Trong những năm gần đây, tình hình vi phạm và tội phạm còn diễn biến rất phức tạp. Hoạt động điều tra của lực lượng cảnh sát điều tra khám xét gặp nhiều khó khăn vướng mắc và phải sử dụng nhiều biện pháp nghiệp vụ để tác nghiệp. Thực tế cho thấy đối tượng phạm tội dùng mọi thủ đoạn để lôi kéo xúi giục những người xung quang đối tượng cùng tham gia thực hiện hành vi phạm tội, tạo ra rất nhiều khó khăn cho cơ quan tiến hành tố tụng trong hoạt động kiểm sát giám định, bắt, khám xét, nói chung và nhất là việc khám xét nhà ở nói riêng. Vậy khi Điều tra viên tác nghiệp khám xét chỗ ở hiện nay gặp những khó khăn và thuận lợi gì?
Để giúp bạn đọc có thêm kiến thức về vấn đề này, Luật sư X xin giới thiệu bài viết “Thuận lợi và khó khăn khi khám xét chỗ ở hiện nay“. Mời bạn đọc cùng tham khảo.
Căn cứ pháp lý
Khám chỗ ở là gì ?
Khám chỗ ở là tìm tòi, lục soát chỗ ở của người bị khám xét để phát hiện và thu giữ công cụ, phương tiện phạm tội, đồ vật, tài sản do phạm tội mà có hoặc đồ vật, tài liệu khác có liên quan đến vụ án cũng như xác chết hay người đang bị truy nã.
Chỗ ở có thể là nhà riêng, căn hộ tập thể, phòng trọ hoặc phương tiện giao thông vận tải như xe, tàu, thuyền đang được sử dụng để ở. Chỗ ở còn bao gồm cả vùng phụ cận như vườn, đất thuộc khu vực chỗ ở của người bị khám xét và công trình phụ trên đất đó.
Trước đây, việc khám chỗ ở được quy định trong Sắc lệnh số 181 ngày 20.7. 4946, sau đó được bổ sung bằng Sắc lệnh số 88/SL ngày 02.8.1949 ấn định quyền hạn và thủ tục khám nhà của Ban Tư pháp xã; Luật số 103- LS/L005 ngày 20.5.1957; sau đó được ghi nhận tại Điều 27 và 28 Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hoà năm 1959. Tuy nhiên, các quy định về khám chỗ ở trong các văn bản này còn chưa cụ thể. Bộ luật tố tụng hình sự năm 1988 trước đây và Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 đã quy định đầy đủ hơn về căn cứ, trình tự và thủ tục khám chỗ ở. Theo đó, việc khám chỗ ở chỉ được tiến hành khi có căn cứ luật định và phải có lệnh khám của người có thẩm quyền. Khi bắt đầu khám chỗ ở, Điều tra viên phải đọc và đưa cho đương sự xem lệnh khám; giải thích cho đương sự và những người có mặt biết quyền và nghĩa vụ của họ; yêu cầu đương sự đưa ra những đồ vật có liên quan đến vụ án, nếu đương sự từ chối thì tiến hành khám.
Khi khám chỗ ở phải có mặt người chủ hoặc người đã thành niên trong gia đình họ, có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn và người láng giềng chứng kiến; trong trường hợp đương sự và người trong gia đình họ cố tình vắng mặt, bỏ trốn hoặc đi vắng lâu ngày mà việc khám xét không thể trì hoãn thì phải có đại diện chính quyền và hai người láng giềng chứng kiến. Không được khám chỗ ở, vào ban đêm (từ 22 giờ ngày hôm trước đến 6 giờ sáng ngày hôm sau), trừ trường hợp không thể trì hoãn, nhưng phải ghi rõ lí do vào biên bản.
Khi tiến hành khám chỗ ở những người có mặt không được tự ý rời khỏi nơi đang bị khám, không được liên hệ, trao đổi với nhau hoặc với những người khác cho đến khi khám xong.
Lập kế hoạch khám xét chỗ ở
Sau khi nghiên cứu hồ sơ vụ án, nghiên cứu đối tượng cần khám xét, điều tra viên cần lập kế hoạch khám xét chỗ ở một cách chi tiết, cụ thể để việc tiến hành khám xét được hiệu quả. Trong bản kế hoạc đó cần nêu được những nội dung cơ bản sau ( nêu được chiến thuật):
Thứ nhất: Xác định đối tượng của cuộc khám xét, mục đích và yêu cầu của cuộc khám xét.
Thứ hai: xác định thời gian tiến hành khám xét.
Thời gian tiến hành khám xét được xác định trên cơ sở đã có sự nghiên cứu về chỗ ở cần khám xét. Thời gian khám xét phải là thời điểm có khả năng tạo điều kiện thuận lợi cho việc xuất hiện ở địa điểm khám xét cũng như tiến hành các hoạt động tìm tòi, lục soát của lực lượng khám xét. Khi trong vụ án cần phải khám xét nhiều nơi của một hay nhiều đối tượng thì thời gian tiến hành khám xét các cuộc khám xét phải đảm bảo tính đồng thời, không để cho các đối tượng có điều kiện thông báo cho nhau, cất giấu, tiêu hủy những đồ vật, tài liệu, có liên quan đến vụ án hoặc chạy chốn. Ngoài ra, khi tiến hành chỗ ở phải đảm bảo quy định tại khoản 3 Điều 143 Bộ luật tố tụng hình sự.
Thứ ba: dự kiến thành phần lực lượng tiến hành và tham gia khám xét
Những người tiến hành khám xét được quy định ở khoản 2 Điều 142; khoản 2,4 Điều 143; đoạn 3 Điều 144 Bộ luật tố tụng hình sự
Thứ tư: Dự kiến những phương tiện cần thiết cho cuộc khám xét chỗ ở
Đối với kế hoạch khám xét chỗ ở, những phương tiện cần cho việc khám xét chỗ ở có thể là: phương tiện chiếu sáng; dụng cụ cạy phá, đo đạc; những phương tiện , vật liệu để thu thập, bỏa quản dấu vết, đồ vật, tài liệu thu được trong quá trình khám xét; các phương tiện để tìm kiếm; các phương tiện để ghi nhận diễn biến và kết quả khám xét; những phương tiện thông tin liên lạc, đi lại và các vũ khí cần thiết
Thứ năm: dự kiến quá trình tiến hành khám xét
Trong bản kế hoạch khám xét cần thể hiện được chi tiết tiến trình một cuộc khám xét chỗ ở: thời gian xuất phát của các lực lượng khám xét được huy động, thời điểm cũng như cách tiếp cận chỗ ở cần khám xét, trình tự khám xét và những phương pháp khám xét…
Thứ sáu: dự kiến những tình huống phức tạp có thể xảy ra và các biện pháp giải quyết
Quá trình khám xét chỗ ở, nơi làm việc được thực hiện như thế nào?
Theo Điều 195 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 quy định về việc khám xét chỗ ở, nơi làm việc, địa điểm, phương tiện, theo đó việc khám xét chỗ ở, nơi làm việc được thực hiện theo quy định như sau:
- Khi khám xét chỗ ở thì phải có mặt người đó hoặc người từ đủ 18 tuổi trở lên cùng chỗ ở, có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn và người chứng kiến; trường hợp người đó, người từ đủ 18 tuổi trở lên cùng chỗ ở cố tình vắng mặt, bỏ trốn hoặc vì lý do khác họ không có mặt mà việc khám xét không thể trì hoãn thì việc khám xét vẫn được tiến hành nhưng phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi khám xét và hai người chứng kiến. Không được bắt đầu việc khám xét chỗ ở vào ban đêm, trừ trường hợp khẩn cấp nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản.
- Khi khám xét nơi làm việc của một người thì phải có mặt người đó, trừ trường hợp không thể trì hoãn nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản. Việc khám xét nơi làm việc phải có đại diện của cơ quan, tổ chức nơi người đó làm việc chứng kiến. Trong trường hợp không có đại diện cơ quan, tổ chức thì việc khám xét vẫn được tiến hành nhưng phải có đại diện chính quyền xã, phường, thị trấn nơi khám xét và 02 người chứng kiến.
- Khi tiến hành khám xét chỗ ở, nơi làm việc những người có mặt không được tự ý rời khỏi nơi đang bị khám, không được liên hệ, trao đổi với nhau hoặc với những người khác cho đến khi khám xét xong.
Thuận lợi và khó khăn khi khám xét chỗ ở
Điểm thuận lợi khi điều tra viên khám xét chỗ ở.
Khi tiến hành khám xét nói chung và khám xét chổ ở nói riêng thì bước chuẩn bị cho việc khám xét chổ ở điều tra viên qua nghiên cứu hồ sơ có thể xác định được chính xác khuôn viên khám xét bao gồm cả những nơi khám xét chính và những vùng phụ cận. nơi khám xét thường ít bị di chuyển, từ đó điều tra viên có thể lựa chọn áp dụng các chiến thuật khám xét phù hợp. Chuẩn bị lực lượng phương tiện kỹ thuật hỗ trợ cho cuộc khám xét. dự tính được những tình huống đột xuất xảy ra, kịp thời xử lý để cuộc khám xét đạt kết quả cao. Chỗ ở thường được các đối tượng làm nơi cất giấu đồ vật, tài liệu, công cụ, phương tiện phạm tội mà chỗ ở thường có tính ổn định cao, khi đối tượng muốn cất giấu tài liệu, công cụ, phương tiện đồ vật phạm tội thì chúng phải thay đổi kết cấu chỗ ở thì những nơi cất giấu đó thường để lại những dấu vết, hoặc những tài sản, công cụ, phương tiện phạm tội đã cất giấu thì khó di chuyển, tẩu tán.
Một số khó khăn khám xét chỗ ở.
Khám xét chỗ ở địa điểm vùng sâu, vùng xa thuộc dân tộc ít người:
Chỗ ở thường của người dân có diện tích rộng, thưa người lực lượng ở mỗi địa phương còn mỏng dẫn đến có những lúc lực lượng tham gia khám xét chưa thật sự đáp ứng được cho yêu cầu của cuộc khám xét. Khi nơi khám xét xa đơn vị thì không có sự hỗ trợ kịp thời của đồng đội khi có tình huống cần thiết.
Một số đối tượng dựa vào phong tục tập quán riêng của các dân tộc mà chúng dựa vào đó để che giấu cản trở gây khó khăn cho lực lượng khám xét.
Sự hiếu kỳ của người dân Việt Nam nhất là ở các vùng cao, vùng nông thôn khi tiến hành khám xét, đây là vấn đề được nhiều người dân tò mò, hiếu kỳ dẫn đến quanh khu vực khám xét sẽ tập trung đông người dẫn đến tình trạng thiếu tập trung của các điều tra viên.
Bên cạnh đó là công cụ phương tiện hỗ trợ cho các cuộc khám xét còn thô sơ kém hiệu quả.
Khám xét chỗ ở là căn hộ chung cư, gian nhà tập thể hay một phòng trọ cho thuê để ở riêng:
Tuy diện tích chỗ ở nhỏ hẹp thuận lợi cho quá trình bao vây khống chế khu vực khám xét nhưng những nơi giáp ranh giữa các căn hộ, phòng trọ lại là những điểm thuận lợi cho việc cất giấu đồ vật tài liệu, công cụ, phương tiện để tránh sự phát hiện của cơ quan điều tra hoặc khi cơ quan điều tra phát hiện thì chúng cũng tìm những lý do ngụy biện bác bỏ không nhận những đồ vật, công cụ, phương tiện đó thuộc chỗ ở của mình.
Khi căn hộ, gian nhà tập thể…giáp ranh thì chúng phát hiện có lực lượng khám xét, chúng dễ dàng tẩu tán đồ vật, phương tiện bằng cách ném sang các căn hộ, phòng trọ khác để rồi tìm cách gây khó khăn cho cơ quan điều tra.
Những căn nhà tập thể hoặc căn hộ chung cư thường có bề ngoài giống nhau dẫn đến tình trạng khám nhầm lẫn giữa các căn nhà, căn hộ.
Để khắc phục tình trạng coi khám xét nơi ở của người phạm tội chỉ là một biện pháp điều tra nhằm khép kín hồ sơ, trước hết lãnh đạo các đơn vị cần quan tâm hơn nữa đến biện pháp công tác này. Ngoài ra, các điều tra viên cũng cần phải trang bị cho mình kiến thức nghiệp vụ của mình. Chiến thuật khám xét nơi ở của người phạm tội như đã trình bày ở trên chủ yếu là những chỉ dẫn, thủ thuật, mang tính tính định hướng. Việc vận dụng và quá trình khám xét chỗ ở của người phạm tội một tội danh cụ thể đòi hỏi phải có sự tìm tòi nghiên cứu vận dụng sáng tạo linh hoạt của điều tra viên. Cần làm tốt công tác tổng kết rút ra bài học kinh nghiệm của việc vận dụng chiến thuật khám xét trong điều tra vụ án hình sự, nhằm ngày càng hoàn thiện hơn về lý luận và thực tiễn của biện pháp nghiệp vụ này. Ngoài việc sử dụng tốt các lực lượng tham gia khám xét chỗ ở của người phạm tội, để phát huy được hiệu quả của biện pháp điều tra này cần có sự phối hợp sử dụng sức mạnh tổng hợp của các biện pháp điều tra khác nhau cũng như các biện pháp trinh sát hỗ trợ.
Kết quả của khám xét chính là nguồn chứng cứ và cũng là chứng cứ tố tụng hình sự, do vậy việc tiến hành khám xét phải đảm bảo theo đúng căn cứ thẩm quyền ra lệnh cũng như đảm bảo về thủ tục và trình tự. Việc thu giữ dấu vết vật chứng, tang vật của vụ án phải được tiến hành theo đúng quy định của pháp luật. Phát hiện thu thập bảo quản vật chứng phải được coi trọng đúng mức, nếu không những dấu vết vật chứng đó sẽ không còn tác dụng chứng minh tội phạm và như vậy sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả của hoạt động điều tra của vụ án hình sự.
Khám xét chỗ ở của người phạm tội là một thể của cuộc khám xét. Đây là một hoạt động điều tra hình sự nhằm mục đích tìm kiếm dấu vết tội phạm, vật chứng hoặc những đồ vật tài liệu liên quan khác có liên quan đến vụ án, là một trong những nhiệm vụ cực kỳ quan trọng có ý nghĩa sâu sắc trong cuộc đấu tranh phòng chống tội phạm nói chung và điều tra vụ án hình sự nói riêng. Đây là những chứng cứ dùng để chứng minh tội phạm,kiểm tra các nguồn tin, tài liệu có giá trị
khác trong hồ sơ vụ án hình sự. Tuy nhiên, việc khám xét đụng chạm trực tiếp đến các quyền cơ bản của con người được pháp luật bảo vệ, vì vậy, để phát huy vai trò, tác dụng của khám xét và tôn trọng quyền lợi cơ bản của công dân, cán bộ điều tra viên phải nắm thật chắc những căn cứ pháp lý khi ra lệnh khám xét. Áp dụng chiến thuật khám xét phải tuân thủ các thủ thuật đã trình bày ở phần trên, đồng thời nắm vững các đặc điểm tâm lý của người bị khám xét, đặc
điểm cấu trúc của vị trí cần khám xét cùng các vùng phụ cận…trên cơ sở đó nhanh chóng phát hiện, thu thập tài liệu những chứng cứ của vụ án. Trong quá trình khám xét từng trường hợp cụ thể phải có sự vận dụng linh hoạt sáng tạo các chỉ dẫn chiến thuật, kết hợp với các biện pháp khác một cách khéo léo, phù hợp với từng địa điểm, từng vụ việc và yêu cầu cụ thể, phục vụ tốt yêu cầu chính trị ở địa phương, góp phần nâng cao hiệu quả của cuộc khám xét.
Mời bạn xem thêm
Thông tin liên hệ
- Vợ ngoại tình có được chia tài sản không?
- Nhờ người thân lấy hộ căn cước công dân có được không?
- Thủ tục giám hộ cho người mất năng lực hành vi dân sự thế nào?
- Tra cứu lý lịch tư pháp trực tuyến như thế nào?
Trên đây là nội dung tư vấn của Luật sư X về chủ đề “Thuận lợi và khó khăn khi khám xét chỗ ở hiện nay”. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết giúp ích được cho độc giả. Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của Luật sư X về thay đổi họ tên cha trong giấy khai sinh, thủ tục đăng ký logo, đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại Việt Nam, đăng ký lại khai sinh có yếu tố nước ngoài, giấy phép sàn thương mại điện tử, giấy phép sàn thương mại điện tử, đổi tên đệm trong giấy khai sinh, đổi tên căn cước công dân, đổi tên giấy khai sinh Hồ Chí Minh, bảo hộ logo thương hiệu, tạm ngừng doanh nghiệp, mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh, xin trích lục quyết định ly hôn, trích lục hồ sơ đất đai, mua giấy chứng nhận vệ sinh an toàn thực phẩm, xin phép bay flycam, đăng ký mã số thuế cá nhân mới, khai giấy xác nhận tình trạng hôn nhân, tra cứu thông tin quy hoạch… mời quý khách hàng liên hệ đến hotline: 0833.102.102. Hoặc quý khách có thể tham khảo thêm các kênh sau:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/luatsux
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ khoản 1 Điều 192 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 quy định việc khám xét người chỉ được tiến hành khi có căn cứ để nhận định trong người có công cụ, phương tiện phạm tội, tài liệu, đồ vật, tài sản do phạm tội mà có hoặc đồ vật, tài liệu khác có liên quan đến vụ án.
Lúc này, việc khám xét phải thực hiện đúng quy định tại Điều 194 Bộ luật Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015:
Điều 194. Khám xét người
Khi bắt đầu khám xét người, người thi hành lệnh khám xét phải đọc lệnh và đưa cho người bị khám xét đọc lệnh đó; giải thích cho người bị khám xét và những người có mặt biết quyền và nghĩa vụ của họ. Người tiến hành khám xét phải yêu cầu người bị khám xét đưa ra các tài liệu, đồ vật có liên quan đến vụ án, nếu họ từ chối hoặc đưa ra không đầy đủ các tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án thì tiến hành khám xét.
Việc khám xét người phải do người cùng giới thực hiện và có người khác cùng giới chứng kiến. Việc khám xét không được xâm phạm đến tính mạng, sức khỏe, tài sản, danh dự, nhân phẩm của người bị khám xét.
Có thể tiến hành khám xét người mà không cần có lệnh trong trường hợp bắt người hoặc khi có căn cứ để khẳng định người có mặt tại nơi khám xét giấu trong người vũ khí, hung khí, chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án.
Như vậy, theo khoản 3 Điều 194 Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 thì có thể tiến hành khám xét người mà không cần có lệnh trong trường hợp bắt người hoặc khi có căn cứ để khẳng định người có mặt tại nơi khám xét giấu trong người vũ khí, hung khí, chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan đến vụ án.
Tại khoản 2 Điều 109 của Bộ luật Tố tụng hình sự năm 2015 có quy định các trường hợp bắt người gồm bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp, bắt người phạm tội quả tang, bắt người đang bị truy nã, bắt bị can, bị cáo để tạm giam, bắt người bị yêu cầu dẫn độ.
Như vậy, khi Công an huyện bắt quả tang một nhóm người đang đánh bạc thì họ có quyền khám xét những người đó mà không cần có lệnh. Tuy nhiên, việc khám xét phải thực hiện đúng quy định tại Điều 194 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 về khám xét người.
Pháp luật tố tụng hình sự hiện hành chưa đưa ra hướng dẫn, giải thích chính thức nào về việc không được bắt người vào ban đêm. Tuy nhiên, có thể hiểu, việc pháp luật cấm bắt người vào ban đêm nhằm đảm bảo trật tự, tránh gây xáo trộn, ảnh hưởng đến những người xung quanh, bởi ban đêm là thời điểm hầu hết mọi người đều đang ngủ.
Hơn nữa, việc bắt người vào ban đêm còn không đảm bảo tính công khai, minh bạch của hoạt động bắt giữ. Cũng chính vì vậy mà ngoài quy định không được bắt người vào ban đêm, Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 cũng quy định:
Không được bắt đầu việc áp giải, dẫn giải người vào ban đêm (khoản 6, Điều Điều 127);
Không hỏi cung bị can vào ban đêm, trừ trường hợp không thể trì hoãn được nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản (khoản 3 Điều 183);
Không được bắt đầu việc khám xét chỗ ở vào ban đêm, trừ trường hợp khẩn cấp nhưng phải ghi rõ lý do vào biên bản (khoản 1 Điều 195);
Không được lấy lời khai người đại diện theo pháp luật của pháp nhân vào ban đêm (khoản 3 Điều 443).
Lệnh bắt người bị giữ trong trường hợp khẩn cấp phải gửi ngay cho Viện kiểm sát cùng cấp hoặc Viện kiểm sát có thẩm quyền kèm theo tài liệu liên quan đến việc giữ người để xét phê chuẩn.