Tối 18/7, thông tin với PV Dân trí qua điện thoại, ông Hồ Đại Dũng – Phó chủ tịch UBND tỉnh Phú Thọ – xác nhận sự cố tại Công ty TNHH Miwon Việt Nam vào chiều cùng ngày đã khiến 5 công nhân thương vong. “Hiện cơ quan công an đang phối hợp với bên y tế tiến hành khám nghiệm tử thi, điều tra làm rõ sự việc”. Được biết, đến khuya 18/7, sự cố xảy ra ở khu vực lò hơi tại Công ty TNHH Miwon Việt Nam đã khiến 4 người tử vong và một người đang cấp cứu tại bệnh viện. Lãnh đạo UBND tỉnh Phú Thọ cho hay, ngày mai (19/7), địa phương sẽ có thông tin chính thức tới báo chí về sự việc nghiêm trọng này. Công ty TNHH Miwon Việt Nam là một doanh nghiệp FDI vốn Hàn Quốc, chuyên sản xuất, chế biến và kinh doanh các mặt hàng như bột ngọt, hạt nêm, mì chính, nước tương, nước sốt… Vậy 4 người tử vong tại Miwon Phú Thọ, công ty phải bồi thường bao nhiêu tiền? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé
Căn cứ pháp lý
Tai nạn lao động là gì?
Theo khoản 8 Điều 3 Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015, tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động.
Cũng theo Điều 45 Luật này, người lao động tham gia bảo hiểm tai nạn lao động được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:
Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp:
- Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc bao gồm nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh;
- Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc: Khi thực hiện công việc theo yêu cầu của phía người sử dụng lao động;
- Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.
Suy giảm khả năng lao động (KNLĐ) từ 05% trở lên do bị tai nạn nói trên.
Trách nhiệm của NSDLĐ với người lao động bị tai nạn lao động.
Căn cứ điều 38 luật an toàn vệ sinh lao động trách nhiệm của NSDLĐ được quy định như sau.
- Kịp thời sơ cứu, cấp cứu cho người lao động bị tai nạn lao động và phải tạm ứng chi phí sơ cứu, cấp cứu và điều trị cho người lao động bị tai nạn lao động hoặc bệnh nghề nghiệp.
- Thanh toán chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định cho người bị tai nạn lao động theo quy định .
- Trả đủ tiền lương cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị, phục hồi chức năng lao động.
Trên đây là một số trách nhiệm NSDLĐ phải thực hiện với người lao động bị tai nạn lao động. Ngoài ra các bạn có thể tìm hiểu thêm tại điều 38 luật an toàn vệ sinh lao động cùng với các quy định cụ thể của Bộ lao động thương binh và xã hội.
Trách nhiệm của NSDLĐ trong một số trường hợp đặc thù.
Căn cứ điều 39 luật an toàn vệ sinh lao động và các quy định khác của pháp luật. Đối với người lao động đủ điều kiện hưởng chế độ tai nạn lao động. NSDLĐ còn có trách nhiệm bồi thường , hỗ trợ cho người lao động theo các trường hợp đặc thù, ngoài quy định tại điều 38 luật này.
4 người tử vong tại Miwon Phú Thọ, công ty phải bồi thường bao nhiêu tiền?
Điều 20 Nghị định 28/2020/NĐ-CP quy định như sau: Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây: Không điều tra tai nạn lao động thuộc trách nhiệm theo quy định của pháp luật; không khai báo hoặc khai báo sai sự thật về tai nạn lao động, sự cố kỹ thuật gây mất an toàn, vệ sinh lao động nghiêm trọng;”
Căn cứ theo Điều 38 Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015:
“Điều 38. Trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp. Người sử dụng lao động có trách nhiệm đối với người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp như sau:
4. Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động mà không hoàn toàn do lỗi của chính người này gây ra và cho người lao động bị bệnh nghề nghiệp với mức như sau:
b) Ít nhất 30 tháng tiền lương cho người lao động bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên hoặc cho thân nhân người lao động bị chết do tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp;
5. Trợ cấp cho người lao động bị tai nạn lao động mà do lỗi của chính họ gây ra một khoản tiền ít nhất bằng 40% mức quy định với mức suy giảm khả năng lao động tương ứng
7. Thực hiện bồi thường, trợ cấp đối với người bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày có kết luận của Hội đồng giám định y khoa về mức suy giảm khả năng lao động hoặc kể từ ngày Đoàn điều tra tai nạn lao động công bố biên bản điều tra tai nạn lao động đối với các vụ tai nạn lao động chết người”.
Theo những gì báo chí đưa tin sự cố đã khiến 4 người chết và 1 bị thương đang nhập viện, được xác định là bị tai nạn lao động chết người. Do đó công ty có trách nhiệm bồi thường cho thân nhân của nạn nhân ít nhất 30 tháng tiền lương. Còn trường hợp tai nạn lao động xảy ra do lỗi của chính nạn nhân thì công ty có trách nhiệm trợ cấp với khoản tiền ít nhất bằng 40% của 30 tháng lương, tương đương 40% x 30 tháng tiền lương = 12 tháng tiền lương. Công ty có trách nhiệm thực hiện bồi thường, trợ cấp cho thân nhân của cháu bạn trong thời hạn 05 ngày, kể từ ngày Đoàn điều tra tai nạn lao động công bố biên bản điều tra tai nạn lao động.
Tai nạn lao động chết người, người thân được hưởng gì?
Căn cứ quy định tại Luật An toàn, vệ sinh lao động năm 2015 và Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2014, trường hợp người lao động được xác định là chết do tai nạn lao động thì thân nhân của người đó sẽ được hưởng các quyền lợi sau:
Trợ cấp do người sử dụng lao động chi trả:
Theo quy định tại Khoản 4 và khoản 5 Điều 38 Luật An toàn, vệ sinh lao động 2015.
- Ít nhất 30 tháng tiền lương: Tai nạn lao động không hoàn toàn do lỗi của người lao động.
- Ít nhất bằng 40% mức trên (tương đương 12 tháng tiền lương): Tai nạn lao động do lỗi của người lao động
Trợ cấp do cơ quan BHXH chi trả
– Trợ cấp một lần khi người lao động chết:
Căn cứ Điều 53 Luật An toàn, vệ sinh lao động.
Mức trợ cấp một lần = 36 x Mức lương cơ sở = 53.640.000 đồng.
(Hiện nay mức lương cơ sở áp dụng năm 2022 là 1,49 triệu đồng).
– Trợ cấp mai táng:
Người lo mai táng được nhận:
Trợ cấp mai táng = 10 x Mức lương cơ sở = 14.900.000 đồng.
(Mức lương cơ sở năm 2022= 1,49 triệu đồng).
– Trợ cấp tuất:
+ Trợ cấp tuất hằng tháng:
Mức trợ cấp tuất/tháng/thân nhân = 50% x Mức lương cơ sở = 745.000 đồng.
Thân nhân không có người trực tiếp nuôi dưỡng:
Mức trợ cấp tuất/tháng/thân nhân = 70% x Mức lương cơ sở = 1.043.000 đồng.
Trường hợp một người chết thì số thân nhân được hưởng trợ cấp tuất hằng tháng không quá 04 người; trường hợp có từ 02 người chết trở lên thì thân nhân của những người này được hưởng 02 lần mức trợ cấp hàng tháng.
+ Trợ cấp tuất 01 lần:
Căn cứ Điều 67 Luật bảo hiểm xã hội năm 2014.
Mức hưởng = 1,5 x Mbqtl (mức bình quân tiền lương tháng) x Số năm đóng bảo hiểm xã hội trước năm 2014 + 2 x Mbqtl x Số năm đóng BHXH từ năm 2014 trở đi
Mức trợ cấp tuất 01 lần thấp nhất = 3 x Mbqtl.
Điều 69 Luật Bảo hiểm xã hội năm 2014 áp dụng với đối tượng thân nhân sau:
- Không có thân nhân đủ điều kiện hưởng tiền tuất hàng tháng;
- Thân nhân thuộc diện hưởng trợ cấp tuất hàng tháng có nguyện vọng hưởng trợ cấp tuất 1 lần, trừ trường hợp con dưới 06 tuổi, con hoặc vợ hoặc chồng bị suy giảm khả năng lao động từ 81% trở lên;
- Người lao động chết mà không có thân nhân (con đẻ, con nuôi, vợ/chồng, cha/mẹ đẻ, cha/mẹ nuôi, cha vợ/chồng, mẹ vợ/chồng hoặc thành viên khác trong gia đình mà người lao động đang có nghĩa vụ nuôi dưỡng) thì trợ cấp tuất 1 lần được thực hiện theo pháp luật thừa kế.
Luật sư X nói về sự việc 4 người tử vong tại Miwon Phú Thọ, công ty phải bồi thường bao nhiêu tiền?
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây là tư vấn của Luật Sư X về vấn đề “4 người tử vong tại Miwon Phú Thọ, công ty phải bồi thường bao nhiêu tiền?″. Chúng tôi hy vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến quy định soạn thảo mẫu đơn xin tạm ngừng kinh doanh; thủ tục giải thể công ty cổ phần; cách tra số mã số thuế cá nhân; hợp pháp hóa lãnh sự Hà Nội; trích lục bản án ly hôn online; hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline 0833102102 để được tiếp nhận.
Câu hỏi thường gặp
Khoản 3 Điều 45 Luật an toàn vệ sinh lao động cũng đề cập, người lao động không được hưởng chế độ do Quỹ bảo hiểm tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp chi trả nếu thuộc một trong các nguyên nhân quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật an toàn vệ sinh lao động, bao gồm:
– Do mâu thuẫn của chính nạn nhân với người gây ra tai nạn mà không liên quan đến việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động;
– Do người lao động cố ý tự hủy hoại sức khỏe của bản thân;
– Do sử dụng ma túy, chất gây nghiện khác trái với quy định của pháp luật.
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 9 Nghị định 39/2016/NĐ-CP cụ thể:
“Điều 9. Phân loại tai nạn lao động
Tai nạn lao động làm chết người lao động (sau đây gọi tắt là tai nạn lao động chết người) là tai nạn lao động mà người lao động bị chết thuộc một trong các trường hợp sau đây:
a) Chết tại nơi xảy ra tai nạn;
b) Chết trên đường đi cấp cứu hoặc trong thời gian cấp cứu;
c) Chết trong thời gian Điều trị hoặc chết do tái phát của vết thương do tai nạn lao động gây ra theo kết luận tại biên bản giám định pháp y;
d) Người lao động được tuyên bố chết theo kết luận của Tòa án đối với trường hợp mất tích.
Tai nạn lao động làm người lao động bị thương nặng (sau đây gọi tắt là tai nạn lao động nặng) là tai nạn lao động làm người lao động bị ít nhất một trong những chấn thương được quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định này.
Tai nạn lao động làm người lao động bị thương nhẹ (sau đây gọi tắt là tai nạn lao động nhẹ) là tai nạn lao động không thuộc trường hợp quy định tại Khoản 1 và Khoản 2 Điều này.”
Như vậy, trong trường hợp của bố bạn, bố bạn bị tai nạn lao động và mất trong thời gian điều trị. Trường hợp này thuộc
Căn cứ điều 22 Quyết định 636/QĐ-BHXH quy định hồ sơ hưởng chế độ tử tuất bao gồm:
” 1. Sổ BHXH của người đang đóng BHXH, người bảo lưu thời gian đóng BHXH và người chờ đủ Điều kiện về tuổi đời để hưởng lương hưu, trợ cấp hàng tháng bị chết hoặc hồ sơ hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng do cơ quan BHXH quản lý đối với người đang hưởng lương hưu, trợ cấp BHXH hàng tháng bị chết.
2. Giấy chứng tử hoặc giấy báo tử hoặc trích lục khai tử hoặc quyết định tuyên bố là đã chết của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật.
3. Tờ khai của thân nhân theo mẫu số 09A-HSB (bản chính).
4. Biên bản họp của các thân nhân đối với trường hợp đủ Điều kiện hưởng trợ cấp tuất hàng tháng nhưng chọn hưởng trợ cấp tuất một lần theo mẫu số 16-HSB (bản chính); trường hợp chỉ có một thân nhân đủ Điều kiện hưởng trợ cấp tuất hàng tháng hoặc nhiều thân nhân đủ Điều kiện hưởng trợ cấp tuất hàng tháng nhưng chỉ có một người đại diện hợp pháp mà lựa chọn hưởng trợ cấp tuất một lần thì thân nhân lựa chọn hưởng trợ cấp tuất một lần hoặc người đại diện hợp pháp của thân nhân chịu trách nhiệm về việc lựa chọn và không cần biên bản này.
5. Biên bản Điều tra TNLĐ đối với trường hợp chết do TNLĐ (trường hợp tai nạn giao thông được xác định là TNLĐ thì có thêm giấy tờ nêu tại Khoản 6 Điều 14); hoặc bệnh án Điều trị BNN đối với trường hợp chết do BNN.