Đánh nhau là hành vi phạm pháp luật; và xúi giục người khác đánh nhau cũng là hành vi vi phạm pháp luật. Vậy theo quy định hiện nay xúi giục người khác đánh nhau bị xử phạt như thế nào?. Hãy cùng Luật sư 247 tìm hiểu ngay sau đây.
Căn cứ pháp lý
Nghị định 167/2013/NĐ-CP Quy định xử phạt vi phạm hành chính
Bộ Luật Hình Sự 2015 sửa đổi bổ sung năm 2017
Thế nào là xúi giục người khác đánh nhau?
Đánh nhau được hiểu là hành động dẫn tới xung đột của ít nhất hai đối tượng (đánh tay đôi); hoặc nhiều đối tượng với nhau; mà sự việc này không được giải quyết bằng cách thương lượng một cách hòa nhã. Hành động này có thể được tính toán trước hoặc không tính toán trước. Nó dẫn tới bị thương cho cả một, hai, hoặc nhiều người. Trường hợp nhẹ thì chỉ gây tổn thương ngoài da; mạnh thì cấp cứu, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến tử vong. Nguyên nhân có thể là do mâu thuẫn hoặc tranh giành một sự vật hoặc một sự việc nào đó. Mà nó ảnh hưởng trực tiếp, gián tiếp đến quyền lợi và danh dự của cá nhân đó.
Xúi giục người khác đánh nhau là việc không trực tiếp đánh nhau; mà dùng lời lẽ hoặc bất cứ hành động nào khác để kích động một người người khác; thực hiện hành vi đánh nhau như trên; người xúi giục người khác đánh nhau sẽ lôi kéo người khác đánh nhau; như kích động mâu thuẫn của người này với ai đó; nói những điều sai sự thật để dẫn đến hành vi đánh nhau; hay đưa ra một lợi ích nào đó để xúi giục người khác đánh nhau.
Xúi giục người khác đánh nhau bị xử phạt như thế nào?
Mức phạt hành chính hành vi xúi giục người khác đánh nhau
Xúi giục người khác đánh nhau có thể bị xử phạt vi phạm hành chính; cụ thể căn cứ vào Nghị định 167/2013/NĐ-CP xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực an ninh; trật tự, an toàn xã hội; phòng, chống tệ nạn xã hội; phòng cháy và chữa cháy; phòng, chống bạo lực gia đình quy định:
“2. Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Đánh nhau hoặc xúi giục người khác đánh nhau;
b) Báo thông tin giả đến các cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
c) Say rượu, bia gây mất trật tự công cộng;
d) Ném gạch, đất, đá, cát hoặc bất cứ vật gì khác vào nhà, vào phương tiện giao thông, vào người, đồ vật, tài sản của người khác;
đ) Tụ tập nhiều người ở nơi công cộng gây mất trật tự công cộng;
e) Để động vật nuôi gây thiệt hại tài sản cho người khác;
g) Thả diều, bóng bay, chơi máy bay, đĩa bay có điều khiển từ xa hoặc các vật bay khác ở khu vực sân bay, khu vực cấm; đốt và thả “đèn trời”;
h) Sách nhiễu, gây phiền hà cho người khác khi bốc vác, chuyên chở, giữ hành lý ở các bến tàu, bến xe, sân bay, bến cảng, ga đường sắt và nơi công cộng khác.”
Như vậy, nếu như người nào có hành vi xúi giục người khác đánh nhau gây rối trật tự công cộng thì theo Nghị định số 167/2012/NĐ-CP sẽ bị phạt tiền từ 500.000 đồng cho đến 1.000.000 đồng. Nếu như không có các tình tiết tăng nặng hoặc giảm nhẹ thì hành vi này sẽ bị phạt tiền cụ thể là 750.000 đồng.
Truy cứu trách nhiệm hình sự hành vi xúi giục người khác đánh nhau
Trong trường hợp hành vi đánh nhau là cố ý gây thương tích cho người khác và gây ra thương tích cho người khác theo các tỷ lệ được quy định trong Điều 134 Bộ luật Hình sự năm 2015 được sửa đổi, bổ sung năm 2017 về tội cố ý gây thương tích thì nếu xét đủ điều kiện cấu thành tội phạm thì người ấy sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội này.
Điều 134. Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác
1. Người nào cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 11% đến 30% hoặc dưới 11% nhưng thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Dùng vũ khí, vật liệu nổ, hung khí nguy hiểm hoặc thủ đoạn có khả năng gây nguy hại cho nhiều người;
b) Dùng a-xít nguy hiểm hoặc hóa chất nguy hiểm;
c) Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, ốm đau hoặc người khác không có khả năng tự vệ;
d) Đối với ông, bà, cha, mẹ, thầy giáo, cô giáo của mình, người nuôi dưỡng, chữa bệnh cho mình;
đ) Có tổ chức;
e) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
g) Trong thời gian đang bị giữ, tạm giữ, tạm giam, đang chấp hành án phạt tù, đang chấp hành biện pháp tư pháp giáo dục tại trường giáo dưỡng hoặc đang chấp hành biện pháp xử lý vi phạm hành chính đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc, đưa vào trường giáo dưỡng hoặc đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc;
h) Thuê gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác hoặc gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do được thuê;
i) Có tính chất côn đồ;
…………….”
Và việc có người xúi giục người khác đánh nhau; phạm tội thực hiện hành vi cố ý gây thương tích cho người khác thì căn cứ theo Điều 17 Bộ luật Hình sự năm 2015, được sửa đổi bổ sung năm 2017 có thể được coi là đồng phạm. Và người xúi giục trong đồng phạm được quy định là người kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác để người đó thực hiện việc phạm tội.
Nếu như người có hành vi xúi giục người khác đánh nhau và người có hành vi đánh nhau phạm tội cùng cố ý thực hiện việc gây ra thương tích cho người khác, đủ tuổi chịu trách nhiệm hình sự thì chính là đồng phạm theo Bộ luật Hình sự.
Và người xúi giục người dưới 18 tuổi phạm tội theo Điều 52 Bộ luật Hình sự chính là một tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Trộm vật liệu thi công đường dây điện bị phạt bao nhiêu năm tù?
- Hỗn chiến vì mâu thuẫn cá nhân có bị đi tù không?
- Hành vi đánh mẹ vì không cho mượn điện thoại bị xử lý với tội danh gì?
- Hành vi đánh nhau gây rối trật tự công cộng bị xử lý như thế nào?
Trên đây là tư vấn của Luật sư 247 về vấn đề “Xúi giục người khác đánh nhau bị xử phạt như thế nào?“. Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc giải đáp những vấn đề pháp lý khó khăn; vui lòng sử dụng dịch vụ tư vấn pháp luật hoặc liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ Điểm d Khoản 2 Điều 318 Bộ luật hình sự 2015 quy định về Tội gây rối trật tự công cộng thì hành vi xúi giục người khác gây rối trật tự công cộng có thể bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
Căn cứ Khoản 4 Điều 4 Quy chế đánh giá, xếp loại học sinh trung học cơ sở và học sinh trung học phổ thông ban hành kèm theo Thông tư 58/2011/TT-BGDĐT có quy định về tiêu chuẩn xếp loại hạnh kiểm học sinh, trong đó loại yếu:
Chưa đạt tiêu chuẩn xếp loại trung bình hoặc có một trong các khuyết điểm sau đây:
– Đánh nhau, gây rối trật tự, trị an trong nhà trường hoặc ngoài xã hội; vi phạm an toàn giao thông; gây thiệt hại tài sản công, tài sản của người khác.
Như vậy theo quy định trên học sinh đánh nhau sẽ bị xếp loại hạnh kiểm yếu.
Theo Điều 40 Luật an toàn, vệ sinh lao động 2015 quy định về trường hợp người lao động không được hưởng chế độ từ người sử dụng lao động khi bị tai nạn lao động như sau:
1. Người lao động không được hưởng chế độ từ người sử dụng lao động quy định tại Điều 38 và Điều 39 của Luật này nếu bị tai nạn thuộc một trong các nguyên nhân sau:
a) Do mâu thuẫn của chính nạn nhân với người gây ra tai nạn mà không liên quan đến việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động;
Như vậy nhân viên công ty đánh nhau không được hưởng chế độ gì từ người sử dụng lao động khi bị tai nạn lao động