Nếu rất nhiều cá nhân, tổ chức đang quan tâm Vào 6h00 ngày 24/07/2021 khi Hà Nội chính thức thực hiện giãn cách xã hội trên địa bàn thành phố; thi đã có rất nhiều người dân bị xử phạt. Mặc dù đây không phải lần giãn cách đầu tiên. Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu 14 trường hợp người dân hay vi phạm liên quan phòng chống COVID-19 nhé!
Cơ sở pháp lý
Nghị định 117/2020/NĐ-CP
Nghị định 15/2020/NĐ-CP
Bộ luật Hình sự 2015
Nội dung tư vấn
Giãn cách xã hội là gì?
Giãn cách xã hội là một nhóm biện pháp nhằm duy trì khoảng cách vật lý giữa người với người, nhằm hạn chế tối đa nguy cơ lây lan của dịch bệnh. Giãn cách xã hội được phân làm nhiều cấp độ, từ khoảng cách tối thiểu giữa người với người là 2m, đến hạn chế tập trung nơi đông người, đóng cửa các cơ quan, hay hạn chế đi lại. 14 trường hợp người dân hay vi phạm liên quan phòng chống COVID-19 là những lỗi gì?
Tại sao cần thực hiện giãn cách xã hội?
Nếu không áp dụng biện pháp giãn cách xã hội có thể làm quá tải hệ thống Y tế khi dịch bệnh bùng phát. Theo các nghiên cứu dịch tễ học, 1 người nhiễm Covid-19 có thể lây bệnh cho 2 người khác, 2 người nhiễm bệnh có thể lây cho 4 người khác, 4 người nhiễm có thể lây cho 16 người khác. Số lượng người nhiễm bệnh sẽ tăng nhanh theo cấp số nhân đến một con số mà mọi người không thể tưởng tượng được, nếu không có các biện pháp phòng, tránh, hạn chế lây lan. 14 trường hợp người dân hay vi phạm liên quan phòng chống COVID-19 là gì?
Lúc đó, Hệ thống Y tế không có khả năng điều trị cho toàn bộ người nhiễm bệnh. Những hạn chế về cơ sở vật chất, trang thiết bị, nguồn nhân lực sẽ khiến nhiều người bệnh không được điều trị hoặc chậm trễ trong điều trị, gây ra những hậu quả nặng nề cho xã hội. Mọi chuyện sẽ hoàn toàn thay đổi nếu chúng ta áp dụng tốt biện pháp giãn cách xã hội:
Tốc độ lây lan của dịch bệnh sẽ được kiềm hãm;
Nền y tế sẽ không bị quá tải và mọi người đều sẽ có cơ hội được điều trị;
Có đủ thời gian để những người đã nhiễm bệnh được điều trị và phục hồi.
14 trường hợp người dân hay vi phạm liên quan phòng chống COVID-19
14 trường hợp người dân hay vi phạm liên quan phòng chống COVID-19; hướng dẫn xử lý đối với các hành vi vi phạm pháp luật; có thể xảy ra trong công tác phòng chống dịch bệnh COVID-19:
Hành vi không tổ chức việc thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống dịch bệnh Covid-19
Hành vi không tổ chức việc thông tin, giáo dục, truyền thông về phòng, chống dịch bệnh Covid-19 cho người lao động theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền:
– Mức phạt: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với cá nhân (từ 2.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với tổ chức).
Hành vi đưa tin sai sự thật về tình hình dịch bệnh Covid-19
– Hành vi đưa tin không chính xác về tình hình dịch bệnh Covid-19 sau khi công bố dịch hoặc công bố hết dịch theo nội dung do cơ quan nhà nước có thẩm quyền về y tế cung cấp:
+ Mức phạt: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng; đối với cá nhân (từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tổ chức). Ngoài ra, còn phải áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả; “Buộc cải chính thông tin sai sự thật trên phương tiện thông tin đại chúng; trên địa bàn đã đưa tin trước đó liên tục trong 03 ngày; theo quy định của pháp luật”.
– Hành vi cung cấp nội dung thông tin sai sự thật, vu khống, xuyên tạc, xúc phạm uy tín của cơ quan, tổ chức và danh dự, nhân phẩm của cá nhân liên quan đến phòng, chống dịch Covid-19:
+ Mức phạt: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng; đối với cá nhân (từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức); và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả “Buộc gỡ bỏ thông tin sai sự thật; hoặc gây nhầm lẫn hoặc thông tin vi phạm pháp luật”.
*Xử lý hình sự: Trường hợp đưa lên mạng máy tính, mạng viễn thông thông tin giả mạo, thông tin sai sự thật, thông tin xuyên tạc về tình hình dịch bệnh Covid-19 có thể bị xử lý theo Điều 288 Bộ luật Hình sự 2015.
Hành vi vứt khẩu trang, các chất, vật dụng đã sử dụng không đúng nơi quy định
Hành vi vứt khẩu trang, các chất, vật dụng đã sử dụng không đúng nơi quy định có khả năng làm lây lan dịch bệnh Covid-19:
– Mức phạt: Cánh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng.
Hành vi không thực hiện xét nghiệm theo yêu cầu của cơ quan y tế có thẩm quyền
Hành vi không thực hiện xét nghiệm theo yêu cầu của cơ quan y tế có thẩm quyền trong quá trình thực hiện giám sát dịch bệnh Covid-19:
– Mức phạt: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Hành vi che giấu, không khai báo hoặc khai báo không kịp thời hiện trạng của bản thân
Hành vi che giấu, không khai báo; hoặc khai báo không kịp thời hiện trạng của bản thân; hoặc của người khác mắc dịch bệnh Covid-19 là một trong 14 trường hợp người dân hay vi phạm liên quan phòng chống COVID-19:
– Mức phạt: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
*Xử lý hình sự: Trường hợp làm lây lan dịch bệnh Covid-19 cho người khác; có thể bị xử lý theo Điều 240 Bộ luật Hình sự 2015.
Hành vi từ chối hoặc trốn tránh việc áp dụng quyết định cách ly y tế
Hành vi từ chối hoặc trốn tránh việc áp dụng quyết định cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế của cơ quan nhà nước có thầm quyền đối với người mắc bệnh Covid-19:
– Mức phạt: Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng. Ngoài ra, còn phải áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả; “Buộc thực hiện việc cách ly y tế, cưỡng chế cách ly y tế”.
*Xử lý hình sự: Trường hợp làm lây lan dịch bệnh Covid-19 cho người khác; có thể bị xử lý theo Điều 240 Bộ luật Hình sự 2015.
Hành vi không thực hiện đeo khẩu trang nơi công cộng hoặc ra đường thuộc diện không cần thiết
– Mức phạt: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Hành vi không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp tạm đình chỉ hoạt động của cơ sở dịch vụ ăn uống công cộng
Hành vi không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp tạm đình chỉ hoạt động; của cơ sở dịch vụ ăn uống công cộng có nguy cơ làm lây truyền dịch bệnh Covid-19:
– Mức phạt: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng; đối với cá nhân (từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tố chức).
Hành vi không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp hạn chế tập trung đông người
Hành vi không thực hiện quyết định áp dụng biện pháp hạn chế tập trung đông người; hoặc tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh, dịch vụ; tại nơi công cộng để phòng, chống dịch bệnh Covid-19:
– Mức phạt: Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng; đối với cá nhân (từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với tố chức).
*Xử lý hình sự: Trường hợp chủ cơ sở kinh doanh, người quản lý cơ sở kinh doanh dịch vụ; như: quán bar, karaoke, dịch vụ mát xa, cơ sở thẩm mỹ, phòng tập gym/yoga/game, rạp chiếu phim…; thực hiện hoạt động kinh doanh khi đã có quyết định tạm đình chỉ hoạt động kinh doanh để phòng chống dịch bệnh Covid-19; gây thiệt hại từ 100.000.000 đồng trở lên; do phát sinh chi phí phòng chống dịch bệnh sẽ bị xử lý theo Điều 295 Bộ luật Hình sự 2015.
Hành vi không thực hiện quyết định cấm tập trung đông người
Hành vi không thực hiện quyết định cấm tập trung đông người tại vùng đã được ban bố tình trạng khấn cấp dịch bệnh Covid-19:
– Mức phạt: Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với cá nhân (từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với tổ chức).
Hành vi không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ liên quan đến phòng, chống dịch bệnh Covid-19
Hành vi không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ liên quan đến phòng, chống dịch bệnh Covid-19 tại địa điểm phải niêm yết giá theo quy định của pháp luật hoặc niêm yết giá không đúng quy định, không rõ ràng gây nhầm lẫn cho khách hàng: Đây là một trong 14 trường hợp người dân hay vi phạm liên quan phòng chống COVID-19
– Mức phạt: Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng; trường hợp vi phạm nhiều lần hoặc tái phạm bị phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng. Mức phạt trên áp dụng đối với cá nhân (đối với tổ chức vi phạm bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân).
Hành vi bán cao hơn giá niêm yết hàng hóa, dịch vụ liên quan đến phòng, chống dịch bệnh Covid-19
Hành vi bán cao hơn giá niêm yết hàng hóa, dịch vụ liên quan đến phòng, chống dịch bệnh Covid-19 do tổ chức, cá nhân định giá không thuộc Danh mục bình ốn giá, hàng hóa, dịch vụ thuộc Danh mục hạn chế kinh doanh hoặc kinh doanh có điều kiện:
– Mức phạt: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cá nhân (từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức) và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả “Buộc trả lại cho khách hàng số tiền đã thu cao hơn giá niêm yết, trường hợp không xác định được khách hàng để trả lại thì nộp vào ngân sách nhà nước”.
– Quy định: tại Khoản 3 và 7 Điều 12 Nghị định 109/2013/NĐ-CP.
– Thẩm quyền xử phạt: Chủ tịch UBND cấp huyện; Chánh Thanh tra Sở Tài chính.
Hành vi giúp đỡ, chứa chấp, che giấu, tạo điều kiện cho người nước ngoài vào Việt Nam, ở lại Việt Nam hoặc qua lại biên giới quốc gia trái phép
– Mức phạt: Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng; đối với cá nhân (từ 30.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng; đối với tổ chức). Người nước ngoài có hành vi VPHC; thì tùy theo mức độ vi phạm có thể còn bị áp dụng hình thức xử phạt trục xuất khỏi nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
*Xử lý hình sự: Hành vi liên quan đến quy định về xuất cảnh, nhập cảnh; hoặc ở lại Việt Nam trái phép có thể bị xử lý theo Điều 347 và 348 Bộ luật Hình sự 2015.
Hành vi cản trở, chống lại người thi hành công vụ phòng, chống dịch bệnh Covid-19
Đây là một trong 14 trường hợp người dân hay vi phạm liên quan phòng chống COVID-19
– Hành vi cản trở; xúi giục, lôi kéo; kích động người khác không chấp hành yêu cầu thanh tra, kiểm tra, kiểm soát hoặc có lời nói, hành động đe dọa, lăng mạ, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người thi hành công vụ phòng, chống dịch bệnh Covid-19:
+ Mức phạt: Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng; đối với cá nhân (từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với tổ chức).
– Hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực để chống người thi hành công vụ hoặc gây thiệt hại về tài sản, phương tiện của cơ quan nhà nước, của người thi hành công vụ phòng, chống dịch bệnh Covid-19 mà chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự:
+ Mức phạt: Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với cá nhân (từ 6.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đổi với tổ chức).
*Xử lý hình sự: Hành vi dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác cản trở người thi hành công vụ trong phòng, chống dịch bệnh Covid-19 có thể bị xử lý theo Điều 330 Bộ luật Hình sự 2015.
Để biết thêm thông tin chi tiết; và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Câu hỏi thường gặp:
Không. Các tổ chức và các nhóm từ thiện chỉ được hoạt động từ 6h đến 18h hàng ngày; để đảm bảo công tác phòng chống dịch một cách hiệu quả nhất.
Theo quản điểm của tôi là có. Mặc dù thực hiện giãn cách xã hội, tuy nhiên cửa hàng bánh mì nằm trong danh mục những nhà máy sản xuất, cơ sở kinh doanh về lương thực thực phẩm.
Lương thực dùng để chỉ ra các sản phẩm; được thu hoạch từ các loại cây lương thực chủ yếu dùng làm lương thực cho người; là nguồn cung cấp chính về năng lượng và chất bột cacbohydrat trong khẩu phần thức ăn.
Ví dụ như: lúa, ngô, sắn và khoai lang . Ngoài ra còn có thể kể ra nhiều loại cây lương thực khác như các loại cây lấy hạt, lấy củ,…