Cách đây không lâu tin tức Triệu Quân Sự bỏ trốn trại giam gây hoang mang trong dư luận, thì ngày hôm nay tiếp tục có 5 bị can đục tường trốn khỏi trại giam ở Hưng Yên, theo như theo thông tin ban đầu, cụ thể vụ việc như sau :
“Vào khoảng 1h sáng ngày hôm qua tức là 9-6, 5 đối tượng đang bị tạm giam gồm có Vũ Văn Dũng, Đinh Khánh Đạt , Vũ Thành Nghị, Đào Đình Kiên, Nguyễn Văn Long để phục vụ điều tra đã đục tường bỏ trốn khỏi nhà tạm giam Công an thị xã Mỹ Hào, tỉnh Hưng Yên
Sau khi bỏ trốn, các bị can trên về nhà một bị can trong nhóm ở thành phố Hải Dương, lấy ôtô rồi cùng nhau chạy trốn theo hướng Hải Phòng, Thái Bình. Đến 4h08 cùng ngày, chiếc xe di chuyển qua cầu Tân Đệ hướng Thái Bình đi Nam Định.
Cục Cảnh sát giao thông đã đề nghị lực lượng cảnh sát giao thông các tỉnh, thành phố chỉ đạo các tổ tuần tra kiểm soát, rà soát camera phạt nguội, các trạm thu phí trên địa bàn để phát hiện chiếc xe trên, phối hợp truy bắt nhóm bị can đang bỏ trốn khỏi nơi giam giữ trên.”
Vậy 5 bị can đục tường trốn khỏi trại giam bị xử lý như thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé!
Căn cứ pháp lý
Người bị tạm giam, tạm giữ là gì?
Theo Điều 3 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 quy định cụ thể:
– Người bị tạm giữ là người đang bị quản lý tại cơ sở giam giữ trong thời hạn tạm giữ, gia hạn tạm giữ theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự.
– Người bị tạm giam là người đang bị quản lý tại cơ sở giam giữ trong thời hạn tạm giam, gia hạn tạm giam theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, bao gồm bị can; bị cáo; người bị kết án phạt tù, người bị kết án tử hình mà bản án chưa có hiệu lực pháp luật hoặc đang chờ thi hành án; người bị tạm giam để thực hiện việc dẫn độ.
Chế độ quản lý với người tạm giữ, tạm giam
Theo Điều 19 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 quy định về chế độ quản lý đối với người bị tạm giữ, người bị tạm giam như sau:
– Cơ sở giam giữ phải được canh gác, bảo vệ, quản lý, kiểm tra, giám sát 24/24 giờ trong ngày.
– Người bị tạm giữ phải ở trong buồng tạm giữ; người bị tạm giam phải ở trong buồng tạm giam. Khi có lệnh của thủ trưởng cơ sở giam giữ thì mới được ra khỏi buồng tạm giữ, buồng tạm giam để thực hiện lệnh trích xuất và các hoạt động khác theo quy định tại khoản 5 Điều 20 của Luật này và nội quy của cơ sở giam giữ.
– Người bị tạm giữ, người bị tạm giam bị hạn chế quyền đi lại, giao dịch, tiếp xúc, thông tin, liên lạc, tuyên truyền tín ngưỡng, tôn giáo. Trường hợp cần thiết thực hiện giao dịch dân sự thì phải thông qua người đại diện hợp pháp và được sự đồng ý của cơ quan đang thụ lý vụ án.
– Việc điều chuyển người bị tạm giữ, người bị tạm giam giữa các cơ sở giam giữ do thủ trưởng cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam quyết định sau khi thống nhất với thủ trưởng cơ quan đang thụ lý vụ án và thông báo cho Viện kiểm sát cùng cấp biết. Thẩm quyền điều chuyển người bị tạm giữ, người bị tạm giam được quy định như sau:
+ Việc điều chuyển giữa các cơ sở giam giữ thuộc cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, quân khu và tương đương do thủ trưởng cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam cấp tỉnh, cấp quân khu quyết định;
+ Việc điều chuyển giữa các cơ sở giam giữ không thuộc cùng một tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, quân khu và tương đương do thủ trưởng cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam cấp tỉnh, cấp quân khu nơi chuyển đi quyết định sau khi thống nhất với thủ trưởng cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam cấp tỉnh, cấp quân khu nơi nhận;
+ Việc điều chuyển giữa cơ sở giam giữ Công an cấp tỉnh, cấp quân khu với cơ sở giam giữ thuộc Bộ Công an, Bộ Quốc phòng do thủ trưởng cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam Bộ Công an, Bộ Quốc phòng quyết định;
+ Việc điều chuyển giữa cơ sở giam giữ trong Công an nhân dân với cơ sở giam giữ trong Quân đội nhân dân do thủ trưởng cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam nơi chuyển đi quyết định sau khi thống nhất với thủ trưởng cơ quan quản lý tạm giữ, tạm giam nơi nhận.
5 bị can đục tường trốn khỏi trại giam bị xử lý như thế nào?
ại điều khoản 2 điều 9 Luật thi hành tạm giữ tạm giam 2015 như sau :
“2. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam có các nghĩa vụ sau đây:
a) Chấp hành quyết định, yêu cầu, hướng dẫn của cơ quan, người có thẩm quyền quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam;
b) Chấp hành nội quy của cơ sở giam giữ, quy định của Luật này và pháp luật có liên quan. ”
Và nếu người bị tạm giam vi phạm không thực hiện đúng đủ các nghĩa vụ của mình theo quy định thì sẽ bị kỷ luật bằng một trong cách hình thức được quy định tại điều 23 Luật thi hành tạm giữ tạm giam 2015 như sau:
“ 1. Người bị tạm giữ, người bị tạm giam vi phạm nội quy của cơ sở giam giữ, chế độ quản lý giam giữ thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị kỷ luật bằng một trong các hình thức sau đây:
a) Cảnh cáo;
b) Cách ly ở buồng kỷ luật từ 01 ngày đến 02 ngày và có thể bị gia hạn đến 02 ngày đối với người bị tạm giữ; cách ly ở buồng kỷ luật từ 03 ngày đến 07 ngày và có thể bị gia hạn đến 10 ngày đối với người bị tạm giam. Thời hạn cách ly không quá thời hạn tạm giữ, tạm giam còn lại.”
Tuy nhiên lúc này thì việc vi phạm của các đối tượng trên không còn dừng lại ở việc bị xem xét kỷ luật mà 5 đối tượng còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự vì tội trốn khỏi nơi giam giữ được theo điều 386 BLHS 2015:
“1. Người nào đang bị tạm giữ, tạm giam, áp giải, xét xử hoặc chấp hành án phạt tù mà bỏ trốn, thì bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 năm đến 10 năm:
a) Có tổ chức;
b) Dùng vũ lực đối với người canh gác hoặc người áp giải.”
Cán bộ quản lý có bị xử phạt không?
5 nghi can đào thoát khỏi trại giam thì 1 phần lớn trách nhiệm cũng thuộc về các cán bộ hay người trực tiếp quản lý trông coi những nghi can này
Cụ thể thì căn cứ theo điều 376 Bộ Luật hình sự 2015 quy định về tội thiếu trách nhiệm để người bị bắt, người bị tạm giữ, tạm giam, người đang chấp hành án phạt tù trốn.
Trong trường hợp này thì có tất cả là 5 nghi can bỏ trốn thì Người nào được giao trách nhiệm trực tiếp quản lý, canh gác có thể chịu mức án nặng nhất là 7 năm tù giam và có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ từ 01 năm đến 05 năm.
Mời bạn xem thêm bài viết:
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “ 5 bị can đục tường trốn khỏi trại giam bị xử lý như thế nào? ″. Hy vọng bài viết có ích cho độc giả. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; cách tra số mã số thuế cá nhân, Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu ; thành lập công ty ; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ theo Điều 9 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015 quy định về quyền và nghĩa vụ của người bị tạm giữ, người bị tạm giam như sau:
– Người bị tạm giữ, người bị tạm giam có các quyền sau đây:
+ Được bảo vệ an toàn tính mạng, thân thể, tài sản, tôn trọng danh dự, nhân phẩm; được phổ biến các quyền và nghĩa vụ của mình, nội quy của cơ sở giam giữ;
+ Được thực hiện quyền bầu cử theo quy định của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân, quyền bỏ phiếu trưng cầu ý dân theo quy định của Luật trưng cầu ý dân;
+ Được bảo đảm chế độ ăn, ở, mặc, đồ dùng sinh hoạt cá nhân, chăm sóc y tế, sinh hoạt tinh thần, gửi, nhận thư, nhận quà, nhận sách, báo, tài liệu;
+ Được gặp thân nhân, người bào chữa, tiếp xúc lãnh sự;
+ Được hướng dẫn, giải thích và bảo đảm thực hiện quyền tự bào chữa, nhờ người bào chữa, trợ giúp pháp lý;
+ Được gặp người đại diện hợp pháp để thực hiện giao dịch dân sự;
+ Được yêu cầu trả tự do khi hết thời hạn tạm giữ, thời hạn tạm giam;
+ Được khiếu nại, tố cáo hành vi vi phạm pháp luật;
+ Được bồi thường thiệt hại theo quy định của Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước nếu bị giam, giữ trái pháp luật;
+ Được hưởng các quyền khác của công dân nếu không bị hạn chế bởi Luật này và luật khác có liên quan, trừ trường hợp các quyền đó không thể thực hiện được do họ đang bị tạm giữ, tạm giam.
– Người bị tạm giữ, người bị tạm giam có các nghĩa vụ sau đây:
+ Chấp hành quyết định, yêu cầu, hướng dẫn của cơ quan, người có thẩm quyền quản lý, thi hành tạm giữ, tạm giam;
+ Chấp hành nội quy của cơ sở giam giữ, quy định của Luật này và pháp luật có liên quan.
Căn cứ Điều 386 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi năm 2017 quy định về tội danh: “Tội trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang bị áp giải, đang bị xét xử”.
“Điều 386. Tội trốn khỏi nơi giam, giữ hoặc trốn khi đang bị áp giải, đang bị xét xử
1. Người nào đang bị tạm giữ, tạm giam, áp giải, xét xử hoặc chấp hành án phạt tù mà bỏ trốn, thì bị phạt tù từ 6 tháng-3 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây thì bị phạt tù từ 3-10 năm: Có tổ chức; Dùng vũ lực đối với người canh gác hoặc người áp giải.”
Như vậy, người phạm tội bị phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm. Được áp dụng trong trường hợp có đủ dấu hiệu cấu thành cơ bản của tội này nêu ở mặt khách quan và chủ quan.
Ngoài ra, khi phạm tội có tổ chức; Dùng vũ lực đối với người canh gác hoặc người áp giải; có thể bị phạt tù lên đến 10 năm tù.