Kỳ bầu cử Đại biểu Quốc hội vừa diễn ra, những người được bầu ra đều là người có tài, có đức. Họ là những đại diện tiêu biểu cho ý chí của nhân dân trước Quốc hội. Để thực hiện nhiệm vụ của mình, Đại biểu Quốc hội được trao cho một số quyền lợi nhất định, đặc biệt là quyền miễn trừ. Vậy ý nghĩa quyền miễn trừ của Đại biểu Quốc hội là gì? Hãy cùng Phòng tư vấn pháp lý của Luật sư X tìm hiểu ngay sau đây.
Căn cứ pháp lý
Hiến pháp 2013;
Luật Tổ chức Quốc hội 2014.
Nội dung tư vấn
Đại biểu Quốc hội là ai?
Theo Luật Tổ chức Quốc hội 2014, Đại biểu Quốc hội được định nghĩa như sau:
Đại biểu Quốc hội là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân ở đơn vị bầu cử ra mình và của Nhân dân cả nước. Đại biểu Quốc Hội là người thay mặt Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước trong Quốc hội.
Đại biểu Quốc hội chịu trách nhiệm trước cử tri và trước Quốc hội về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đại biểu của mình.
Ngoài ra, Đại biểu Quốc hội bình đẳng trong thảo luận và quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ và quyền hạn của Quốc hội.
Nhiệm kỳ của Đại biểu Quốc hội theo nhiệm kỳ của Quốc hội.
Quyền miễn trừ của đại biểu Quốc hội là gì?
Điều 81 Hiến pháp 2013 quy định rõ:
Điều 81.
“Không được bắt, giam giữ, khởi tố đại biểu Quốc hội nếu không có sự đồng ý của Quốc hội hoặc trong thời gian Quốc hội không họp không có sự đồng ý của Ủy ban thường vụ Quốc hội; trong trường hợp đại biểu Quốc hội phạm tội quả tang mà bị tạm giữ thì cơ quan tạm giữ phải lập tức báo cáo để Quốc hội hoặc Ủy ban thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định.”
Ngoài ra, Đại biểu Quốc hội không thể bị cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi đại biểu công tác bãi nhiệm, cách chức, buộc thôi việc, sa thải nếu không được Ủy ban Thường vụ Quốc hội đồng ý.
Có thể thấy, quyền trên của Đại biểu Quốc hội được quy định trong Hiến pháp rất đặc biệt. Nó là điều kiện khiến cho các cơ quan hành pháp và tư pháp không thể tự ý thực hiện các hành vi pháp lý đối với Đại biểu Quốc hội.
Ý nghĩa quyền miễn trừ của Đại biểu Quốc hội
Đại biểu Quốc hội có vai trò lớn nhất là phản ánh ý chí, nguyện vọng của Nhân dân tham gia thảo luận và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Quốc hội.
Bên cạnh đó, Đại biểu Quốc hội có quyền chất vấn, giám sát các thành viên của cơ quan hành pháp và tư pháp như: Chủ tịch nước, Chủ tịch Quốc hội, Thủ tướng Chính phủ và các thành viên khác của Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.
Ngoài ra, họ có thể phát biểu những sai phạm, đưa ra góp ý theo ý chí của nhân dân. Từ đó, Quốc hội xem xét và kịp thời cân nhắc, sửa chữa.
Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ, các ý kiến mà Đại biểu Quốc hội thay mặt nhân dân phản ánh có thể đụng chạm đến lợi ích cá nhân, lợi ích nhóm.
Bởi vậy, quyền miễn trừ được quy định nhằm khuyến khích đại biểu Quốc hội nói lên ý chí toàn dân mà không bị ảnh hưởng bởi nhánh quyền lực hành pháp và tư pháp.
Tuy nhiên, quyền miễn trừ của Đại biểu Quốc hội không tuyệt đối. Nếu Đại biểu Quốc hội vi phạm pháp luật, họ vẫn bị truy cứu trách nhiệm, giam giữ, khởi tố nếu có sự đồng ý của Quốc hội.
Tóm lại
Đặc quyền miễn trừ của Đại biểu Quốc hội được quy định là để khuyến khích việc thực hiện nhiệm vụ của họ. Sâu xa hơn, đặc quyền này là để bảo vệ lợi ích của toàn dân, đảm bảo phát huy tính dân chủ trong quản lý Nhà nước.
Hy vọng các thông tin tư vấn pháp lý được cung cấp trên đây của Luật sư X có ích với bạn đọc!
Thông tin liên hệ
Luật sư X là đơn vị Luật uy tín, được nhiều cá nhân và tổ chức đặt trọn niềm tin. Được hỗ trợ và đồng hành để giải quyết những khó khăn về mặt pháp lý của quý khách là mong muốn của Luật sư X.
Để biết thêm thông tin chi tiết và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X. Hãy liên hệ qua số điện thoại: 0833.102.102
Câu hỏi thường gặp
Tại Điều 27 Hiến pháp 2013 quy định: “Công dân đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Việc thực hiện các quyền này do luật định.”
Luật tổ chức Quốc hội sửa đổi 2020 (có hiệu lực từ 01/01/2021) bổ sung tiêu chuẩn đối với Đại biểu Quốc hội là: “Có một quốc tịch là quốc tịch Việt Nam”
Theo khoản 1 điều 23 Luật Tổ chức Quốc hội 2014 có quy định: “Tổng số đại biểu Quốc hội không quá năm trăm người, bao gồm đại biểu hoạt động chuyên trách và đại biểu hoạt động không chuyên trách.