Ngày 1/12, Phòng An ninh điều tra Công an tỉnh Thừa Thiên Huế thông tin; đơn vị vừa phối hợp với một số đơn vị nghiệp vụ xác minh làm rõ; bắt giữ một đối tượng về hành vi tổ chức, môi giới cho người khác nhập cảnh trái phép. Vậy hành vi Yểm trợ cho nước ngoài nhập cảnh trái phép bị xử lý như thế nào? Hãy cùng luật sư X tìm hiểu
Tóm tắt vụ việc
Đối tượng bị bắt giữ là Nguyễn Xuân Trường (sinh năm 1987) trú tại xã Bình Sơn, huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai.
Khoảng 22h10 tối 21/11; tại chốt kiểm soát phòng chống dịch số 2 trên quốc lộ 1A thuộc địa phận xã Phong Thu; huyện Phong Điền, lực lượng công an phát hiện xe ô tô BKS 51A-858.33; do đối tượng Nguyễn Xuân Trường là tài xế điều khiển; trên xe chở 4 người nước ngoài nghi mang quốc tịch Trung Quốc nhập cảnh trái phép.
Tại cơ quan công an; đối tượng Nguyễn Xuân Trường khai nhận được một người đàn ông ở miền nam; thuê chở 4 người này; từ khu công nghiệp Yên Phong, tỉnh Bắc Ninh vào huyện Long Thành, tỉnh Đồng Nai với giá 17 triệu đồng.
Căn cứ pháp lý
Bộ luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017
Nội dung tư vấn
Yểm trợ cho nước ngoài nhập cảnh trái phép là hành vi vi phạm pháp luật. Hành vi này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội Tổ chức, môi giới cho người khác nhập cảnh trái phép
Hành vi tổ chức nhập cảnh trái phép là gì?
Hành vi tổ chức nhập cảnh trái phép hành vi của cá nhân, tổ chức vì vụ lợi mà tổ chức môi giới cho người khác ra khỏi biên giới Việt Nam; hoặc vào hoặc ở lại lãnh thổ Việt Nam không có giấy phép theo quy định của pháp luật về xuất, nhập cảnh.
Cấu thành tội phạm tội tổ chức nhập cảnh trái phép
Chủ thể của tội phạm
Chủ thể của tội phạm này có thể là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự; và từ 16 tuổi trở lên.
Khách thể của tội phạm
Tội phạm này trực tiếp xâm phạm đến trật tự quản lý hành chính trong lĩnh vực xuất cảnh, nhập cảnh ở Việt Nam. Tội phạm này được quy định nhằm đấu tranh phòng và chống các hành vi xuất cảnh; nhập cảnh trái phép hoặc ở lại Việt Nam trái phép.
Khách quan của tội phạm
Đây là hành vi vì vụ lợi chủ mưu, cầm đầu, chỉ huy giúp cho người khác ra khỏi biên giới Việt Nam; hoặc vào lãnh thổ Việt Nam không có giấy phép theo quy định của pháp luật về xuất nhập cảnh. Thể hiện hành vi lập kế hoạch tổ chức, chỉ huy, lôi kéo nhằm đưa người khác đi ra khỏi lãnh thổ Việt Nam; hoặc đi vào lãnh thổ Việt Nam mà không được sự cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền để thu lợi bất chính.
Tội tổ chức cho người khác ở lại Việt Nam trái phép thê hiện ở hành vi lập kế hoạch, tổ chức, chỉ huy, lôi kéo nhằm giúp người nước ngoài ở lại Việt Nam không được phép của cơ quan có thẩm quyền của nhà nước Việt Nam để thu lợi bất chính.
Tội phạm được coi là hoàn thành từ thời điểm người phạm tội thực hiện một trong các hành vi nêu trên.
Chủ quan của tội phạm
Tội phạm này thực hiện do lỗi cố ý có động cơ vụ lợi. Người phạm tội nhận thức được hành vi của mình là trái pháp luật và mong muốn thực hiện hành vi đó.
Yểm trợ cho nước ngoài nhập cảnh trái phép bị xử lý như thế nào?
Tùy vào tính chất và mức độ vi phạm, người thực hiện hành vi tổ chức nhập cảnh trái phép có thể bị xử lý hình sự hoặc xử phạt hành chính.
Xử phạt hành chính
Điểm a Khoản 5 và điểm đ Khoản 6 Điều 17 Nghị định số 167/2013/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh, trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình quy định về vi phạm các quy định về xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú và đi lại như sau:
5. Phạt tiền từ 15.000.000 đồng đến 25.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Giúp đỡ, chứa chấp, che giấu, tạo điều kiện cho người khác đi nước ngoài, ở lại nước ngoài, vào Việt Nam, ở lại Việt Nam hoặc qua lại biên giới quốc gia trái phép;
6. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
đ) Tổ chức, đưa dẫn hoặc môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh Việt Nam trái phép.
Truy cứu trách nhiệm hình sự
Điều 348 Bộ luật hình sự 2015 về tội tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh; nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép quy định các khung hình phạt như sau:
Khung 1
Người nào vì vụ lợi mà tổ chức hoặc môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép; thì bị phạt từ từ 01 năm đến 05 năm.
Khung 2
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:
a) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Đối với từ 05 người đến 10 người;
d) Có tính chất chuyên nghiệp;
đ) Thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng;
e) Tái phạm nguy hiểm.
Khung 3
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm:
a) Đối với 11 người trở lên;
b) Thu lợi bất chính 500.000.000 đồng trở lên;
c) Làm chết người.
Hình phạt bổ sung
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng; hoặc cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề; hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Phân biệt hành vi “tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh trái phép” (Điều 348 BLHS) với hành vi “tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài” (Điều 349 BLHS)
Hành vi tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh trái phép quy định tại Điều 348 BLHS là vì động cơ vụ lợi mà tổ chức, môi giới cho người khác từ Việt Nam ra nước ngoài trái phép chỉ với mục đích đưa người khác qua biên giới. Ví dụ: A được trả tiền để dẫn 03 người qua đường mòn khu vực biên giới Việt Nam sang Trung Quốc.
Còn hành vi tổ chức, môi giới cho người khác trốn đi nước ngoài quy định tại Điều 349 BLHS là tổ chức, môi giới cho người khác ra khỏi lãnh thổ Việt Nam với mục đích để người đó trốn ra nước ngoài hoặc ở lại nước ngoài trái phép. Tổng kết thực tiễn thấy, người trốn đi nước ngoài chủ yếu nhằm trốn tránh pháp luật Việt Nam (trốn truy nã, trốn nợ,…) hoặc để lao động, cư trú trái phép ở nước ngoài…; người phạm tội thường thực hiện một chuỗi hành vi, như: Thỏa thuận với khách (chi phí, thời gian, địa điểm đi, đến, phương tiện, thủ đoạn trốn,…).
Giải quyết vấn đề
Như vậy hành vi của Trường, yểm trợ cho người nước ngoài nhập cảnh trái phép vào Việt Nam; có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội tổ chức, môi giới cho người khác xuất cảnh; nhập cảnh hoặc ở lại Việt Nam trái phép ; được quy định tại Điều 348 Bộ luật hình sự. Theo đó mức hình phạt cao nhất của tội này là 15 năm tù. Vụ việc đang được điều tra làm rõ.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Làm giả giấy tờ xuất nhập cảnh bị xử lý như thế nào?
- Đối tượng được cấp hộ chiếu phổ thông theo thủ tục rút gọn
- Môi giới mại dâm qua mạng internet bị phạt bao nhiêu năm tù?
Trên đây là tư vấn của Luật sư X về vấn đề “Yểm trợ cho nước ngoài nhập cảnh trái phép bị xử lý như thế nào?“. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Khoản 6, điều 17, Nghị định 167/2013/NĐ-CP về vi phạm các quy định về xuất cảnh, nhập cảnh, quá cảnh, cư trú và đi lại quy định như sau:
Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
………….
đ) Tổ chức, đưa dẫn hoặc môi giới cho người khác xuất cảnh, nhập cảnh Việt Nam trái phép
Người nước ngoài có thể bị tạm hoãn xuất cảnh khi thuộc một trong các trường hợp sau, người nước ngoài có thể bị hoãn xuất cảnh.
1.Đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự hoặc đang là bị đơn trong các vụ tranh chấp dân sự, kinh tế, lao động;
2. Đang có nghĩa vụ thi hành bản án hình sự;
3. Đang có nghĩa vụ thi hành bản án dân sự, kinh tế, lao động;
4. Đang có nghĩa vụ chấp hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính, nghĩa vụ nộp thuế và những nghĩa vụ khác về tài chính.
Hộ chiếu phổ thông là một loại hộ chiếu phổ biến nhất được cấp cho công dân Việt Nam hiện nay. Thời gian sử dụng hộ chiếu này là 10 năm kể từ ngày làm. Hộ chiếu phổ thông được cấp cho công dân Việt Nam đủ 14 tuổi trở lên. Đối với hộ chiếu đã được cấp có thời hạn 5 năm trước khi hết hạn ít nhất 30 ngày được gia hạn một lần không quá 3 năm.