Tiền lương đóng bảo hiểm xã hội luôn là vấn đề quan trọng; ảnh hưởng trực tiếp đến quyền lợi của người lao động. Vậy cụ thể 7 thắc mắc thường gặp về tiền lương đóng bảo hiểm xã hội là gì? Ngay bây giờ hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết 7 thắc mắc về tiền lương đóng bảo hiểm xã hội.
Cơ sở pháp lý
- Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014
- Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH
- Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH
- Bộ luật lao động năm 2019
Nội dung tư vấn
Tiền lương là gì?
Căn cứ theo Điều 90 Bộ luật lao động năm 2019 quy định về tiền lương, cụ thể:
Điều 90. Tiền lương
1, Tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động trả cho người lao động theo thỏa thuận để thực hiện công việc, bao gồm mức lương theo công việc hoặc chức danh, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.
2, Mức lương theo công việc hoặc chức danh không được thấp hơn mức lương tối thiểu.
3, Người sử dụng lao động phải bảo đảm trả lương bình đẳng, không phân biệt giới tính đối với người lao động làm công việc có giá trị như nhau.
Như vậy có thể hiểu, tiền lương là số tiền mà người sử dụng lao động phải trả cho người lao động; căn cứ vào năng suất, chất lượng, hiệu quả công việc và điều kiện lao động; được xác định theo sự thỏa thuận hợp pháp giữa hai bên trong hợp đồng lao động; hoặc theo quy định của pháp luật.
Vậy 7 thắc mắc về tiền lương đóng bảo hiểm xã hội là gì?
7 thắc mắc về tiền lương đóng bảo hiểm xã hội
Tiền lương đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc căn cứ mức lương
Căn cứ theo quy định tại Điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014; bảo hiểm xã hội bắt buộc được quy định như sau:
– Trường hợp người lao động thuộc đối tượng thực hiện chế độ tiền lương do Nhà nước quy định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là tiền lương theo ngạch, bậc, cấp bậc quân hàm và các khoản phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung, phụ cấp thâm niên nghề (nếu có).
Người lao động là người hoạt động không chuyên trách ở xã, phường, thị trấn; là mức lương cơ sở.
– Trường hợp người lao động đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động.
Đồng thời, căn cứ điều 30 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH; tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội là mức lương, phụ cấp lương theo quy định; và các khoản bổ sung khác theo quy định tại điểm a khoản 3 điều 4 của Thông tư 47/2015/TT-BLĐTBXH.
Giới hạn mức tối đa về tiền lương đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, thì bằng 20 lần mức lương cơ sở. Hiện nay ương cơ sở đang là 1.490.000 đồng/tháng, vậy 20 lần lương cơ sở sẽ là 29.800.000 đồng. Tuy nhiên, trường hợp tiền lương tháng theo khoản 1 và khoản 2 điều 89 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 cao hơn 20 lần mức lương cơ sở.
Tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện xác định theo người lao động lựa chọn
Theo quy định tại Điều 87 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014, người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện; hằng tháng đóng bằng 22% mức thu nhập tháng do người lao động lựa chọn để đóng vào quỹ hưu trí và tử tuất; mức thu nhập tháng làm căn cứ đóng bảo hiểm xã hội thấp nhất; bằng mức chuẩn hộ nghèo của khu vực nông thôn và cao nhất bằng 20 lần mức lương cơ sở.
Tuy nhiên, bên cạnh đó còn cần phụ thuộc vào điều kiện phát triển kinh tế – xã hội, khả năng ngân sách nhà nước trong từng thời kỳ; để quy định mức hỗ trợ, đối tượng hỗ trợ và thời điểm thực hiện chính sách hỗ trợ tiền đóng bảo hiểm xã hội cho người lao động tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện.
Người lao động đóng bảo hiểm xã hội ở mức cao thì lương hưu sẽ cao
Theo khoản 2 điều 62 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014, người lao động có toàn bộ thời gian đóng bảo hiểm xã hội theo chế độ tiền lương do người sử dụng lao động quyết định thì tính bình quân tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của toàn bộ thời gian. Như vậy, rõ ràng là nếu người lao động có tiền lương tính đóng bảo hiểm xã hội cao; khi nghỉ hưu sẽ hưởng lương theo “tỉ lệ thuận” với số tiền đã đóng.
Trường hợp công ty làm “hai bảng lương”
Một bảng lương thực tế để trả cho người lao động, một bảng lương kê khai thấp để giảm chi phí đóng bảo hiểm xã hội; thì người lao động cần yêu cầu công ty phải thực hiện đúng quy định; để đảm bảo quyền lợi chính đáng của mình.
Công ty đã đóng bảo hiểm xã hội đúng quy định nhưng người lao động muốn đóng mức cao hơn
Công ty đã đóng bảo hiểm xã hội với mức tiền lương thực tế mà người lao động muốn đóng thêm; để sau này được hưởng lương hưu cao hơn thì cần thỏa thuận về việc tăng lương.
Lưu ý, tiền bắt buộc tối đa là 20 lần mức lương cơ sở.
Tiền thưởng Tết, ăn trưa không tính vào khoản đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc
Căn cứ khoản 26 điều 1 Thông tư 06/2021/TT-BLĐTBXH; không bao gồm các chế độ; và phúc lợi khác như thưởng theo quy định.
Tại Điều 104 của Bộ luật Lao động năm 2019: tiền thưởng sáng kiến; tiền ăn giữa ca; các khoản hỗ trợ xăng xe, điện thoại, đi lại, tiền nhà ở, tiền giữ trẻ, nuôi con nhỏ; hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết, người lao động có người thân kết hôn; sinh nhật của người lao động; trợ cấp cho người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp và các khoản hỗ trợ;
Trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động quy định; tại tiết c2 điểm c khoản 5 Điều 3 của Thông tư số 10/2020/TT-BLĐTBXH.
Video Luật sư X Giải đáp thắc mắc thường gặp khi đóng bảo hiểm
Xem thêm bài viết:
- 6 lầm tưởng thường gặp về tiền thưởng Tết người lao động cần phải biết
- Ai bắt buộc phải đóng bảo hiểm xã hội?
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về bài viết chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ hãy liên hệ 0833 102 102
Câu hỏi thường gặp:
Người lao động là người từ đủ 15 tuổi trở lên, có khả năng lao động, làm việc theo hợp đồng lao động; được trả lương và chịu sự quản lý, điều hành của người sử dụng lao động.
Tiền thưởng của vợ hoặc chồng từ công việc sẽ được tính là thu nhập hợp pháp của vợ chồng; và sẽ được coi là tài sản chung của vợ chồng khi chia thừa kế sau này.
Những ý chí này được ghi nhận trong nội quy lao động thống nhất trước đó với tổ chức đại diện người lao động, vì vậy khi làm việc tại bất cứ công ty nào mà muốn được thưởng thì cũng cần quan tâm đến bản nội quy này hoặc hỏi trực tiếp bộ phận chức năng để có quyết định.
Theo khoản 1 điều 104 Bộ luật Lao động năm 2019, thưởng là số tiền hoặc tài sản hoặc bằng các hình thức khác mà người sử dụng lao động thưởng cho người lao động căn cứ kết quả sản xuất, kinh doanh, mức độ hoàn thành công việc của người lao động.
Như vậy, công ty được quyền thưởng bằng hiện vật (gạo, mì tôm, dầu ăn…) cho người lao động.
Việc thưởng tết cho nhân viên không phải là bắt buộc, căn cứ khoản 1 điều 104 Bộ luật Lao động năm 2019.