Trong đời sống xã hội không thể thiếu các giao dịch dân sự. Ngày nay, khi kinh tế phát triển thì rủi ro khi tham gia giao dịch cũng ngày càng lớn. Do đó để đảm bảo quyền lợi cho các bên, pháp luật cho phép họ có thể thỏa thuận đặt ra các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và trong một số trường hợp phải đăng ký biện pháp bảo đảm. Vậy ý nghĩa của việc đăng ký biện pháp bảo đảm là gì? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu qua bài viết dưới đây:
Căn cứ pháp lý
Các biện pháp bảo đảm
Điều 292 Bộ luật dân sự 2015 quy định các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ bao gồm:
2. Thế chấp tài sản.
3. Đặt cọc.
4. Ký cược.
5. Ký quỹ.
6. Bảo lưu quyền sở hữu.
7. Bảo lãnh.
8. Tín chấp.
9. Cầm giữ tài sản.
Xem thêm: Phân biệt cầm đồ và cầm cố tài sản
Đăng ký biện pháp bảo đảm là gì?
Căn cứ Khoản 1 Điều 3 Nghị định 102/2017/NÐ-CP:
Đăng ký biện pháp bảo đảm là việc cơ quan đăng ký ghi vào sổ đăng ký hoặc nhập vào cơ sở dữ liệu về việc bên bảo đảm dùng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ đối với bên nhận bảo đảm.
Các trường hợp phải đăng ký biện pháp bảo đảm?
Điều 4 Nghị định 102/2017/NĐ-CP quy định các biện pháp bảo đảm phải đăng ký bao gồm:
– Thế chấp quyền sử dụng đất;
– Thế chấp tài sản gắn liền với đất trong trường hợp tài sản đó đã được chứng nhận quyền sở hữu trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
– Cầm cố tàu bay, thế chấp tàu bay;
– Thế chấp tàu biển.
Các biện pháp bảo đảm sau đây được đăng ký khi có yêu cầu:
– Thế chấp tài sản là động sản khác;
– Thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai;
– Bảo lưu quyền sở hữu trong trường hợp mua bán tài sản gắn liền với đất; tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai; mua bán tàu bay, tàu biển; mua bán tài sản là động sản khác có bảo lưu quyền sở hữu.
Như vậy, biện pháp bảo đảm được đăng ký theo thỏa thuận hoặc theo quy định của luật. Việc đăng ký là điều kiện để giao dịch bảo đảm có hiệu lực chỉ trong trường hợp luật có quy định. Trường hợp được đăng ký thì biện pháp bảo đảm phát sinh hiệu lực đối kháng với người thứ ba kể từ thời điểm đăng ký.
Ý nghĩa của đăng ký biện pháp bảo đảm
Việc đăng ký biện pháp bảo đảm có ý nghĩa vô cùng quan trọng:
Đối với bên nhận bảo đảm
Đăng ký biện pháp bảo đảm là một trong những cách thức để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của bên nhận bảo đảm. Biện pháp bảo đảm được đăng ký mang ý nghĩa công bố quyền lợi của bên nhận bảo đảm khi này việc xác lập giao dịch liên quan đến tài sản bảo đảm đều buộc phải biết về sự hiện hữu của các quyền liên quan đến tài sản bảo đảm đã được đăng ký.
Ngoài quyền truy đòi tài sản, việc đăng ký biện pháp bảo đảm còn giúp cho bên nhận bảo đảm có được thứ tự ưu tiên thanh toán khi xử lý tài sản bảo đảm so với các chủ nợ khác. Theo đó, về nguyên tắc ai đăng ký biện pháp bảo đảm hoặc hoàn thiện lợi ích bảo đảm (nắm giữ hoặc chiếm tài sản bảo đảm) trước thì được ưu tiên trước. Như vậy, thời điểm đăng ký biện pháp bảo đảm là một tiêu chí quan trọng để xác định thứ tự ưu tiên thanh toán giữa các bên cùng nhận tài sản bảo đảm.
Đối với bên bảo đảm
Một trong những yêu cầu đặt ra trong đời sống kinh tế – xã hội là việc dùng tài sản để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ không được ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt của bên bảo đảm. Điều này có nghĩa, bên bảo đảm vẫn giữ tài sản bảo đảm và tiếp tục khai thác, sử dụng tài sản nhằm phục vụ mục đích sản xuất, kinh doanh của mình, chúng rất có ý nghĩa vì thương nhân buộc phải có hàng trong tay mới có thể tiếp thị hàng hóa được, một nông dân phải có máy móc để gieo trồng và thu hoạch mùa màng…
Thông qua cơ chế đăng ký biện pháp bảo đảm, bên bảo đảm vừa đạt được mục đích dùng tài sản để bảo đảm việc thực hiện nghĩa vụ, vừa duy trì được hoạt động sản xuất – kinh doanh của mình. Chính nguồn lợi thu được từ việc khai thác tài sản bảo đảm sẽ giúp bên bảo đảm có thể thanh toán được nợ cho bên nhận bảo đảm.
Đối với bên thứ ba
Việc công khai hóa thông tin về biện pháp bảo đảm được đăng ký là giải pháp giúp bên thứ ba có thể tìm hiểu thông tin tại cơ quan đăng ký biện pháp bảo đảm, biết được tài sản bảo đảm đã được dùng để bảo đảm cho một nghĩa vụ nào trước hay chưa. Nhờ đó, rủi ro pháp lý trong giao dịch sẽ giảm thiểu, nhất là trong trường hợp tài sản bảo đảm vẫn do bên bảo đảm chiếm giữ, khai thác.
Đối với nền kinh tế – xã hội
Việc đăng ký biện pháp bảo đảm được thực hiện giúp hạn chế được những tranh chấp phát sinh, tạo cơ chế giải quyết dễ dàng từ đó thúc đẩy số lượng giao dịch được thực hiện, khuyến khích hoạt động cho vay vốn phục vụ đầu tư, sản xuất kinh doanh, tiêu dùng, tạo động lực cho phát triển kinh tế.
Bên cạnh đó, thông qua hệ thống đăng ký biện pháp bảo đảm, Nhà nước có được những thông tin cần thiết phục vụ cho quá trình hoạch định các chính sách mang tính vĩ mô, đặc biệt liên quan trực tiếp đến chính sách bảo đảm an toàn tín dụng…
Thông tin liên hệ Luật sư X
Trên đây, là nội dung tư vấn của Luật sư X về chủ đề: “Ý nghĩa của việc đăng ký biện pháp bảo đảm là gì?“. Chúng tôi hi vọng rằng bài viết có giúp ích được cho bạn.
Để biết thêm thông tin chi tiết; và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ 0833102102
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Đối tượng của biện pháp bảo đảm chủ yếu là tài sản; có thể là tài sản hiện có hoặc tài sản hình thành trong tương lai. Ngoài ra; đối tượng của biện pháp bảo đảm còn có uy tín đối với biện pháp tín chấp và công việc đối với biện pháp bảo lãnh.
– Qua hệ thống đăng ký trực tuyến;
– Nộp trực tiếp;
– Qua đường bưu điện;
– Qua thư điện tử trong trường hợp người yêu cầu đăng ký đã được cấp mã số sử dụng cơ sở dữ liệu về biện pháp bảo đảm.
Cục Hàng không Việt Nam thực hiện đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm bằng tàu bay;
Cục Hàng hải Việt Nam hoặc Chi cục hàng hải, Cảng vụ hàng hải thực hiện đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm bằng tàu biển.
Với biện pháp bảo đảm bằng quyền sử dụng đất, tài sản gắn liền với đất là chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai và Văn phòng đăng ký đất đai.
Trung tâm Đăng ký giao dịch, tài sản của Cục Đăng ký quốc gia giao dịch bảo đảm thuộc Bộ Tư pháp thực hiện đăng ký, cung cấp thông tin về biện pháp bảo đảm bằng động sản và các tài sản khác không thuộc thẩm quyền đăng ký của các cơ quan trên