Người Việt có văn hóa “kính trên nhường dưới”, cũng như truyền thống hiếu kính đối người ông bà cha mẹ, người cao tuổi. Thế nên, người cao tuổi có một vị đặc biệt quan trọng trong cộng đồng dân cư. Do đó, hành vi xúc phạm người cao tuổi không chỉ vi phạm pháp luật; mà còn vi phạm nghiêm trọng đạo đức xã hội, bị lên án. Vậy hành vi này sẽ bị xử lý như thế nào? Trong nội dung bài viết này, Luật sư X sẽ giúp bạn đọc giải đáp thắc mắc về vấn đề này.
Cơ sở pháp lý
Nội dung tư vấn
Người cao tuổi là ai?
Trong một gia đình người Việt truyền thống, người cao tuổi là người có công sinh thành, nuôi dưỡng, giáo dục con cháu về nhân cách và vai trò quan trọng trong gia đình và xã hội.
Căn cứ Điều 2 Luật người cao tuổi 2009 quy định về người cao tuổi như sau:
Điều 2. Người cao tuổi
Người cao tuổi được quy định trong Luật này là công dân Việt Nam từ đủ 60 tuổi trở lên.
Theo quy định trên, người cao tuổi là người từ đủ 60 tuổi trở lên. Do đặc điểm về sức khỏe của người cao tuổi thường khá yếu, suy giảm theo thời gian; bị hạn chế khi tham gia các hoạt động thể chất, trí tuệ; hơn nữa, nguy cơ mắc các bệnh hiểm nghèo tăng cao,… Và đặc biệt là truyền thống hiếu nghĩa với ông bà, cha mẹ của người Việt. Nên người cao tuổi luôn được gia đình và xã hội đặc biệt quan tâm, chăm sóc, bảo vệ.
Bởi vậy, pháp luật nghiêm cấm hành vi xúc phạm người cao tuổi. Cụ thể quy định tại khoản 1 Điều 9 Luật người cao tuổi 2009 như sau:
Điều 9. Các hành vi bị cấm
1, Lăng mạ, ngược đãi, xúc phạm, hành hạ, phân biệt đối xử đối với người cao tuổi.
Xúc phạm người cao tuổi bị xử phạt bao nhiêu?
Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 5 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 5. Vi phạm quy định về trật tự công cộng
1, Phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Có cử chỉ, lời nói thô bạo, khiêu khích, trêu ghẹo, xúc phạm danh dự, nhân phẩm của người khác;
Theo quy định trên, người có hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm của người cao tuổi bị phạt tiền từ 100.000 đồng đến 300.000 đồng. Đặc biệt, nếu người có hành vi xúc phạm danh dự nhân phẩm của người cao tuổi là thành viên gia đình; thì mức phạt tiền lên đến 1.000.000 đồng. Cụ thể, tại khoản 1 Điều 51 Nghị định 167/2013/NĐ-CP quy định như sau:
Điều 51. Hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm của thành viên gia đình
1, Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.000.000 đồng đối với hành vi lăng mạ, chì chiết, xúc phạm danh dự, nhân phẩm thành viên gia đình.
Thậm chí, thành viên trong gia định có thể bị tiền từ 1.000.000 đồng đến 1.500.000 đồng; nếu có hành vi sử dụng các phương tiện thông tin nhằm xúc phạm danh dự, nhân phẩm người cao tuổi.
Ngoài bị phạt tiền như nêu ở trên; người có hành vi vi phạm còn bị buộc xin lỗi công khai khi nạn nhân có yêu cầu; Buộc thu hồi tư liệu, tài liệu, tờ rơi, bài viết, hình ảnh, âm thanh đã phát tán nhằm xúc phạm danh dự nhân phẩm người cao tuổi.
Xúc phạm người cao tuổi bị truy cứu trách nhiệm hình sự đến 05 năm tù
Tùy theo tính chất, hậu quả, mức độ nghiêm trọng của hành vi xúc phạm, kỳ thị người cao tuổi; người vi phạm có thể bị xử phạt hành chính; hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo Điều 155 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi, bổ sung 2017 về Tội làm nhục người khác.
Căn cứ khoản 1 Điều 155 Bộ luật hình sự 2015 sửa đổi bổ sung 2017 quy định như sau:
Điều 155. Tội làm nhục người khác
1, Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
Như vậy, theo quy định trên; người có hành vi xúc phạm nghiêm trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của người cao tuổi bị truy cứu trách nhiệm hình sự; tùy theo mức độ vi phạm sẽ bị áp dụng các hình phạt như: phạt cảnh cáo; phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
Hơn nữa, người có hành vi xúc phạm nghiêm trọng người cao tuổi thuộc một trong các trường hợp sau; thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
+ Phạm tội 02 lần trở lên;
+ Đối với 02 người trở lên;
+ Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
+ Đối với người đang thi hành công vụ;
+ Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;
+ Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
+ Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.
Đặc biệt, người phạm tội có thể bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm; nếu hành vi xúc phạm danh dự, nhân phẩm nghiêm trọng gây hậu quả:
+ Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
+ Làm nạn nhân tự sát.
Ngoài ra, người có hành vi xúc phạm người cao tuổi còn có thể bị áp dụng biện pháp xử phạt bổ sung như: cấm đảm nhiệm chức vụ; cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Hy vọng những thông tin Luật sư X cung cấp hữu ích với bạn đọc!
Để biết thêm thông tin chi tiết, tham khảo thêm dịch vụ tư vấn của Luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Mời bạn xem thêm: Kỳ thị, xúc phạm người khuyết tật bị xử lý thế nào?
Câu hỏi thường gặp
Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 18 Nghị định 144/2013/NĐ-CP quy định như sau: Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng đối với hành vi cản trở người cao tuổi sống chung với con, cháu.
Căn cứ điểm a khoản 1 Điều 19 Nghị định 144/NĐ-CP quy định: Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi không thực hiện nghĩa vụ chăm sóc, phụng dưỡng cha mẹ theo quy định của pháp luật.
Căn cứ điểm b khoản 2 Điều 20 Nghị định 144/NĐ-CP quy định: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi ép buộc người cao tuổi lao động hoặc làm những việc trái quy định của pháp luật.
Căn cứ khoản 2 Điều 18 Nghị định 144/2013/NĐ-CP quy định: Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi bắt nhịn ăn, nhịn uống, không cho hoặc hạn chế vệ sinh cá nhân; bắt sống ở nơi có môi trường độc hại, nguy hiểm hoặc các hình thức đối xử tồi tệ khác với người cao tuổi.