Việc thay đổi mâm xe là một trong những cách trang trí ngoại thất xe, giúp phương tiện trở nên bắt mắt hơn. Tuy nhiên, chủ xe không nên tự ý làm điều này bởi sẽ có 3 phiền toái có thể gặp phải khi tự ý thay đổi mâm xe. Vậy các phiền toái đó là gì, hãy theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư X để trả lời nhé!
Căn cứ pháp lý
- Luật Giao thông đường bộ 2008
- Nghị định 100/2019/NĐ-CP
- Nghị định 123/2021/NĐ-CP
- Văn bản hợp nhất 06/VBHN-VPQH hợp nhất Luật kinh doanh bảo hiểm
- Thông tư 16/2021/TT-BGTVT
Mâm xe là gì?
Mâm xe còn được gọi là lazang (la-zăng) hay vành xe. Nó là một phần khung hợp kim (thường là hợp kim nhôm để có khối lượng nhẹ) được lắp ở phần bánh xe.
Mâm xe ô tô là bộ phận kết nối trục xe trước sau với lốp xe, có công dụng giữ cho lốp xe cố định tại một vị trí khi bơm hơi vào và khi xe lăn bánh (giúp truyền lực quay của trục xe xuống tới lốp xe giúp xe chuyển động). Tùy theo dòng xe và kích thước mà lazang được gắn vào trục bánh bởi 4,5 thậm chí 7 lỗ.
3 phiền toái có thể gặp phải khi tự ý thay đổi mâm xe
Bị phạt vi phạm giao thông
Theo khoản 1 Điều 55 Luật Giao thông đường bộ 2008, việc sản xuất, lắp ráp, cải tạo, sửa chữa, bảo dưỡng và nhập khẩu xe cơ giới tham gia giao thông đường bộ phải tuân theo quy định về chất lượng an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường.
Cùng với đó, khoản 2 Điều này cũng quy định, chủ phương tiện không được tự thay đổi kết cấu, tổng thành, hệ thống của xe không đúng với thiết kế của nhà chế tạo hoặc thiết kế cải tạo đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt.
Trong khi mâm xe là một trong những phụ kiện rất quan trọng, được lắp ở phần bánh xe, kết nối phần lốp xe và trục xe để hỗ trợ việc chuyển động của xe.
Việc tự ý độ mâm xe không đúng với thiết kế ban đầu có thể làm thay đổi kết cấu của xe, từ đó ảnh hưởng đến trực tiếp đến việc chuyển động của xe, tiềm ẩn nguy cơ gây tai nạn giao thông.
Theo đó, hành vi tự ý thay đổi mâm xe có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định 100/2019/NĐ-CP, sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 123/2021/NĐ-CP như sau:
Phương tiện | Mức phạt với chủ xe là cá nhân | Mức phạt với chủ xe là tổ chức | Căn cứ pháp lý |
Xe máy | 800.000 – 02 triệu đồng | 1,6 – 04 triệu đồng | Điểm c khoản 5 Điều 30 |
Ô tô, máy kéo, xe máy chuyên dùng | 06 – 08 triệu đồng | 12 – 16 triệu đồng | Điểm a khoản 9 Điều 30 |
Không được công ty bảo hiểm bồi thường
Việc tự ý thay đổi mâm xe có thể khiến chủ xe không được bồi thường đối với bảo hiểm vật tự nguyện. Bởi thay đổi mâm xe có thể làm tăng rủi ro để được tiền bảo hiểm.
Theo điểm c khoản 2 Điều 18 Luật Kinh doanh bảo hiểm sửa đổi, bổ sung năm 2019, người mua bảo hiểm có nghĩa vụ thông báo những trường hợp có thể làm tăng rủi ro hoặc làm phát sinh thêm trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm trong quá trình thực hiện hợp đồng bảo hiểm.
Nếu không thông báo, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ có quyền đơn phương đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm và thu phí bảo hiểm đến thời điểm đình chỉ thực hiện hợp đồng bảo hiểm (theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều 19 Luật Kinh doanh bảo hiểm).
Ngoài ra, khi phương tiện xảy ra rủi trên thực tế mà xác định được nguyên nhân là do chủ phương tiện tự ý thay đổi mâm xe không đúng quy định, đơn vị kinh doanh bảo hiểm cũng sẽ từ chối bồi thường tiền bảo hiểm.
Bị từ chối đăng kiểm
Theo Điều 8 Thông tư 16/2021/TT-BGTVT, khi đưa xe đi kiểm định, đơn vị đăng kiểm sẽ kiểm tra xe và đối chiếu với các giấy tờ và bản in thông số kỹ thuật của xe được lấy từ cơ sở dữ liệ sản xuất lắp ráp, nhập khẩu của Cục Đăng kiểm Việt Nam.
Trường hợp tự ý thay đổi mâm xe mà không có hồ sơ khai báo trên hệ thống thì khi đối chiếu sẽ không khớp với cơ sở dữ liệu. Lúc này đơn vị đăng kiểm sẽ ra thông báo đánh giá không đạt để chủ phương tiện khắc phục.
Nói cách khác, việc tự ý thay đổi mâm xe có thể khiến ô tô bị từ chối đăng kiểm.
Chính vì vậy, để được cấp Giấy chứng nhận đăng kiểm thì chủ xe phải làm thủ tục cần làm thủ tục khai báo thông số kỹ thuật mới của xe, gửi đến Cục Đăng kiểm để bổ sung thông số kỹ thuật mới vào cơ sở dữ liệu, từ đó hợp pháp việc thay đổi mâm xe.
Có thể bạn quan tâm:
- Thay đổi kết cấu xe bị xử phạt như thế nào?
- Nên làm gì khi bị cảnh sát giao thông phạt cao hơn quy định?
- Mua xe máy cũ cần giấy tờ gì theo quy định của pháp luật?
Thông tin liên hệ
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “3 phiền toái có thể gặp phải khi tự ý thay đổi mâm xe“. Chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức trên; để sử dụng trong công việc và cuộc sống.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn; giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty; giấy phép bay flycam; xác nhận độc thân; đăng ký nhãn hiệu; hợp pháp hóa lãnh sự; đăng ký mã số thuế cá nhân,…. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102.
Hoặc qua các kênh sau:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Khi muốn thay đổi mâm xe hợp pháp chủ xe phải tiến hành đăng ký, đăng kiểm phương tiện trước khi thực hiện thay đổi mâm xe: Nếu tự ý thực hiện nâng cấp mâm xe, chủ xe có thể vừa bị phạt tiền vừa phải phục hồi nguyên trạng, gây hao tốn không ít chi phí. Do đó, trước khi “tân trang” mâm xe cho phương tiện, chủ xe nên tiến hành đăng ký, đăng kiểm đầy đủ các thủ tục cần thiết để hạn chế rắc rối.
Màu sơn xe ô tô là một trong những đặc điểm nhận dạng ô tô được ghi trong giấy chứng nhận đăng ký ô tô và sổ chứng nhận kiểm định. Hiện nay, pháp luật Việt Nam cho phép cá nhân, tổ chức kinh doanh được thay đổi màu sơn xe ô tô. Tuy nhiên, trước khi thay đổi màu sơn, chủ phương tiện phải làm đơn xin đổi màu sơn tại cơ quan Cảnh sát giao thông địa phương.
– Tiến hành đăng ký, đăng kiểm phương tiện trước khi thực hiện thay đổi mâm xe;
– Nên chọn kích cỡ lốp xe phù hợp với mâm xe;
– Nắm vững các kinh nghiệm bảo dưỡng mâm xe.