Một trong những bước đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là hoàn thiện và nộp đơn đăng ký. Người dân thường biết đến hình thức nộp đơn trực tiếp tại cục sở hữu trí tuệ; mà không biết rằng chúng ta có 04 cách nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Về vấn đề này; một khách hàng đã gửi câu hỏi cho Luật sư X như sau:
Chào Luật sư! Tôi là M.A sống tại Hòa Bình; tôi có 1 spa làm đẹp và nay làm thêm sản xuất nước hoa thiên nhiên; đã có nhãn hiệu của riêng mình. Nay tôi muốn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu thì phải làm đơn nộp đơn cho cục sở hữu trí tuệ đúng không? Ngoài cách ra Hà Nội trực tiếp nộp thì luật sư cho hỏi còn cách nào khác để nộp đơn không? Hơn thế nữa ; nhãn hiệu là do tôi tham khảo mượn ý tưởng và tự thiết kế; chẳng may trùng với logo khác thì tôi có được sử dụng logo đấy nữa không? Tôi xin cảm ơn!
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi cho chúng tôi! Sau đây Luật sư X sẽ giải đáp những thắc mắc trên thông qua bài viết dưới đây. Mời bạn đọc theo dõi!
Căn cứ pháp lý
- Luật Sở hữu Trí tuệ – Văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH 2019
- Thông tư 120/2021/TT-BTC được ban hành ngày 24/12/2021
Nội dung tư vấn
Tại sao phải đăng ký bảo hộ nhãn hiệu?
Đăng ký bảo hộ thương hiệu; nhãn hiệu là thủ tục mà cá nhân; tổ chức cần thực hiện để hợp pháp hóa quyền sở hữu thương hiệu; nhãn hiệu và có thể công khai về quyền sở hữu thương hiệu; nhãn hiệu đó trên các phương tiện thông tin đại chúng. Việc bảo hộ nhãn hiệu sẽ mang lại cho khách hàng những lợi ích sau:
- Được độc quyền sử dụng nhãn hiệu mà mình đã đăng ký bảo hộ trên toàn lãnh thổ Việt Nam;
- Ngăn chặn hàng vi xâm phạm quyền với nhãn hiệu của bên thứ 3 bằng biện pháp hành chính, dân sự, hình sự;
- Cho phép tổ chức; cá nhân khác có nhu cầu sử dụng nhãn hiệu của mình và thu phí sử dụng nhãn hiệu hàng năm;
- Phát triển sản phẩm một cách bền vững lâu dài và tạo niềm tin cho khách hàng khi sử dụng dịch vụ, sản phẩm của chủ sở hữu nhãn hiệu.
Chủ thể có quyền nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
- Tổ chức, cá nhân:
Có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hoá do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp.
- Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp:
Có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường. Nhưng do người khác sản xuất. Với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm. Và người sản xuất không phản đối việc đăng ký đó.
- Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp:
Có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể. Đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hoá, dịch vụ. Tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó. Đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam. Việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
- Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính; nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hóa, dịch vụ:
Có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ đó. Đối với địa danh, dấu hiệu khác chỉ nguồn gốc địa lý đặc sản địa phương của Việt Nam. Thì việc đăng ký phải được cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép.
04 cách nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
Cách 1
Cách đầu tiên và là cách phổ biến nhất đó là nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tại bộ phận một cửa của cục sở hữu trí tuệ.
Cục sở hữu trí tuệ có một trụ sở chính tại Hà Nội. Và có hai văn phòng đại diện tại: thành phố Hồ Chí Minh và thành phố Đà Nẵng. Cụ thể:
- Cục sở hữu trí tuệ Hà Nội : Số 384-386, đường Nguyễn Trãi, quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội.
- Địa chỉ Văn phòng đại diện Cục Sở hữu trí tuệ TPHCM : Lầu 7, tòa nhà Hà Phan, số 17 – 19 Tôn Thất Tùng, phường Phạm Ngũ Lão, quận 1, TP. Hồ Chí Minh
- Địa chỉ Cục Sở hữu trí tuệ Đà Nẵng : Tầng 3, số 135 đường Minh Mạng, phường Khuê Mỹ, quận Ngũ Hành Sơn, thành phố Đà Nẵng.
Cách này khá dễ dàng thực hiện; và khi có sai sót sẽ được hướng dẫn sửa đổ; bổ sung. Tuy nhiên; nó lại gặp hạn chế trong khâu di chuyển; đặc biệt là trong bối cảnh dịch bệnh như thời gian qua; do chỉ có 1 trụ sở và 2 văn phòng đại diện. Vậy sau đây; Luật sư X sẽ giới thiệu các cách tiếp theo. Mời bạn đọc theo dõi!
Cách 2
Cách nộp đơn tiếp theo là nộp theo hình thức online; trong thời gian qua cách này được sử dụng khá phổ biến do bối cảnh dịch bệnh. Tuy nhiên cách này cũng khá phức tạp; bởi lẽ yêu cầu cần có chữ ký số; chứng thư số và tài khoản đăng ký online (tuy nhiên tài khoản này lại chưa được cấp cho toàn bộ người dân mà chỉ một số chủ thể). Cụ thể nộp đơn online như sau:
Các bước chuẩn bị trước khi điền Đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu online
Trước khi tiến hành làm đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu trên hệ thống của Cục Sở hữu trí tuệ; bạn cần chuẩn bị những file sau:
- Usb Token: chứa chứng thư số, chữ ký số của bạn (doanh nghiệp/cá nhân). Bạn có thể sở hữu Usb này thông qua các nhà cung cấp như Viettel, Vina, VNPT…
- Tài khoản hoạt động: Tham khảo ở bài viết về đăng ký tài khoản mà Phan Law đã cung cấp nhé
- File mẫu nhãn hiệu: Yêu cầu rõ nét, thể hiện đầy đủ và chính xác nhãn hiệu cần đăng ký (màu sắc, nội dung..) kích thước phù hợp,
- File giấy tờ pháp lý của chủ tài khoản
Sau khi đã chuẩn bị đầy đủ, bạn tiến hành đăng nhập hệ thống tiếp nhận đơn điện tử về bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp theo đường link: http://dvctt.noip.gov.vn:8888/HomePage.do; chọn chức năng khai báo hồ sơ và chọn lĩnh vực khai báo là nhãn hiệu.
Tiến hành điền đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
Khi màn hình đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hiện lên, bạn tiến hành điền đầy đủ vào các thông tin được yêu cầu.
Lưu ý; những ô có ký hiệu (*) là những ô không được để trống; bạn bắt buộc phải điền vào những ô này nhé.
Mẫu đơn này khá tương tự với đơn giấy mà Cục Sở hữu trí tuệ vẫn đang sử dụng hiện nay.
- Bạn tải các file tài liệu đã chuẩn bị lên vào ô tương ứng bằng cách nhấn vào nút “Chọn tệp”.
- Ở phần mô tả nhãn hiệu, tùy vào bạn chọn nhãn hiệu của mình có màu hay không màu mà hệ thống sẽ cho phép bạn nhập thông tin màu sắc tiếp theo
- Phần thông tin đại diện chủ đơn sẽ được điền tự động từ thông tin khi bạn tạo tài khoản đăng nhập
- Phần phân nhóm hàng hóa, dịch vụ: bạn chọn bằng cách nhấn vào nút “Chọn từ danh mục Nice” hoặc nút “Thêm nhóm mới” nhé. Lưu ý, khi nhập tên hàng hóa, dịch vụ của nhãn hiệu, phải được phân biệt bằng dấu “;”
- Phần phí và lệ phí: được hệ thống tự động hiển thị thông tin phí, lệ phí cần phải nộp hồ sơ theo thông tin vừa khai báo; màn hình chỉ cho xem, không sửa hoặc thao tác được trên màn hình
Cách 3
Phương thức nộp hồ sơ thứ ba cũng không quá xa lạ đối với mọi người; đó là phương thức nộp đơn đăng ký bảo hộ thông qua đường bưu điện.
Trong đó; người nộp đơn sẽ hoàn thiện đơn theo yêu cầu và gửi tại bưu điện đến địa chỉ trụ sở chính hoặc các văn phòng đại diện của cục sở hữu trí tuệ. Tuy nhiên; phương thức này có điểm hạn chế là dễ gây hỏng nát; hoặc thất lạc đơn.
Sau đó; người nộp đơn thực hiện chuyển khoản trực tiếp vào tài khoản ngân hàng của Cục SHTT; phải tính toán nộp lệ phí sao cho chuẩn vì nếu nộp thừa hoặc thiếu thì người nộp rất dễ bị trả đơn; trả hồ sơ. Luật sư X mời bạn đọc tham khảo mức lệ phí:
Các khoản lệ phí gồm:
- Lệ phí nộp đơn: 180.000 đồng.
- Lệ phí công bố đơn: 120.000 đồng.
- Phí thẩm định nội dung: 300.000 đồng.
- Lệ phí cấp giấy chứng nhận: 120.000 đồng.
- Lệ phí đăng bạ: 120.000 đồng
Cách 4
Nộp đơn thông qua các đơn vị đại diện đến cục sở hữu trí tuệ. Phương thức này tuy chưa phổ biến nhưng nó là phương thức khá an toàn. Khi đó; một đơn vị đại diện ví dụ như Luật sư X sẽ thay mặt cho tổ chức; cá nhân muốn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sẽ chuẩn bị đầy đủ từ hồ sơ; hoàn thiện đơn; và nộp một khoản lệ phí nhất định.
Lưu ý: trong phương thức này bạn nên tìm hiểu và lựa chọn một đơn vị đại diện uy tín; tránh bị lừa đảo…
Mời bạn đọc xem thêm
- Đăng ký bảo hộ nhãn hiệu được pháp luật quy định như thế nào?
- Điều kiện đăng ký kiểu dáng công nghiệp theo luật hiện nay như thế nào
Nguyên tắc nộp đơn đầu tiên trong bảo hộ nhãn hiệu
Trong trường hợp có nhiều đơn của nhiều người khác nhau đăng ký các nhãn hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhau. Dùng cho các sản phẩm, dịch vụ trùng hoặc tương tự với nhau. Hoặc trường hợp có nhiều đơn của cùng một người đăng ký các nhãn hiệu trùng dùng cho các sản phẩm, dịch vụ trùng nhau. Thì văn bằng bảo hộ chỉ được cấp cho nhãn hiệu trong đơn hợp lệ có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất.
Trong trường hợp có nhiều đơn đăng ký nhãn hiệu cùng đáp ứng các điều kiện để được cấp văn bằng bảo hộ. Và cùng có ngày ưu tiên hoặc ngày nộp đơn sớm nhất. Thì văn bằng bảo hộ chỉ được cấp cho đối tượng của một đơn duy nhất trong số các đơn đó. Theo thỏa thuận của tất cả những người nộp đơn. Nếu không thỏa thuận được thì các đối tượng tương ứng của các đơn đó bị từ chối cấp văn bằng bảo hộ.
Nguyên tắc ưu tiên trong bảo bộ nhãn hiệu
Người nộp đơn đăng ký nhãn hiệu có quyền yêu cầu hưởng quyền ưu tiên. Trên cơ sở đơn đầu tiên đăng ký bảo hộ cùng một đối tượng. Nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Đơn đầu tiên đã được nộp tại Việt Nam. Hoặc tại nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định về quyền ưu tiên. Mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên. Hoặc có thỏa thuận áp dụng quy định như vậy với Việt Nam.
- Người nộp đơn là công dân Việt Nam, công dân của nước khác quy định tại điểm a khoản 1 điều 91 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005, sửa đổi bổ sung năm 2009. Cư trú hoặc có cơ sở sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam. Hoặc tại nước khác quy định tại điểm a khoản này.
- Trong đơn có nêu rõ yêu cầu được hưởng quyền ưu tiên. Và có nộp bản sao đơn đầu tiên có xác nhận của cơ quan đã nhận đơn đầu tiên.
- Đơn được nộp trong thời hạn ấn định tại điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên.
Trong một đơn đăng ký nhãn hiệu, người nộp đơn có quyền yêu cầu hưởng quyền ưu tiên. Trên cơ sở nhiều đơn khác nhau được nộp sớm hơn. Với điều kiện phải chỉ ra nội dung tương ứng giữa các đơn nộp sớm hơn ứng với nội dung trong đơn.
Đơn đăng ký sở hữu công nghiệp được hưởng quyền ưu tiên có ngày ưu tiên là ngày nộp đơn của đơn đầu tiên.
Dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của Luật sư X
Hiện nay, việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu diễn ra rất phổ biến. Tuy nhiên, không phải chủ doanh nghiệp nào cũng có kiến thức đầy đủ về pháp luật sở hữu trí tuệ nói chung; và kiến thức về thủ tục, trình tự đăng ký bảo hộ nhãn hiệu nói riêng. Chính vì thế, đã tạo ra những tổn thất và rủi ro không đáng có như:
- Thị trường kinh doanh luôn là thị trường cạnh tranh gắt gao, có tính rủi ro cao. Việc chậm trễ trong quá trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu sẽ khiến nhãn hiệu có thể bị đối thủ sao chép, lợi dụng.
- Quy trình đăng ký bảo hộ nhãn hiệu gồm rất nhiều bước, thời gian dài. Nên nếu càng chần chừ thì càng tạo ra những rủi do, tổn thất.
- Khi sử dịch vụ, các luật sư có thể tư vấn, trao đổi và hỗ trợ khách hàng một cách tốt nhất. Góp phần để quá trình đăng ký diễn ra suôn sẻ, nhanh chóng và hiệu quả.
Lợi ích Luật Sư X mang lại cho khách hàng
1.Sử dụng dịch vụ của Luật sư ; chúng tôi đảm bảo sẽ giúp bạn thực hiện khâu chuẩn bị hồ sơ hiệu quả, đúng pháp luật. Bạn không cần phải tự thực hiện chuẩn bị giấy tờ.
2. Sử dụng dịch vụ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu của Luật sư X sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian. Bạn sẽ không phải tốn thời gian để chuẩn bị hồ sơ; nộp hồ sơ hay nhận kết quả thụ lý. Những công đoạn đó, chúng tôi sẽ giúp bạn thực hiện ổn thỏa.
3. Chi phí dịch vụ là điều mà khách hàng quan tâm. Nhưng, bạn đừng lo lắng, vì mức giá mà chúng tôi đưa ra đảm bảo phù hợp với từng trường hợp cụ thể. Giúp bạn có thể tiết kiệm tối đa chi phí khi sử dụng dịch vụ của chúng tôi.
Mời bạn tham khảo bảng dịch vụ của chúng tôi
Video Luật sư X giải đáp về 04 cách nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về “ 04 cách nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu “.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ khi có nhu cầu về các vấn đề liên quan đến giải thể công ty, thành lập công ty, xin giấy phép bay flycam; xác nhận tình trạng hôn nhân, đăng ký nhãn hiệu, …. của luật sư X, hãy liên hệ: 0833102102. Hoặc qua các kênh sau:
- FB: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định về bảo hộ nhãn hiệu thì khi đăng ký chủ sở hữu phải đáp ứng đủ các điều kiện sau:
– Nhãn hiệu phải đảm bảo nhìn thấy được, có dấu hiệu thể hiện rõ bên ngoài.
– Các dấu hiệu này phải có khả năng phân biệt, so sánh và nhận biết được với các nhãn hiệu khác.
Theo quy định; thời gian thẩm định đơn đăng ký nhãn hiệu được bảo hộ sẽ là 12 tháng kể từ ngày nộp đơn. Cụ thể:
– Thẩm định hình thức đơn đăng ký thương hiệu: 1-2 tháng
– Công bố đơn đăng ký thương hiệu: 1 tháng
– Thẩm định nội dung đơn đăng ký thương hiệu: 9 tháng
– Cấp văn bằng bảo hộ thương hiệu: 1-2 tháng
Trên thực tế; thời gian thẩm định có thể dài hơn quy định do mức độ phức tạp của đơn đăng ký nhãn hiệu quả doanh nghiệp.
Dấu hiệu không được bảo hộ với danh nghĩa nhãn hiệu được Cục SHTT quy định như sau:
– Nhãn hiệu không nên thiết kế dưới dạng hình học, chữ cái, chữ số thuộc ngôn ngữ không phổ biến, thông dụng.
– Nhãn hiệu là biểu tượng dấu hiệu, quy ước, tên gọi hay hình vẽ của sản phẩm/dịch vụ…
– Nhãn hiệu là các dấu hiệu chỉ số lượng, thời gian, địa điểm, tính chất, chủng loại, công dụng…
– Nhãn hiệu thiết kế dưới dạng dấu hiệu mô tả hình thức pháp lý, lĩnh vực kinh doanh.
– Nhãn hiệu là dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của sản phẩm/dịch vụ.