Hiện nay, yêu cầu làm căn cước công dân gắn chip năm 2022 có một số thay đổi mà nhiều người dân chưa nắm được thông tin. Dưới đây là một số thông tin liên quan đến CCCD gắn chíp mà công dân cần biết từ năm 2022. Mời bạn đọc tham khảo bài viết dưới đây của Luật sư X.
Căn cứ pháp lý
Thẻ Căn cước công dân gắn chíp là gì?
Thẻ Căn cước công dân (CCCD) là giấy tờ tùy thân của công dân Việt Nam, dùng để chứng minh danh tính của người được cấp thẻ nhằm thực hiện các giao dịch trên lãnh thổ Việt Nam.
Thẻ CCCD gắn chíp mới có sự thay đổi là thêm con chíp nằm ở mặt sau, chứa thông tin của mỗi công dân. Bên cạnh đó, thẻ CCCD gắn chíp còn có thêm mã QR ở mặt trước của thẻ.
Bạn có thể quét thông tin mã QR trên thẻ CCCD gắp chíp bằng điện thoại. Việc làm làm giúp bạn không phải mang theo nhiều giấy tờ bên người, các thủ tục hành chính cũng được tiến hành nhanh gọn hơn.
Yêu cầu làm căn cước công dân gắn chip năm 2022
Với mục tiêu chuyển đổi số liên quan đến giấy tờ, thông tin cá nhân thì nhà nước đẩy mạnh việc tích hợp hàng loạt giấy tờ, thông tin cá nhân lên CCCD gắn chíp.
Cụ thể, tại Thông báo 62/TB-VPCP ngày 01/3/2022 của Văn phòng Chính phủ, Thủ tướng yêu cầu các bộ, ngành, địa phương khẩn trương phối hợp Bộ Công an triển khai tích hợp các giấy tờ công dân (bao gồm: tích hợp thông tin thẻ bảo hiểm y tế, giấy đăng ký xe ô tô; giấy phép lái xe, thẻ ngân hàng…) để sử dụng thẻ Căn cước công dân và ứng dụng VNEID, tạo thuận lợi cho người dân trong các giao dịch.
Trước đó, Bộ Y tế cũng đã có Công văn 931/BYT-BH năm 2022 hướng dẫn triển khai thí điểm khám chữa bệnh bằng Căn cước công dân gắn chíp.
Khi đó, người dân có CCCD gắn chíp sẽ được sử dụng thay cho thẻ BHYT giấy, tức khi đi khám chữa bệnh BHYT chỉ cần xuất trình CCCD gắn chíp thay vì phải xuất trình CCCD mã vạch hoặc CMND đi kèm với thẻ BHYT.
“Sử dụng căn cước công dân gắn chíp tạo nhiều thuận tiện cho công dân trong các giao dịch hành chính, dễ dàng sửa đổi thông tin, giúp cơ quan Nhà nước khai thác thông tin phục vụ công tác quản lý dễ dàng hơn. Đồng thời, CCCD gắn chíp cũng cho thấy một sự đột phá trong quá trình chuyển đổi số”.
Không đổi căn cước công dân khi hết hạn bị phạt tới 500 nghìn đồng
Nếu như trước đây nhiều người còn băn khoan câu chuyện: Không có căn cứ pháp lý để xử phạt đối với hành vi vi phạm liên quan đến CCCD mà chỉ có căn cứ xử lý với CMND thì lời giải đáp đã xuất hiện tại Nghị định 144/2021/NĐ-CP.
Theo đó, chính thức kể từ năm 2022, việc không đổi CCCD khi hết hạn sẽ bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300 nghìn đồng đến 500 nghìn đồng theo điểm b khoản 1 Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP và Điều 23 Luật căn cước công dân 2014
Điều 10. Vi phạm quy định về cấp, quản lý, sử dụng Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân
1. Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 300.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
b) Không thực hiện đúng quy định của pháp luật về cấp, đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân;
Điều 23. Các trường hợp đổi, cấp lại thẻ Căn cước công dân
1. Thẻ Căn cước công dân được đổi trong các trường hợp sau đây:
a) Các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều 21 của Luật này;
b) Thẻ bị hư hỏng không sử dụng được;
c) Thay đổi thông tin về họ, chữ đệm, đổi tên căn cước công dân; đặc điểm nhân dạng;
d) Xác định lại giới tính, quê quán;
đ) Có sai sót về thông tin trên thẻ Căn cước công dân;
e) Khi công dân có yêu cầu.
Thủ tục làm thẻ căn cước công dân gắn chíp
Bước 1 Điền tờ khai thông tin theo mẫu
Đầu tiên, bạn hãy nhớ luôn phải mang theo Sổ Hộ khẩu khi đi làm CCCD gắn chíp. Tiếp đến, bạn điền thông tin vào tờ khai CCCD theo mẫu CC01 tại Đội Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội, Công an huyện.
Bạn có thể điền tờ khai này tại nhà hay đến nơi làm thẻ để được cấp rồi điền trực tiếp.
Bước 2 Tiếp nhận hồ sơ và xem xét hồ sơ
Sau khi bạn đã xuất trình Sổ Hộ khẩu và Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được hòa thành, cán bộ sẽ tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ cũng như thông tin trên Sổ Hộ khẩu và thông tin trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư cho chính xác.
Bước 3 Chụp ảnh và thu thập vân tay
Sau khi các thông tin trùng khớp và chính xác, bạn sẽ được thu thập vân tay và chụp ảnh chân dân. Tiếp đến, bạn kiểm tra Phiếu thu nhận thông tin CCCD theo mẫu CC02 rồi ký xác nhận.
Bước 4 Trả kết quả
Ký xác nhận xong, bạn sẽ nhận được giấy hẹn trả thẻ CCCD. Thời gian trả kết quả từ thứ 2 đến thứ 6 hàng tuần (trừ ngày lễ, Tết). Nơi nhận kết quả tại cơ quan Công an nơi tiếp nhận hồ sơ làm CCCD của bạn hoặc trả qua đường bưu điện.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 25 Luật Căn cước công dân, thời gian giải quyết hồ sơ không quá 07 ngày làm việc. Tại các huyện miền núi vùng cao, biên giới, hải đảo không quá 20 ngày làm việc và các địa phương khác là không quá 15 ngày làm việc.
Thủ tục đổi CMND sang CCCD gắn chíp
Về cơ bản, việc cấp đổi CMND cũ sang thẻ CCCD mã vạch tương tự như trên. Tuy nhiên có một số lưu ý mà bạn cần nắm như sau:
- Đối với CMND 9 số mà còn rõ nét ảnh, số và chữ thì cán bộ sẽ cắt góc phía trên bên phải mặt trước CMND, mỗi cạnh góc vuông là 2cm, ghi vào hồ sơ và trả CMND đã được cắt góc cho bạn. Ngay sau khi nhận CMND đã cắt góc hoặc sau đó, nếu bạn có yêu cầu thì cơ quan tiến hành cắt góc chứng minh thư 9 số có trách nghiệm cấp giấy xác nhận số CMND cho bạn.
- Đối với trường hợp CMND 9 số bị hỏng, bong tróc, không rõ nét ảnh, số và chữ thì người có thẩm quyền sẽ tiến hành thu, hủy CMND đó của bạn, ghi vào hồ sơ và cấp Giấy xác nhận số CMND cho bạn.
- Đối với CMND 12 số, người có thẩm quyền sẽ cắt góc phía trên bên phải mặt trước của CMND đó, mỗi cạnh góc vuông bên phải là 1,5cm, ghi vào hồ sơ, trả CMND đã cắt góc bạn.
- Trường hợp mất CMND 9 số làm thủ tục cấp thẻ CCCD gắn chíp thì khi bạn có yêu cầu, cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp thẻ CCCD có trách nhiệm cấp giấy số CMND 9 số đã mất cho bạn.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Quy định mới về căn cước công dân gắn chíp điện tử 2022
- Cách kiểm tra thẻ căn cước công dân gắn chíp làm xong chưa?
- Thủ tục làm căn cước công dân gắn chip uy tín, nhanh chóng
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi về “Yêu cầu làm căn cước công dân gắn chip năm 2022”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; đăng ký bảo vệ thương hiệu, giấy phép bay flycam, Giấy phép sàn thương mại điện tử, đăng ký lại giấy khai sinh, thủ tục xin hợp pháp hóa lãnh sự, Thủ tục tặng cho nhà đất, trích lục hộ tịch trực tuyến, đơn xin trích lục bản án ly hôn, trích lục khai sinh online, Xác nhận tình trạng hôn nhân Đồng Nai … của chúng tôi; Luật sư X là đơn vị dịch vụ luật uy tin, tư vấn các vấn đề về luật trong và ngoài nước thông qua web luatsux, lsx, web nước ngoài Lsxlawfirm,..Mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
- FaceBook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Nếu như trước năm 2022 chỉ có quy định xử phạt hành vi thế chấp CMND, thì giờ đây, không riêng CMND mà việc cầm cố CCCD cũng sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo Nghị định 144/2021/NĐ-CP.
Cụ thể, Theo khoản 4 Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, hành vi cầm cố CCCD sẽ phạt tiền từ 04 triệu đồng đồng đến 06 triệu đồng.
Tổng đài 1900 0368 sẽ tiếp nhận phản ảnh, hỗ trợ, giải đáp thắc mắc của người dân về CCCD và quản lý dân cư.
* Một số lưu ý khi gọi đến tổng đài:
– Để nghe hướng dẫn quy định về trình tự cấp CCCD gắn chip: Nhấn phím 1
– Để nghe hướng dẫn quy định về lệ phí cấp CCCD gắn chip: Nhấn phím 2
– Để nghe hướng dẫn quy định về thời hạn cấp CCCD gắn chip: Nhấn phím 3
– Để nghe thông tin về tình trạng cấp thẻ CCCD gắn chip: Nhấn phím 4
– Để tìm hiểu thông tin khác: Nhấn phím 5.
Tổng đài chỉ hoạt động từ Thứ 2 đến Thứ 6 trong khung giờ 7h30 – 17h30.
Căn cứ theo khoản 1 Điều 19 Luật Căn cước công dân năm 2014 thì đối tượng được cấp thẻ CCCD là công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên.
Căn cứ theo điều 21 Luật Căn cước công dân năm 2014 thì thẻ CCCD phải được đổi khi công dân đó đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.
Ngoài ra, những ai đã có chứng minh thư nhân dân (CMND) hoặc đã có thẻ CCCD chứa mã vạch thì sẽ đươc đổi sang thẻ CCCD gắn chíp khi có yêu cầu hoặc thẻ đã cũ, thẻ hết thời hạn.