Liên Hợp Quốc và các đối tác tại Việt Nam đang nỗ lực để đạt được các Mục tiêu Phát triển Bền vững: 17 Mục tiêu liên kết với nhau và đầy tham vọng nhằm giải quyết những thách thức phát triển lớn mà người dân Việt Nam và trên thế giới phải đối mặt. Vậy 17 mục tiêu phát triển bền vững của liên hợp quốc là gì? Luật sư X mời bạn đọc bài viết dưới đây để hiểu về nội dung nêu trên
17 mục tiêu phát triển bền vững của liên hợp quốc
Trong bài phát biểu khai mạc hội nghị Phát triển bền vững, Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon đã khẳng định chương trình nghị sự Phát triển bền vững chính là lời hứa của các nhà lãnh đạo tới mọi người dân trên thế giới rằng tất cả các quốc gia sẽ cùng chung tay gây dựng một thế giới tốt đẹp hơn.
Liên hợp quốc là tổ chức quốc tế liên chính phủ được thành lập và hoạt động trên cơ sở điều ước quốc kí ngày 26/6/1945 tại thành phố San Francisco (có hiệu lực từ ngày 24/10/1945). Liên hợp quốc là tổ chức quốc tế rộng lớn nhất hành tinh và có vai trò quan trọng trong đời sống quốc tế.
Hoạt động của Liên hợp quốc bao gồm củng cố hòa bình, an ninh quốc tế, giải trừ quân bị, đấu tranh chống chủ nghĩa thực dân, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, phối hợp sự hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực kinh tế, xã hội, văn hoá, nhân đạo… Ngày nay, vai trò của Liên Hợp Quốc ngày càng quan trọng, trong đó 17 mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc cho giai đoạn 2015 – 2030 được quan tâm hết sức. Vậy 17 mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc là gì? Mời bạn theo dõi nội dung tiếp theo của bài viết
17 mục tiêu phát triển bền vững của liên hợp quốc là gì?
17 mục tiêu phát triển bền vững của Liên hợp quốc như sau:
Mục tiêu 1. Xóa nghèo dưới mọi hình thức ở mọi nơi
Chấm dứt hình thức nghèo ở tất cả mọi nơi. Hơn 700 triệu người, tương đương 10% dân số thế giới, ngày nay vẫn sống trong tình trạng cực kỳ nghèo đói, phải vật lộn để đáp ứng những nhu cầu cơ bản nhất như y tế, giáo dục, tiếp cận với nước và vệ sinh. Việc xóa đói giảm nghèo là hết sức quan trọng, vì nghèo sẽ kéo theo hàng loạt hệ lụy liên quan.
Mục tiêu 2. Xóa đói, đảm bảo an ninh lương thực và cải thiện dinh dưỡng, phát triển nông nghiệp bền vững.
Chấm dứt nạn đói, đạt được an ninh lương thực, cải thiện dinh dưỡng va thúc đẩy nông nghiệp phát triển. Đảm bảo cuộc sống khỏe mạnh và nâng cao phúc lợi cho tất cả mọi người ở mọi lứa tuổi. Có ấm no mới có sức khỏe để có thể lao động được và làm được những việc khác.
Mục tiêu 3. Đảm bảo cuộc sống khỏe mạnh và thúc đẩy hạnh phúc cho mọi người.
Phụ nữ có thai và trẻ em sơ sinh đều là những đối tượng được hướng đến bảo vệ trong mục tiêu này. Liên hợp quốc còn đặt mục tiêu chấm dứt các đại dịch HIV/AIDS, lao phổi, sốt rét và các bệnh nhiệt đới bị lơ là, chống lại các bệnh về gan, các bệnh liên quan đến nước và các bệnh truyền nhiễm khác vào năm 2030
Mục tiêu 4. Đảm bảo giáo dục chất lượng, rộng mở và công bằng và nâng cao cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi người.
Một nền giáo dục chất lượng là nền tảng để cải thiện đời sống nhân dân và phát triển bền vững. Sự tiến bộ ngày càng lớn được thực hiện theo hướng tăng cường tiếp cận với giáo dục các cấp và tăng tỷ lệ nhập học ở các trường học, đặc biệt đối với phụ nữ và trẻ em gái. Kỹ năng biết chữ cơ bản đã được cải thiện rất nhiều, những nỗ lực táo bạo hơn là cần thiết để đạt được mục tiêu phổ cập giáo dục. Ví dụ, trên thế giới đã đạt được bình đẳng trong giáo dục tiểu học giữa trẻ em gái và trẻ em trai, nhưng rất ít quốc gia đạt được mục tiêu đó ở tất cả các cấp học
Mục tiêu 5. Đạt được bình đẳng giới và trao quyền cho tất cả phụ nữ và trẻ em gái.
Đây là đối tượng được quan tâm, mục tiêu đề ra nhằm chấm dứt phân biệt đối xử và bạo lực, các tập quán xấu đối với phụ nữ và trẻ em gái trên toàn cầu. Bên cạnh đó phụ nữ được bình đẳng vào mọi công việc của xã hội, được chăm sóc và bảo vệ.
Mục tiêu 6. Đảm bảo sự sẵn có và quản lý bền vững nguồn nước và cải thiện các điều kiện vệ sinh cho tất cả mọi người.
Nước có ý nghĩa hết sức quan trọng trong đời sống con người.Nước chiếm 60-70% trọng lượng của cơ thể chúng ta. Do đó, cần đảm bảo việc tiếp cận nguồn nước sạch trên toàn cầu và cải thiện các điều kiện vệ sinh cho tất cả mọi người.
Mục tiêu 7. Đảm bảo việc tiếp cận năng lượng với giá cả hợp lý, tin cậy, bền vững và hiện đại cho tất cả mọi người.
Việc giúp đỡ con người với các dịch vụ năng lượng đáng tin cậy, và hiện đại, trong khả năng chi trả. Bên cạnh đó là tăng cường hợp tác quốc tế, mở rộng cơ sở hạ tầng và nâng cấp công nghệ để cung cấp các dịch vụ năng lượng hiện đại và bền vững cho tất cả các nước nguồn năng lượng.
Mục tiêu 8. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế dài hạn, rộng mở và bền vững, việc làm đầy đủ và năng suất và công việc tốt cho tất cả mọi người.
Gần một nửa dân số thế giới vẫn còn sống với mức sống tương đương khoảng 2$ một ngày, dân số vẫn nhiều nơi chưa có việc làm. Do đó xóa đói giảm nghèo hết sức cần thiết và để làm được điều đó thì nền kinh tế phải phát triển, có nhiều việc làm hơn. Việc tạo thêm việc làm chất lượng sẽ vẫn là một thách thức lớn đối với hầu hết các nền kinh tế từ sau năm 2015. Tăng trưởng kinh tế bền vững sẽ yêu cầu các xã hội tạo ra những điều kiện cho phép mọi người có công ăn việc làm chất lượng, kích thích nền kinh tế trong khi vẫn không làm tổn hại đến môi trường. Cơ hội việc làm và điều kiện làm việc đàng hoàng cũng được yêu cầu cho toàn bộ dân số ở độ tuổi lao động.
Mục tiêu 9. Xây dựng cơ sở hạ tầng vững chắc, đẩy mạnh công nghiệp hóa rộng mở và bền vững, khuyến khích đổi mới.
Phát triển cơ sở hạ tầng vững chắc, chất lượng, đáng tin cậy và bền vững, bao gồm cơ sở hạ tầng khu vực và xuyên biên giới, để hỗ trợ phát triển kinh tế và đời sống con người, tập trung vào tiếp cận hợp lý và công bằng cho tất cả mọi người. Bên cạnh đó việc phát triển cơ sở hạ tầng đồng bộ, chất lượng, đáng tin cậy, bền vững trên thế giới và thúc đẩy công nghiệp hóa toàn diện và bền vững, Tăng cường nghiên cứu khoa học, nâng cấp năng lực công nghệ trong các ngành công nghiệp ở tất cả các nước… đều được quan tâm và đề ra.
Mục tiêu 10. Giảm bất bình đẳng trong mỗi quốc gia và giữa các quốc gia.
Việc bất bình đẳng trong mỗi quốc gia và giữa các quốc gia dẫn đến sự phát triển không đồng đều và gây ra nhiều ảnh hưởng về mọi mặt đời sống, xã hội, kinh tế, an ninh chính trị… Do đó việc giải quyết giảm bất bình đẳng trong mỗi quốc gia và giữa các quốc gia hết sức quan trọng. Đến năm 2030, dần dần đạt được và duy trì tốc độ tăng trưởng thu nhập ở mức cao hơn mức trung bình quốc gia cho 40% dân số có thu nhập thấp nhất.
Mục tiêu 11. Xây dựng các đô thị và các khu dân cư mở cửa cho tất cả mọi người, an toàn, vững chắc và bền vững.
Các đô thị là trung tâm của kinh tế, thương mại, văn hóa, khoa học, năng suất, phát triển xã hội,… Đặc biệt đô thị còn là nơi tập trung của chính trị, kinh tế mỗi đất nước. Tuy nhiên, những thách thức của các thành phố hiện nay là rất lớn: dân số, môi trường, xã hội ,… Việc khắc phục những thách thức và xây dựng các đô thị và các khu dân cư bằng bền vững giúp phát triển và tăng trưởng kinh tế, hạn chế ô nhiễm tài nguyên và giảm thiểu ô nhiễm và nghèo đói. Đến năm 2030, đảm bảo khả năng tiếp cận nhà ở và dịch vụ cơ bản phù hợp, an toàn và trong khả năng chi trả cho tất cả mọi người, và nâng cấp các khu ổ chuột
Mục tiêu 12. Đảm bảo các mô hình tiêu dùng và sản xuất bền vững.
Đảm bảo các mô hình tiêu dùng và sản xuất bền vững giúp đạt được kế hoạch phát triển tổng thể, giảm chi phí kinh tế, môi trường và xã hội trong tương lai, tăng cường khả năng cạnh tranh kinh tế và giảm nghèo
Mục tiêu 13. Có biện pháp khẩn cấp để chống lại biến đổi khí hậu và các tác động của nó.
Biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng đến mọi quốc gia trên khắp các châu lục. Nó sẽ phá vỡ nền kinh tế quốc gia và ảnh hưởng đến cuộc sống, chi phí người dân, cộng đồng và quốc tế hôm nay và thậm chí nhiều hơn vào ngày mai. Do đó bảo vệ môi trường sẽ là ưu tiên trong 15 năm tới của Liên hợp quốc hướng tới. Tổ chức này sẽ triển khai hàng loạt các biện pháp khẩn cấp để ứng phó với biến đổi khí hậu và các tác động của nó.
Mục tiêu 14. Bảo tồn và sử dụng bền vững các đại dương, biển và các nguồn tài nguyên biển cho phát triển bền vững.
Bên cạnh chuẩn bị những biện pháp khẩn cấp để chống lại biến đổi khí hậu và các tác động của nó thì bảo tồn và sử dụng bền vững các đại dương, biển và các nguồn tài nguyên biển cho phát triển bền vững cũng hết sức quan trọng, đặc biệt trong tình trạng biển bị ô nhiễm ngày nay.
Mục tiêu 15. Bảo vệ, tái tạo và khuyến khích sử dụng bền vững các hệ sinh thái trên cạn, quản lý tài nguyên rừng bền vững, chống sa mạc hóa, chống xói mòn đất và mất đa dạng sinh học.
Rừng bao phủ 30% bề mặt của Trái đất, rừng có vai trò hết sức quan trọng đối với Thế giới. Tuy nhiên trên thực tế thì nạn phá rừng do hoạt động của con người và biến đổi khí hậu – là thách thức lớn đối với sự phát triển bền vững và ảnh hưởng đến đời sống của hàng triệu người trong cuộc chiến chống đói nghèo. Bảo vệ, tái tạo và khuyến khích sử dụng bền vững các hệ sinh thái trên cạn, quản lý tài nguyên rừng bền vững, chống sa mạc hóa, chống xói mòn đất và mất đa dạng sinh học là hết sức cần thiết.
Mục tiêu 16. Thúc đẩy xã hội hòa bình và rộng mở cho phát triển bền vững, mang công bằng đến với tất cả mọi người và xây dựng các thể chế hiệu quả, có trách nhiệm và rộng mở ở tất cả các cấp.
Mục tiêu 17. Đẩy mạnh cách thức thực hiện và đem lại sức sống mới cho quan hệ đối tác toàn cầu để phát triển bền vững.
Quan hệ đối tác toàn cầu là cần thiết để huy động, chuyển hướng và mở khóa sức mạnh biến hàng nghìn tỷ đô la của các nguồn lực tư nhân để tài trợ cho các mục tiêu phát triển bền vững.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Luật Thống kê sửa đổi 2021 do Quốc hội ban hành ngày 12/11/2021
- Văn bản hợp nhất 30/VBHN-VPQH hợp nhất Luật Lý lịch tư pháp
- Luật Bảo vệ môi trường 2020
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “17 mục tiêu phát triển bền vững của liên hợp quốc“. Nếu quý khách có tra cứu thông tin thu hoạch; dịch vụ tạm ngừng công ty, giấy phép bay flycam, xác nhận độc thân, đăng ký nhãn hiệu,… của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833102102
FaceBook: www.facebook.com/luatsux
Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Mục tiêu 8. Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế dài hạn, rộng mở và bền vững, việc làm đầy đủ và năng suất và công việc tốt cho tất cả mọi người.
Mục tiêu 9. Xây dựng cơ sở hạ tầng vững chắc, đẩy mạnh công nghiệp hóa rộng mở và bền vững, khuyến khích đổi mới.