Chắc hẳn chúng ta khi đi vào siêu thị ở các thành phố lớn như Hà Nội và Thành Phố Hồ Chí Minh; đã quá quen với việc mua đồ và check mã hàng hóa. Trên mỗi sản phẩm sẽ chứa một mã vạch khác nhau. Tại đây mọi người đều có thể thấy một dãy mã vạch đậm nhạt cùng với hàng số ở bên dưới. Vậy 893 là mã vạch nước nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé
893 Là mã vạch nước nào?
Mã vạch: là sự thể hiện thông tin trong các dạng nhìn thấy trên các bề mặt của sản phẩm, hàng hó mà máy móc có thể đọc được. Nguyên thủy thì mã vạch lưu trữ dữ liệu theo bề rộng của các vạch; được in song song cũng như của khoảng trống giữa chúng; nhưng ngày nay chúng còn được in theo các mẫu của các điểm; theo các vòng tròn đồng tâm hay chúng ẩn trong các hình ảnh.
Mã vạch có thể được đọc bởi các thiết bị quét quang học gọi là máy đọc mã vạch; hay được quét từ hình ảnh bằng các phần mềm chuyên biệt.
Nội dung của mã vạch là thông tin về sản phẩm như: Nước đăng ký mã vạch, tên doanh nghiệp; lô, tiêu chuẩn chất lượng đăng ký, thông tin về kích thước sản phẩm, nơi kiểm tra…
893 Là mã vạch của nước nào?
Các sản phẩm tiêu dùng thì dường như chúng ta đã quá quen thuộc với 893. Mã vạch 893 của nước nào? Đó chính là quốc gia Việt Nam. Chỉ duy nhất Việt Nam mới sở hữu 893 mã vạch mà thôi. Mã vạch 893 là con số được ghi đầu tiên trên dãy số của sản phẩm; hàng hóa mang tới cho người tiêu dùng.
Mỗi một mã số mã vạch đều được cấu tạo từ 4 thành phần chính là mã quốc gia; mã doanh nghiệp, mã sản phẩm và số kiểm tra. Ví dụ mã vạch 8936 là mã doanh nghiệp. Với sản phẩm khăn giấy Vinatissue có mã số vạch là 8938507720303:
- Ba số đầu tiên (893) tính từ bên trái chỉ cho ta biết Việt Nam sản xuất ra sản phẩm này.
- Năm con số tiếp theo (85077) là mã số của doanh nghiệp sản xuất.
- Bốn con số tiếp sau nữa (2030) là tên của hàng ho; nó chỉ ra đặc điểm tiêu dùng của hàng hoá (hàng tiêu dùng).
- Con số cuối cùng (3) được gọi là số kiểm tra để kiểm định tính đúng đắn của việc đọc dò các sọc bởi thiết bị scaner.
Các loại mã vạch thông dụng ở Việt Nam hiện nay
Ở Việt Nam hiện nay, chuẩn mã vạch EAN của Tổ chức mã số vật phẩm quốc tế – EAN International; được sử dụng phổ biến với 13 con số, chia làm 4 nhóm:
- Nhóm 1: Từ trái sang phải, ba chữ số đầu là mã số về quốc gia (vùng lãnh thổ)
- Nhóm 2: Tiếp theo gồm bốn chữ số là mã số về doanh nghiệp.
- Nhóm 3: Tiếp theo gồm năm chữ số là mã số về hàng hóa.
- Nhóm 4: Số cuối cùng (bên phải) là số về kiểm tra.
Đáp ứng nhu cầu ngày càng cao và sự phát triển nhanh chóng của xã hội; các loại mã vạch tương đối đa dạng và phong phú bao gồm mã vạch 1D và mã vạch 2D.
– Mã vạch 1D, hay còn được gọi là mã vạch một chiều; là loại mã vạch tuyến tính thông dung, được cấu tạo bởi các vạch sọc đen trắng song song xen kẽ; thường chứa từ 20 – 25 ký tự dữ liệu.
Các loại mã vạch 1D thông dụng như mã UPC (UPC-A, UPC-E); mã EAN (EAN-8, EAN-13,…), mã code 39, mã code 128 (128A, 128B, 128C),….
– Mã vạch 2D, hay còn gọi là mã vạch 2 chiều, là dạng mã vạch đại diện cho dữ liệu được mã hóa trong một ma trận gồm các ô vuông lớn nhỏ xen kẽ, thường được ứng dựng để liên kết tới các website hoặc theo dõi sản phẩm, nhận dạng sản phẩm, thanh toán trực tuyến,…
Các loại mã vạch 2D thông dụng như QR, Aztec, Data Matrix,…
Trong đó, mã vạch 1D được sử dụng cho hàng hóa và được in trên các bao bì, túi hộp. Để dễ dàng đọc được các mã vạch trên hàng hóa, mời bạn đọc theo dõi phần tiếp theo của bài viết
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “883 là mã vạch nước nào”. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như soạn thảo hồ sơ thành lập công ty, tra cứu quy hoạch xây dựng, dịch vụ dịch vụ xác nhận tình trạng hôn nhân… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp. Gọi ngay cho chúng tôi qua hotline: 0833.102.102
Mời bạn xem thêm
- 885 là mã vạch nước nào trên thế giới?
- Điều kiện đăng ký mã số mã vạch cho sản phẩm, hàng hóa
- Lấn làn ô tô phạt bao nhiêu?
- Dịch vụ tư vấn thủ tục đăng ký, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất
- Dịch vụ tư vấn thủ tục gia hạn thời hạn sử dụng đất
Câu hỏi thường gặp
Ngoài mã vạch khi kiểm tra hàng hóa ta cần chú ý đến các yếu tố khác như kiểm tra hóa đơn chứng từ, tem chống hàng giả, thông tin nhãn phụ bằng tiếng việt đối với hàng hóa nhập khẩu, hình thức sản phẩm, độ bóng, đẹp, sắc cạnh của các đường viền, logo, vỏ bao bì, nội dung, bố cục, thông tin sản phẩm phải được ghi chi tiết, rõ ràng.
Hiện nay, pháp luật không quy định bắt buộc các chủ thể phải thực hiện đăng ký mã vạch cho sản phẩm của mình. Vậy tại sao phải đăng ký mã vạch cho sản phẩm? Đơn giản, vì chính những lợi ích mà thủ tục này mang lại.
Đăng ký mã vạch chính là căn cứ pháp lý để xác định việc in ấn mã vạch lên sản phẩm là hợp pháp. Tuy việc đăng ký sử dụng mã vạch không bắt buộc nhưng các doanh nghiệp muốn sử dụng mã vạch cho sản phẩm vẫn phải có sự đồng ý; cho phép bằng cách cấp giấy chứng nhận của cơ quan nhà nước. Nếu không có khi bị kiểm tra, doanh nghiệp sẽ bị xử lý theo Nghị định 119/2017/NĐ-CP.
Việc đăng ký sử dụng mã vạch cho sản phẩm; hàng hóa giúp cho doanh nghiệp quản lý dễ dàng sản phẩm, nắm được số lượng chính xác các loại sản phẩm để có thể có những phương án, định hướng kinh doanh mới, phát triển quy mô, thị trường.