Những ngày gần đây, trên mạng xã hội xuất hiện đoạn clip của chủ tài khoản tự xưng là “Thầy Long” với nội dung mang tính chất xúc phạm anh hùng dân tộc Trần Hưng Đạo, đồng thời có những lời nói và hành động xúc phạm tín ngưỡng thánh Mẫu. Vậy xuyên tạc và xúc phạm tín ngưỡng bị xử phạt như thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu nhé!
Cơ sở pháp lý
Luật tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016
Nội dung tư vấn
” Thầy Long” tự xưng trên mạng xã hội là ai?
Cụ thể, trong clip đăng trên Youtube mang tên “Hình phạt cho tam tòa thánh Mẫu”, người tự xưng là “Thầy Long” cho rằng, vị danh nhân Trần Hưng Đạo cũng phải “quỳ gối” trước mặt người này. Sau đó, “Thầy Long” thực hiện các hành động cho các antifan biết “quyền lực” của mình bằng cách ném các lá bài vào mặt 3 vị mẫu đáng kính bậc nhất trong đạo Mẫu.
“Những vụ việc vi phạm pháp luật như vậy thì cơ quan an ninh văn hóa sẽ vào cuộc, làm rõ, xử lý theo quy định”, đại diện Sở Văn hóa – Thể thao Hà Nội nói.
Những hành động và lời nói của người tự xưng là “Thầy Long” gây bức xúc trong dư luận. Mới đây, nghệ nhân ưu tú Đặng Ngọc Anh – Phó Chủ nhiệm Trung tâm Bảo tồn Đạo Mẫu Việt Nam cũng đã có đơn gửi Ban Tôn giáo Chính phủ, Bộ Văn hóa – thể thao và du lịch, Cơ quan An ninh văn hóa của Bộ Công an, Sở Thông tin và Truyền thông… đề nghị làm rõ những hành vi trên của người tự xưng là “Thầy Long”. Vậy xuyên tạc và xúc phạm tín ngưỡng bị xử phạt như thế nào?
Xuyên tạc và xúc phạm tín ngưỡng bị xử phạt như thế nào?
Theo Luật tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016 nghiêm cấm hành vi “Xúc phạm tín ngưỡng, tôn giáo”.
Theo đó, tổ chức, cá nhân có hành vi vi phạm pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật (Điều 64 Luật tín ngưỡng, tôn giáo năm 2016).
Với những việc làm trên, người này đã thực hiện hành vi “Cung cấp, trao đổi, truyền đưa hoặc lưu trữ, sử dụng thông tin số nhằm… xuyên tạc, vu khống, xúc phạm uy tín của tổ chức..” được quy định tại điểm g, khoản 3 điều 102 Nghị định 15/2020/NĐ-CP ngày 03 tháng 02 năm 2020 của Chính phủ Quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bưu chính, viễn thông, tần số vô tuyến điện, công nghệ thông tin và giao dịch điện tử.
Với vi phạm trên, người vi phạm có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Trên đây là hình phạt cho hành vi xuyên tạc và xúc phạm tín ngưỡng.
Tội xúc phạm danh dự nhân phẩm người khác như thế nào?
Xúc phạm danh dự, nhân phẩm người khác là gì?
Xúc phạm danh dự nhân phẩm người khác được hiểu là dùng những lời lẽ thô bỉ, tục tĩu đế nhục mạ; nhằm hạ uy tín gây thiệt hại về danh dự, nhân phẩm cho người khác.
Tội xúc phạm danh dự nhân phẩm người khác như thế nào?
Căn cứ vào mức độ, sự nghiêm trọng, người xúc phạm danh dự nhân phẩm của người khác; có thể truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 155 Bộ Luật Hình sự 2015, sửa đổi bổ sung 2017; như sau:
“Điều 155. Tội làm nhục người khác
1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm…..”
Làm nhục người khác là hành vi xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của con người.
Người phạm tội phải là người có hành vi (bằng lời nói hoặc hành động) xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, như: lăng mạ, chửi rủa thậm tệ, cạo đầu, cắt tóc, lột quần áo giữa đám đông… Để làm nhục người khác, người phạm tội có thể có những hành vi vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực như bắt trói, tra khảo, vật lộn, đấm đá hoặc dùng phương tiện nguy hiểm khống chế, đe dọa, buộc người bị hại phải làm theo ý muốn của mình. Tất cả hành vi, thủ đoạn đó chỉ nhằm mục đích là làm nhục chứ không nhằm mục đích khác. Nếu hành vi làm nhục người khác lại cấu thành một tội độc lập thì tùy trường hợp cụ thể, người phạm tội sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội làm nhục và tội tương ứng với hành vi đã thực hiện.
Ý thức chủ quan của người phạm tội là mong muốn cho người bị hại bị nhục với nhiều động cơ khác nhau, có thể trả thù chính người bị hại hoặc cũng có thể trả thù người thân của người bị hại.
Thậm chí người xúc phạm danh dự nhân phẩm của người khác có thể phạm tội vu khống.
Điều 156. Tội vu khống
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
a) Bịa đặt hoặc loan truyền những điều biết rõ là sai sự thật nhằm xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người khác;
b) Bịa đặt người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền.
Người phạm tội phải có một trong các hành vi sau:
- Bịa đạt những điều không có thực
Bịa đặt là tự nghĩ ra một điều gì đó mà không có đối với người khác như: không quan hệ bất chính lại tố cáo là quan hệ bất chính, không nhận hối lộ lại tố cáo là nhận hối lộ…
- Loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt
Tuy người phạm tội không bịa đặt, nhưng lại loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt. Việc loan truyền này có thể bằng nhiều hình thức khác nhau như: sáo chép làm nhiều bản gửi đi nhiều nơi, kể lại cho người khác nghe, đăng tin, bài trên các phương tiện thông tin đại chúng… Người có hành vi loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt có thể biết điều đó do ai bịa đặt hoặc cũng có thể chỉ biết đó là bịa đặt còn ai bịa đặt thì không biết.
Người loan truyền phải biết rõ điều mình loan truyền là không có thực nếu họ còn bán tin bán nghi thì cũng chưa cấu thành tội vu khống.
- Bịa đặt là người khác phạm tội và tố cáo họ trước cơ quan có thẩm quyền
Đây là trường hợp tố cáo trước cơ quan có thẩm quyền về một tội phạm xảy ra và người thực hiện tội phạm mà hoàn toàn không có thực.
Tất cả những hành vi bịa đặt, loan truyền những điều biết rõ là bịa đặt hoặc tố cáo sai người phạm tội với cơ quan có thẩm quyền đều nhằm xúc phạm danh dự hoặc gây thiệt hại đến quyền lợi của người bị hại.
Căn cứ vào quy định trên có thể thấy chồng bạn có dấu hiệu của tội làm nhục người khác và tội vu khống; do đó trong trường hợp này bạn có thể gửi đơn tố cáo đến cơ quan có thẩm quyền như: Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát, Tòa án.
Trên đây là tư vấn của Luật sư X. Hy vọng bài viết Xuyên tạc và xúc phạm tín ngưỡng bị xử phạt như thế nào? sẽ giúp ích cho bạn. Để biết thêm thông tin chi tiết vui lòng liên hệ 0833 102 102 Xin cảm ơn!
Câu hỏi thường gặp:
Không. Trong trường hợp dung lượng video trên chưa đủ một GB thì hành vi làm, lưu trữ, phát tán video này sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định tại Nghị định 174/2013/NĐ-CP với mức phạt từ 30 đến 50 triệu đồng.
Người nào dùng bói toán, đồng bóng hoặc các hình thức mê tín, dị đoan khác đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
Nạn nhân cần kịp thời trình báo sự việc tới quan công an để yêu cầu các cơ quan chức năng sớm vào cuộc để có những biện pháp ngăn chặn, buộc đối tượng phát tán clip phải tháo gỡ ngay clip đó.
Còn trường hợp nhân vật chính chỉ ghi clip để giữ lại những khoảnh khắc cá nhân, không nhằm mục đích phát tán và không phải người phát tán clip thì hai người này được xác định là nạn nhân.