Xin chào Luật sư. Công ty tôi là công ty sản xuất giấy, mọi người làm việc tại nhà xưởng bố trí làm 3 tầng. Tại xưởng tôi thấy có bố trị một số cửa thoát hiểm nhưng thường xuyên không sử dụng được do bị đóng từ phái trong, nhiều khi thấy đặt biển báo cấm vào. Vậy xin hỏi quy định của pháp luật về cửa thoát hiểm trong nhà xưởng như thế nào? Những hành vi vi phạm về cửa thoát hiểm bị xử lý ra sao? Mong luật sư giải đáp giúp tôi.
Khi đến bất cứ một khu vực đông người nào nhất là các nhà cao tầng chúng ta thường sẽ thấy các cửa thoát hiểm được bố trí tại cuối hành lang. Cửa này với mục đích giúp cho mọi người có thể tháo chạy khi xảy ra các sự cố như hoả hoạn, sự cố về thang máy. Nhiều khi cửa thoát hiểm còn được sử dụng trong trường hợp thông thường vì nó dẫn ra lối cầu thang bộ. Theo quy định của pháp luật, cửa thoát hiểm phải được lắp đặt tại các cơ sở có nguy cơ về cháy nổ như các nhà xưởng, cư sở sản xuất,… nhằm phòng cháy chữa cháy. Vậy việc lắp đặt cửa thoát hiểm tại các nhà xưởng như thế nào? Tiêu chuẩn với cửa thoát hiểm là gì? Để làm rõ vấn đề này, Luật sư X xin giới thiệu đến bạn đọc bài viết “Quy định về cửa thoát hiểm trong nhà xưởng“. Mời bạn đọc cùng tham khảo để giải đáp câu hỏi ở trên nhé.
Căn cứ pháp lý
- Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn cháy cho nhà và công trình do Bộ Xây dựng ban hành kèm theo Thông tư 02/2021/TT-BXD
- Nghị định 144/2021/NĐ-CP
Cửa thoát hiểm trong nhà xưởng dùng để làm gì?
Cửa thoát hiểm là loại cửa chuyên dụng, dùng để thoát hiểm trong những trường hợp đặc biệt, khẩn cấp. Chúng được bố trí cạnh thang máy, nằm trong khu vực cầu thang bộ.
Cửa thoát hiểm cho phép đi 1 chiều từ hành lang ra cầu thang bộ. Khi thang máy hoạt động quá tải hoặc khu vực bạn sinh sống có những sự cố bất ngờ như: hỏa hoạn, cháy nổ thì cửa thoát hiểm chính là lối thoát hữu dụng nhất để cứu nạn khi cấp bách.
Cửa thoát hiểm sẽ tự động đóng lại sau khi có người mở ra. Điều này giúp bảo vệ sự an toàn tối đa nhất cho người sống tại nơi xảy ra sự cố. Thông thường, cửa chỉ được sử dụng trong những trường hợp đặc biệt, khi có sự cố hoặc được sự cho phép của nhân viên có trách nhiệm bảo vệ tòa nhà.
Cửa thoát hiểm trong nhà xưởng có vai trò vô cùng quan trọng trong công tác cứu nạn cứu hộ. Cụ thể:
– Trong điều kiện bình thường, cửa thoát hiểm có chức năng như một cánh cửa thông thường: Phân tách không gian làm việc, đảm bảo nhà máy, công xưởng hoạt động, vận hành trơn tru.
– Là nơi dẫn ra lối thoát hiểm cho toàn bộ cán bộ, công nhân viên tại nhà máy, xí nghiệp khi có sự cố cháy nổ, động đất… Đồng thời, đây cũng là nơi giúp các đơn vị Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và cứu hộ cứu nạn dễ dàng di chuyển để cứu hộ, chữa cháy.
– Sau khi được mở ra, cánh cửa sẽ tự động đóng, ngăn chặn khói, lửa (với cửa thoát hiểm ngăn cháy) sau khi con người đã thoát được ra lối thoát hiểm. Giúp cô lập đám cháy trong một khoảng thời gian nhất định để kịp thời sơ tán, di chuyển người đến khu vực an toàn.
Quy định về cửa thoát hiểm trong nhà xưởng
Với mục đích chính là để sử dụng khi xảy ra các trường hợp khẩn cấp, sự cố và chủ yếu nhất chính là khi có hoả hoạn xảy ra dó đó việc lắp đặt cửa thoát hiểm trong nhà xướng hay bất cứ khu vực nào đông người hoặc có nguy cơ xảy ra sự cố là điều bắt buộc.
Theo quy định hiện hành việc lắp đặt cửa thoát hiểm cần tuân thủ theo đúng tiêu chuẩn quốc gia về an toàn phòng cháy chữa cháy. Theo đó:
Tại tiểu mục 3.2 Mục 3 QCVN 06:2021/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn cháy cho nhà và công trình do Bộ Xây dựng ban hành kèm theo Thông tư 02/2021/TT-BXD. Cửa thoát hiểm là một trong các bộ phận được bố trí để đi vào hoặc ra khỏi lối thoát nạn. Do đó trước khi tìm hiểu về cửa thoát hiểm ta sẽ cần xem qua một chút về lối thoát nạn. Theo đó:
Lối ra thoát nạn
Đâu là lối thoát nạn
Các lối ra được coi là lối ra thoát nạn (còn gọi là lối thoát nạn) nếu:
– Dẫn từ các gian phòng ở tầng 1 ra ngoài theo một trong những cách sau:
- Ra ngoài trực tiếp;
- Qua hành lang;
- Qua tiền sảnh (hay phòng chờ);
- Qua buồng thang bộ;
- Qua hành lang và tiền sảnh (hay phòng chờ);
- Qua hành lang và buồng thang bộ.
– Dẫn từ các gian phòng của tầng bất kỳ, trừ tầng 1, vào một trong các nơi sau:
- Trực tiếp vào buồng thang bộ hay tới cầu thang bộ loại 3;
- Vào hành lang dẫn trực tiếp vào buồng thang bộ hay tới cầu thang bộ loại 3;
- Vào phòng sử dụng chung (hay phòng chờ) có lối ra trực tiếp dẫn vào buồng thang bộ hoặc tới cầu thang bộ loại 3;
- Vào hành lang bên của nhà có chiều cao PCCC dưới 28 m dẫn trực tiếp vào cầu thang bộ loại 2.
– Dẫn vào gian phòng liền kề (trừ gian phòng nhóm F5 hạng A hoặc B) trên cùng tầng mà từ gian phòng này có các lối ra như được nêu tại đoạn a) và đoạn b) của điều này. Lối ra dẫn vào gian phòng hạng A hoặc B được phép coi là lối ra thoát nạn nếu nó dẫn từ gian phòng kỹ thuật không có chỗ cho người làm việc thường xuyên mà chỉ dùng để phục vụ các gian phòng hạng A hoặc B nêu trên.
– Các lối ra từ các tầng hầm và tầng nửa hầm là lối ra thoát nạn khi thoát trực tiếp ra ngoài và tách biệt với các buồng thang bộ chung của nhà
Cho phép bố trí:
- Các lối ra thoát nạn từ các tầng hầm đi qua các buồng thang bộ chung có lối đi riêng ra bên ngoài được ngăn cách với phần còn lại của buồng thang bộ bằng vách đặc ngăn cháy loại 1 (xem minh họa ở Hình I.2, Phụ lục I);
- Các lối ra thoát nạn từ các tầng hầm và tầng nửa hầm có bố trí các gian phòng hạng C, D, E, đi vào các gian phòng hạng C4, D và E và vào sảnh nằm trên tầng một của nhà nhóm F5 khi bảo đảm các yêu cầu của 4.25;
- Các lối ra thoát nạn từ phòng chờ, phòng gửi đồ, phòng hút thuốc và phòng vệ sinh ở các tầng hầm hoặc tầng nửa hầm của nhà nhóm F2, F3 và F4 đi vào sảnh của tầng 1 theo các cầu thang bộ riêng loại 2;
- Khoang đệm (kể cả khoang đệm kép) trên lối ra ngoài trực tiếp từ nhà, từ tầng hầm và tầng nửa hầm.
Số lượng và chiều rộng của lối thoát nạn
Số lượng và chiều rộng của các lối ra thoát nạn từ các gian phòng, các tầng và các nhà được xác định theo số lượng người thoát nạn lớn nhất có thể đi qua chúng và khoảng cách giới hạn cho phép từ chỗ xa nhất có thể có người (sinh hoạt, làm việc) tới lối ra thoát nạn gần nhất.
CHÚ THÍCH 1: Số lượng người thoát nạn lớn nhất từ các không gian khác nhau của nhà hoặc nhà được xác định theo G.3, Phụ lục G.
CHÚ THÍCH 2: Ngoài các yêu cầu chung được nêu trong quy chuẩn này, yêu cầu cụ thể về số lượng và chiều rộng của các lối ra thoát nạn được nêu trong tài liệu chuẩn cho từng loại công trình. Phụ lục G nêu một số quy định cụ thể cho các nhóm nhà thường gặp.
Khi gian phòng hoặc nhóm các gian phòng có số người sử dụng đồng thời lớn hơn 50 người và có tính nguy hiểm cháy theo công năng khác với ngôi nhà thì phải đảm bảo lối thoát nạn riêng cho các gian phòng đó (trực tiếp ra ngoài hoặc vào buồng thang bộ thoát nạn).
– Các gian phòng sau phải có không ít hơn hai lối ra thoát nạn:
- Các gian phòng nhóm F1.1 có mặt đồng thời hơn 15 người.
- Các gian phòng trong các tầng hầm và tầng nửa hầm có mặt đồng thời hơn 15 người; riêng các gian phòng trong tầng hầm và tầng nửa hầm có từ 6 đến 15 người có mặt đồng thời thì cho phép một trong hai lối ra tuân theo các yêu cầu tại đoạn d) của 3.2.13;
- Các gian phòng có mặt đồng thời hơn 50 người;
- Các gian phòng nhóm F5 hạng A hoặc B có số người làm việc trong ca đông nhất lớn hơn 5 người, hạng C – khi số người làm việc trong ca đông nhất lớn hơn 25 người hoặc có diện tích lớn hơn 1 000 m2;
- Các sàn công tác hở hoặc các sàn dành cho người vận hành và bảo dưỡng thiết bị trong các gian phòng nhóm F5 có diện tích lớn hơn 100 m2 – đối với các gian phòng thuộc hạng A và B hoặc lớn hơn 400 m2 – đối với các gian phòng thuộc các hạng khác;
- Các gian phòng nhóm F1.3 (căn hộ) được bố trí ở cả hai tầng (2 cao trình – thường gọi là căn hộ thông tầng), khi chiều cao PCCC của tầng phía trên lớn hơn 18 m thì phải có lối ra thoát nạn từ mỗi tầng.
– Số lối ra thoát nạn từ một tầng không được ít hơn hai nếu tầng này có gian phòng với yêu cầu số lối ra thoát nạn không ít hơn hai.
Số lối ra thoát nạn từ một nhà không được ít hơn số lối ra thoát nạn từ bất kỳ tầng nào của nhà đó.
Bố trí lối thoát nạn
– Khi có từ hai lối ra thoát nạn trở lên, chúng phải được bố trí phân tán và khi tính toán khả năng thoát nạn của các lối ra cần giả thiết là đám cháy đã ngăn cản không cho người sử dụng thoát nạn qua một trong những lối ra đó. Các lối ra còn lại phải bảo đảm khả năng thoát nạn an toàn cho tất cả số người có trong gian phòng, trên tầng hoặc trong ngôi nhà đó (tham khảo minh họa ở Hình I.3).
Khi một gian phòng, một phần nhà hoặc một tầng của nhà yêu cầu phải có từ 2 lối ra thoát nạn trở lên thì ít nhất hai trong số những lối ra thoát nạn đó phải được bố trí phân tán, đặt cách nhau một khoảng bằng hoặc lớn hơn một nửa chiều dài của đường chéo lớn nhất của mặt bằng gian phòng, phần nhà hoặc tầng nhà đó. Khoảng cách giữa hai lối ra thoát nạn được đo theo đường thẳng nối giữa hai cạnh gần nhất của chúng
Nếu nhà được bảo vệ toàn bộ bằng hệ thống chữa cháy tự động Sprinkler, thì khoảng cách này có thể giảm xuống còn 1/3 chiều dài đường chéo lớn nhất của mặt bằng các gian phòng trên
Khi có hai buồng thang thoát nạn nối với nhau bằng một hành lang trong thì khoảng cách giữa hai lối ra thoát nạn (cửa vào buồng thang thoát nạn) được đo dọc theo đường di chuyển theo hành lang đó. Hành lang này phải được bảo vệ theo quy định trong 3.3.5.
Chiều cao, rộng của lối thoát nạn
Chiều cao thông thủy của lối ra thoát nạn phải không nhỏ hơn 1,9 m, chiều rộng thông thủy không nhỏ hơn:
– 1,2 m – từ các gian phòng nhóm F1.1 khi số người thoát nạn lớn hơn 15 người, từ các gian phòng và nhà thuộc nhóm nguy hiểm cháy theo công năng khác có số người thoát nạn lớn hơn 50 người, ngoại trừ nhóm F1.3;
– 0,8 m – trong tất cả các trường hợp còn lại.
Chiều rộng của các cửa đi ra bên ngoài của buồng thang bộ cũng như của các cửa đi từ buồng thang bộ vào sảnh không được nhỏ hơn giá trị tính toán hoặc chiều rộng của bản thang được quy định tại 3.4.1.
Trong mọi trường hợp, khi xác định chiều rộng của một lối ra thoát nạn phải tính đến dạng hình học của đường thoát nạn qua lỗ cửa hoặc cửa để bảo đảm không cản trở việc vận chuyển các cáng tải thương có người nằm trên.
Cửa thoát hiểm
Chiều mở cửa thoát nạn
Các cửa của lối ra thoát nạn và các cửa khác trên đường thoát nạn (cửa thoát hiểm) phải được mở theo chiều lối thoát từ trong nhà ra ngoài.
Không quy định chiều mở của các cửa đối với:
– Các gian phòng nhóm F1.3 và F1.4.
– Các gian phòng có mặt đồng thời không quá 15 người, ngoại trừ các gian phòng hạng A hoặc B;
– Các phòng kho có diện tích không lớn hơn 200 m2 và không có chỗ cho người làm việc thường xuyên.
– Các buồng vệ sinh.
– Các lối ra dẫn vào các chiếu thang của các cầu thang bộ loại 3.
Quy định về đóng, mở cửa thoát hiểm
Các cửa của các lối ra thoát nạn từ các hành lang tầng, không gian chung, phòng chờ, sảnh và buồng thang bộ phải không có chốt khóa để có thể mở được cửa tự do từ bên trong mà không cần chìa. Trong các nhà chiều cao PCCC lớn hơn 15 m, các cánh cửa nói trên, ngoại trừ các cửa của căn hộ, phải là cửa đặc hoặc cửa với kính cường lực.
Các cửa của lối ra thoát nạn từ các gian phòng hay các hành lang được bảo vệ chống khói cưỡng bức phải là cửa đặc được trang bị cơ cấu tự đóng và khe cửa phải được chèn kín. Các cửa này nếu cần để mở khi sử dụng thì phải được trang bị cơ cấu tự động đóng khi có cháy.
Đối với các buồng thang bộ, các cửa ra vào phải có cơ cấu tự đóng và khe cửa phải được chèn kín. Các cửa trong buồng thang bộ mở trực tiếp ra ngoài cho phép không có cơ cấu tự đóng và không cần chèn kín khe cửa. Ngoại trừ những trường hợp được quy định riêng, cửa của buồng thang bộ phải bảo đảm là cửa ngăn cháy loại 1 đối với nhà có bậc chịu lửa I, II; loại 2 đối với nhà có bậc chịu lửa III, IV; và loại 3 đối với nhà có bậc chịu lửa V.
Các tiêu chuẩn khác với cửa thoát hiểm
Ngoài những quy định được nói riêng, các cửa của lối ra thoát nạn từ các hành lang tầng đi vào buồng thang bộ phục vụ từ 4 tầng nhà trở lên (ngoại trừ trong các nhà phục vụ mục đích giam giữ, cải tạo) phải bảo đảm:
– Tất cả các khóa điện lắp trên cửa phải tự động mở khi hệ thống báo cháy tự động của tòa nhà bị kích hoạt. Ngay khi mất điện thì các khóa điện đó cũng phải tự động mở;
– Người sử dụng buồng thang luôn có thể quay trở lại phía trong nhà qua chính cửa vừa đi qua hoặc qua các điểm bố trí cửa quay trở lại phía trong nhà;
– Bố trí trước các điểm quay trở lại phía trong nhà theo nguyên tắc các cánh cửa chỉ được phép ngăn cản việc quay trở lại phía trong nhà nếu đáp ứng tất cả các yêu cầu sau:
+ Có không ít hơn hai tầng, ở đó có thể đi ra khỏi buồng thang bộ để đến một lối ra thoát nạn khác.
+ Có không quá 4 tầng nằm giữa các tầng nhà có thể đi ra khói buồng thang bộ để đến một lối ra thoát nạn khác.
+ Việc quay trở lại phía trong nhà phải có thể thực hiện được tại tầng trên cùng hoặc tầng dưới liền kề với tầng trên cùng được phục vụ bởi buồng thang bộ thoát nạn nếu tầng này cho phép đi đến một lối ra thoát nạn khác.
+ Các cửa cho phép quay trở lại phía trong nhà phải được đánh dấu trên mặt cửa phía trong buồng thang bằng dòng chữ “CỬA CÓ THỂ ĐI VÀO TRONG NHÀ” với chiều cao các chữ ít nhất là 50 mm, chiều cao bố trí không thấp hơn 1,2 m và không cao hơn 1,8 m.
+ Các cửa không cho phép quay trở lại phía trong nhà phải có thông báo trên mặt cửa phía trong buồng thang để nhận biết được vị trí của cửa quay trở lại phía trong nhà hoặc lối ra thoát nạn gần nhất theo từng hướng di chuyển;
CHÚ THÍCH: Đối với các cửa không cho phép quay trở lại phía trong nhà, ở mặt cửa phía hành lang trong nhà (ngoài buồng thang) nên có biển cảnh báo người sử dụng không thể quay trở lại phía trong nhà được khi họ đi qua cửa đó.
Vi phạm về lắp đặt cửa thoát hiểm trong nhà xưởng bị xử lý như thế nào?
Theo Điều 40 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy, chữa cháy; cứu nạn, cứu hộ; phòng, chống bạo lực gia đình; chặn cửa thoát hiểm, một số hành vi sau về lắp đặt cửa thoát nạn (cửa thoát hiểm) sẽ bị xử phạt. Theo đó:
“Điều 40. Vi phạm quy định về thoát nạn trong phòng cháy và chữa cháy
1. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi lắp gương trên đường thoát nạn; lắp đặt cửa thoát nạn không mở theo chiều thoát nạn.
2. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Bố trí, sắp xếp vật tư, hàng hóa, phương tiện giao thông và các vật dụng khác cản trở lối thoát nạn;
b) Tháo, gỡ hoặc làm hỏng, làm mất tác dụng phương tiện chiếu sáng sự cố, chỉ dẫn thoát nạn, sơ đồ chỉ dẫn, biển báo, biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy trên lối thoát nạn;
c) Không lắp đặt sơ đồ chỉ dẫn, biển báo, biển chỉ dẫn về phòng cháy và chữa cháy trên lối thoát nạn;
d) Không kiểm tra, bảo dưỡng phương tiện chiếu sáng sự cố, chỉ dẫn thoát nạn;
đ) Không duy trì chế độ hoạt động thường xuyên của phương tiện chiếu sáng sự cố, chỉ dẫn thoát nạn.
3. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Không lắp đặt phương tiện chiếu sáng sự cố, chỉ dẫn thoát nạn trên lối thoát nạn hoặc có lắp đặt nhưng không đủ độ sáng, không đúng quy cách theo quy định của pháp luật hoặc không có tác dụng;
b) Cửa thoát nạn, lối thoát nạn, cầu thang thoát nạn, đường thoát nạn không đủ kích thước, số lượng theo quy định của pháp luật.
4. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Khóa, chèn, chặn cửa thoát nạn;
b) Không duy trì việc bảo vệ chống khói cho nhà, công trình theo quy định của pháp luật.
5. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với hành vi làm mất tác dụng của lối, đường thoát nạn.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 2; các khoản 4 và 5 Điều này.”
Theo quy định trên tuỳ thuộc vào hành vi vi phạm mà người vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng đến 25.000.000 đồng. Ngoài ra người này còn bị buộc phải khôi phục lại tình trạng ban đầu trước khi xảy ra các hành vi vi phạm.
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn về “Quy định về cửa thoát hiểm trong nhà xưởng”. Mong rằng các kiến thức trên có thể giúp ích cho bạn trong cuộc sồng hằng ngày. Hãy theo dõi chúng tôi để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích. Và nếu quý khách đang cần xác nhận độc thân nhưng không biết thủ tục, hồ sơ thực hiện cũng như đến đâu để xin xác nhận độc thân hoặc để được giải đáp những vấn đề pháp lý liên quan khác, mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833102102. Hoặc bạn có thể tham khảo thêm các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm
- Xin giấy phép kinh doanh hộ cá thể ở đâu theo quy định mới?
- Mẫu giấy phép kinh doanh karaoke mới năm 2022
- Thủ tục cấp giấy phép kinh doanh bán lẻ hàng hóa
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ vào khoản 1 Điều 17 Nghị định 136/2020/NĐ-CP quy định về tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động của cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình, cá nhân không bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy như sau:
Tạm đình chỉ, đình chỉ hoạt động của cơ sở, phương tiện giao thông cơ giới, hộ gia đình, cá nhân không bảo đảm an toàn về phòng cháy và chữa cháy
1. Các trường hợp bị tạm đình chỉ hoạt động:
a) Trong môi trường nguy hiểm cháy, nổ xuất hiện nguồn lửa, nguồn nhiệt hoặc khi đang có nguồn lửa, nguồn nhiệt mà xuất hiện môi trường nguy hiểm cháy, nổ (sau đây gọi là nguy cơ trực tiếp phát sinh cháy, nổ);
b) Vi phạm nghiêm trọng quy định về phòng cháy và chữa cháy đã được cơ quan có thẩm quyền yêu cầu khắc phục bằng văn bản mà không thực hiện, bao gồm: Tàng trữ, sử dụng trái phép hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ; sản xuất, kinh doanh, san, chiết, nạp hàng hóa nguy hiểm về cháy, nổ mà không có giấy phép hoặc không đúng nơi quy định; làm mất tác dụng của lối thoát nạn, ngăn cháy lan mà khi xảy ra cháy, nổ có thể gây thiệt hại nghiêm trọng về người và tài sản;
c) Vi phạm đặc biệt nghiêm trọng quy định về phòng cháy và chữa cháy:
Cải tạo hoặc thay đổi tính chất sử dụng của cơ sở, hạng mục thuộc cơ sở, hoán cải phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này ảnh hưởng đến một trong các điều kiện an toàn phòng cháy và chữa cháy quy định tại điểm b, điểm c khoản 5 Điều 13 Nghị định này khi chưa có văn bản thẩm duyệt thiết kế về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Công an có thẩm quyền;
Đưa công trình, hạng mục công trình, phương tiện giao thông cơ giới có yêu cầu đặc biệt về bảo đảm an toàn phòng cháy và chữa cháy quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Nghị định này vào hoạt động, sử dụng khi chưa có văn bản chấp thuận kết quả nghiệm thu về phòng cháy và chữa cháy của cơ quan Công an có thẩm quyền.
Như vậy, theo như quy định trên thì nếu cơ sở nhà xưởng không lắp đặt, lắp đặt cửa thoát hiểm không đảm bảo có thể bị tạm đình chỉ hoạt động.
Theo tiểu mục 3.2 Mục 3 QCVN 06:2021/BXD Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về An toàn cháy cho nhà và công trình do Bộ Xây dựng ban hành kèm theo Thông tư 02/2021/TT-BXD, thì kích thước cửa thoát hiểm phải đảm bảo yêu cầu sau: Chiều cao cửa không được thấp hơn 1,9m. Chiều rộng cửa đạt kích thước tiêu chuẩn theo từng vị trí.
Cửa thoát hiểm sẽ được đặt ở cuối hành lang của mỗi tòa nhà, lối mở sẽ được dẫn ra cầu thanh bộ giúp việc thoát khỏi tòa nhà sẽ được diễn ra nhanh nhất. Bên cạnh đó tại các phòng rộng và kín thì cũng phải bố trí cửa thoát hiểm theo các hướng đảm bảo người trong phòng có thể thoát ra ngoài khi xảy ra sự cố. Mỗi tâng cũng được lắp đặt ít nhất 2 cửa thoát hiểm tại các vị trí khác nhau.