện trên, nếu không đáp ứng được các điều kiện này, đoạn băng ghi âm do người hỏi ghi lại chỉ được xem là tài liệu có liên quan đến vụ án, có giá trị tham khảo chứ không có giá trị chứng minh trong việc xác định sự thật khách quan của vụ án.
Thủ tục tiến hành giám định giọng nói trong băng ghi âm theo Bộ luật tố tụng dân sự
Theo quy định của Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì Đương sự có quyền yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định hoặc tự mình yêu cầu giám định sau khi đã đề nghị Tòa án trưng cầu giám định nhưng Tòa án từ chối yêu cầu của đương sự, thủ tục giám định được thực hiện theo luật giám định tư pháp cụ thể như sau :
Khi yêu cầu giám định người phải gửi văn bản yêu cầu giám định kèm theo đối tượng giám định, các tài liệu, đồ vật có liên quan (nếu có). Bên cạnh đó, gồm tài liệu sau: bản sao giấy tờ chứng minh mình là đương sự trong vụ việc dân sự, người đại diện hợp pháp của họ đến cá nhân, tổ chức thực hiện giám định.
Theo đó, văn bản yêu cầu giám định tư pháp phải có các nội dung sau:
- Tên tổ chức hoặc họ, tên người yêu cầu giám định.
- Nội dung yêu cầu giám định.
- Tên và đặc điểm của đối tượng giám định.
- Tên tài liệu có liên quan hoặc mẫu so sánh gửi kèm theo (nếu có).
- Ngày, tháng, năm yêu cầu giám định và thời hạn trả kết luận giám định.
- Chữ ký, họ, tên người yêu cầu giám định.
Cơ sở pháp lý khoản 1 Điều 26 Luật Giám định Tư pháp 2012 (sửa đổi, bổ sung 2020)
Mời bạn xem thêm
Thông tin liên hệ
- Vợ ngoại tình có được chia tài sản không?
- Nhờ người thân lấy hộ căn cước công dân có được không?
- Thủ tục giám hộ cho người mất năng lực hành vi dân sự thế nào?
- Tra cứu lý lịch tư pháp trực tuyến như thế nào?
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về chủ đề “Băng ghi âm la chứng cứ trong vụ an dân sự”. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết giúp ích được cho độc giả. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư X về thay đổi họ tên cha trong giấy khai sinh, thủ tục đăng ký logo, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam, đăng ký lại khai sinh có yếu tố nước ngoài, giấy phép sàn thương mại điện tử, giấy phép sàn thương mại điện tử, đổi tên đệm trong giấy khai sinh, đổi tên căn cước công dân, đổi tên giấy khai sinh Hồ Chí Minh, bảo hộ logo thương hiệu, tạm ngừng doanh nghiệp, tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp, xin trích lục quyết định ly hôn, trích lục hồ sơ đất đai, mua giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, xin phép bay flycam, đăng ký mã số thuế cá nhân mới, khai giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, tra cứu thông tin quy hoạch… , mời quý khách hàng liên hệ đến hotline: 0833.102.102. Hoặc quý khách có thể tham khảo thêm các kênh sau:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/luatsux
Câu hỏi thường gặp
Hiện tại thì không có quy định được phép hoặc không được phép khi ghi âm, ghi hình phiên tòa đối những những đương sự hoặc những đối tượng tham gia phiên tòa khác. Tuy nhiên căn cứ khoản 6 Điều 234 nêu trên:
Không đội mũ, nón, đeo kính màu trong phòng xử án, trừ trường hợp có lý do chính đáng và được sự đồng ý của chủ tọa phiên tòa; không sử dụng điện thoại di động, không hút thuốc, không ăn uống trong phòng xử án hoặc có hành vi khác ảnh hưởng đến sự tôn nghiêm của phiên tòa.
Vậy khi tham gia phiên tòa xét xử, không được phép sử dụng điện thoại di động, trường hợp sử dụng công cụ ghi âm, ghi hình khác thì chủ tọa phiên tòa sẽ xem xét có ảnh hưởng đến sự tôn nghiêm của phiên tòa hay không mà cho phép hoặc không cho phép thực hiện việc ghi âm, ghi hình.
Và nếu đã được ghi âm, ghi hình nội dung phiên tòa thì cũng phải tuân thủ quy định về quyền của cá nhân đối với hình ảnh, nếu gây thiệt hại, ảnh hưởng quyền và lợi ích của những người có liên quan thì cũng phải chịu trách nhiệm tương ứng.
Tong quá trình Tòa án giải quyết vụ việc dân sự, đương sự có quyền và nghĩa vụ giao nộp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án. Trường hợp tài liệu, chứng cứ đã được giao nộp chưa bảo đảm đủ cơ sở để giải quyết vụ việc thì Thẩm phán yêu cầu đương sự giao nộp bổ sung tài liệu, chứng cứ.
Nếu đương sự không giao nộp hoặc giao nộp không đầy đủ tài liệu, chứng cứ do Tòa án yêu cầu mà không có lý do chính đáng thì Tòa án căn cứ vào tài liệu, chứng cứ mà đương sự đã giao nộp và Tòa án đã thu thập theo quy định tại Điều 97 của Bộ luật này để giải quyết vụ việc dân sự.
Việc đương sự giao nộp tài liệu, chứng cứ cho Tòa án phải được lập biên bản. Trong biên bản phải ghi rõ tên gọi, hình thức, nội dung, đặc điểm của tài liệu, chứng cứ; số bản, số trang của chứng cứ và thời gian nhận; chữ ký hoặc điểm chỉ của người giao nộp, chữ ký của người nhận và dấu của Tòa án. Biên bản phải lập thành hai bản, một bản lưu vào hồ sơ vụ việc dân sự và một bản giao cho đương sự nộp chứng cứ.
Căn cứ vào Điều 255 và khoản 2 Điều 254 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 như sau:
Nghe băng ghi âm, đĩa ghi âm, xem băng ghi hình, đĩa ghi hình, thiết bị khác chứa âm thanh, hình ảnh
Theo yêu cầu của đương sự, người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự, người tham gia tố tụng khác, Kiểm sát viên hoặc khi xét thấy cần thiết, Hội đồng xét xử cho nghe băng ghi âm, đĩa ghi âm, xem băng ghi hình, đĩa ghi hình, thiết bị khác chứa âm thanh, hình ảnh tại phiên tòa, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 254 của Bộ luật này.
Công bố tài liệu, chứng cứ của vụ án
…
Trường hợp đặc biệt cần giữ bí mật nhà nước, giữ gìn thuần phong mỹ tục của dân tộc, giữ bí mật nghề nghiệp, bí mật kinh doanh, bí mật cá nhân, bí mật gia đình, bảo vệ người chưa thành niên theo yêu cầu của đương sự thì Hội đồng xét xử không công bố tài liệu, chứng cứ có trong hồ sơ vụ án.
Như vậy, căn cứ vào tình hình thực tế, nếu xét thấy cần thiết thì Hội đồng xét xử có thể cho nghe băng ghi âm, ghi hình trừ trường hợp tại khoản 2 Điều 254 nêu trên.