Trong thực tế, đa số người dân đều cho rằng việc tự sát là do ý chí của nạn nhân. Tuy nhiên có rất nhiều trường hợp, nạn nhân tự sát là do người khác xúi giục. Không những vậy, một số người còn giúp nạn nhân thực hiện hành vi tự sát. Mục đích của việc xúi giục hay giúp nạn nhân tự sát có thể xuất phát từ nhiều lý do. Vậy xúi giục hoặc giúp người khác tự sát bị xử lý như thế nào?
Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề này trong bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
Nội dung tư vấn
Xúi giục hoặc giúp người khác tự sát là gì?
- Xúi giục người khác tự sát được hiểu là là hành vi của một người có những lời nói nhằm kích động; dụ dỗ, khuyến khích, thúc đẩy…người khác tự sát.
- Giúp người khác tự sát được hiểu là hành vi tạo điều kiện cần thiết cho người khác; để tự chấm dứt cuộc sống của chính họ.
Tội phạm được coi hoàn thành từ thời điểm nạn nhân có hành vi tự sát; còn việc nạn nhân tự sát nhưng không chết do được phát hiện ngăn chặn; cấp cứu kịp thời là tình tiết để xem xét khi quyết định hình phạt. Cần phải xác định mối quan hệ nhân quả giữa hành vi xúi giục; hoặc giúp người khác tự sát với hậu quả xảy ra là nạn nhân tự sát. Nếu người nào vừa có hành vi xúi giục; vừa có hành vi giúp người khác tự sát thì phạm tội xúi giục và giúp người khác tự sát.
Cấu thành tội xúi giục hoặc giúp người khác tự sát
Mặt khách quan
Mặt khách quan có các dấu hiệu sau:
- Về hành vi.
– Xúi giục người khác tự sát: người phạm tội có hành vi kích động, dụ dỗ; khuyến khích người khác tự sát. Kích động người khác tự sát là có những lời lẽ; nhằm thúc đẩy bằng cách tác động tâm lý làm cho người bị kích động tự ái đến mức cao độ nên đã tự sát. Dụ dỗ người khác tự sát là người phạm tội đã có những lời lẽ khuyên bảo một cách khéo léo; để làm cho người khác tự sát theo ý muốn của mình.
– Giúp người khác tự sát: người phạm tội có hành vi tạo ra những điều kiện vật chất; hoặc tinh thần để người khác tự sát. Được thể hiện thông qua việc tạo điều kiện thuận lợi về mọi mặt; như cung cấp công cụ, phương tiện; hoặc hướng dẫn về cách thức, phương pháp; để nạn nhân dễ dàng thực hiện hành vi tự sát hoặc mang lại sự tự tin và quyết tâm tự sát.
- Về hậu quả: Hậu quả tự sát của nạn nhân là điều kiện bắt buộc; không kể hậu quả chết người có xảy ra hay không. Cả hai trường hợp xúi giục và giúp người khác tự sát; chỉ cần người bị xúi giục hoặc được giúp đỡ có hành vi tự sát là tội phạm đã hoàn thành; còn nạn nhân có chết hay không; điều đó chỉ có ý nghĩa khi xem xét quyết định hình phạt chứ không có ý nghĩa định tội.
Mặt khách thể
Các hành vi nêu trên đã xâm phạm (một cách gián tiếp) đến tính mạng của người khác.
Mặt chủ quan
Người phạm tội phải có ý thức rằng hành vi của mình là xúi giục hoặc giúp người khác tự sát và mong muốn qua sự xúi giục hoặc giúp sức của mình, nạn nhân sẽ tự sát. Nếu chỉ qua lời nói nhất thời hay sự giúp đỡ nhất thời, không xuất phát từ ý thức rằng lời nói hay hành vi của mình sẽ dẫn đến hậu quả tự sát hoặc tạo điều kiện để nạn nhân tự sát nhưng nạn nhân do bức xúc trước mà tự sát thì không thỏa mãn mặt chủ quan của tội phạm này.
Mặt chủ thể
Chủ thể của tội phạm này là bất kỳ người nào có năng lực trách nhiệm hình sự.
Xúi giục hoặc giúp người khác tự sát bị xử lý như thế nào?
Điều 131. Tội xúi giục hoặc giúp người khác tự sát
1. Người nào thực hiện một trong các hành vi sau đây, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Kích động, dụ dỗ, thúc đẩy người khác tự tước đoạt tính mạng của họ;
b) Tạo điều kiện vật chất hoặc tinh thần cho người khác tự tước đoạt tính mạng của họ.
2. Phạm tội làm 02 người trở lên tự sát, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm.
Như vậy, Điều 131 BLHS năm 2015 quy định 2 khung hình phạt:
– Khung 1. Quy định hình phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm áp dụng đối với trường hợp phạm tội không có tình tiết định khung tăng nặng.
– Khung 2. Quy định hình phạt tù từ 02 năm đến 07 năm áp dụng đối với trường hợp làm từ 02 người trở lên tự sát.
Như vậy có thể thấy rằng hành vi xúi giục hoặc giúp sức người khác tự sát có chế tài khá nghiêm khắc. Bởi hành vi này có thể tạo ra hậu quả nặng nề cho những người thân, gia đình, bạn bè của nạn nhân cũng như cho toàn xã hội.
Bên cạnh đó, Toà án còn cân nhắc hình phạt dựa vào nhân thân của người phạm tội như người phạm tội có phải là phụ nữ đang mang thai hay không hay người phạm tội có phải là người cao tuổi hay không.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Sát hại rồi đốt xác nạn nhân có thể bị phạt 15 năm tù theo quy định
- Hành vi truy sát người khác đến tử vong có thể phải chịu hình phạt gì?
Liên hệ Luật sư
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của Luật sư X về Xúi giục hoặc giúp người khác tự sát bị xử lý như thế nào?. Hi vọng bài viết trên sẽ giúp ích cho bạn đọc.
Nếu có bất kì thắc mắc nào về thủ tục pháp lý có liên quan. Hãy liên hệ ngay với chúng tôi: : 0833 102 102
Câu hỏi thường gặp
Nếu hành vi giúp người khác tự sát nhưng hành vi đó lại có tính chất quyết định đến cái chết của nạn nhân thì người đó không phạm tội giúp người khác tự sát mà phạm tội giết người. Ví dụ, bê cốc nước có thuốc độc đưa vào miệng nạn nhân để nạn nhân uống thì người này không phạm tội giúp người khác tự sát mà đã phạm tội giết người (Điều 123).
Những hành vi xúi giục hoặc giúp dẫn đến nạn nhân có hành vi tự tước đoạt mạng sống của mình. Hậu quả chết người không phải yếu tố quyết định có cấu thành tội phạm hay không. Chỉ cần nạn nhân tự sát thì tội phạm hoàn thành.
Theo quy định tại Điều 12 Bộ luật Hình sự về tuổi chịu trách nhiệm hình sự thì chủ thể của tội xúi giục hoặc giúp người khác tự sát sẽ là người từ đủ 16 tuổi trở nên có đầy đủ năng lực chịu trách nhiệm hình sự. Như vậy người dưới 16 tuổi không phải chủ thể của tội này.