Tặng quà cho nhân viên, khách hàng, đối tác vào những dịp sinh nhật, lễ, Tết,… là văn hóa ở rất nhiều doanh nghiệp. Khi tiến hành mua quà tặng, nhiều doanh nghiệp loay hoay về vấn đề xuất hóa đơn với khoản chi này. Bộ Tài chính ban hành Thông tư 78/2014/TT-BTC hướng dẫn Nghị định 218/2013/NĐ-CP quy định và hướng dẫn thi hành luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, trong đó có nội dung về xuất hóa đơn quà tặng.
Tại bài viết này, Luật sư X sẽ cung cấp cho Quý độc giả quy định hiện hành về xuất hóa đơn quà tặng theo Thông tư 78 và các văn bản hướng dẫn khác. Hi vọng bài viết của chúng tôi sẽ đem lại nhiều thông tin hữu ích cho quý bạn đọc.
Xuất hóa đơn quà tặng theo Thông tư 78
Thông tư 78/2014/TT-BTC có hiệu lực từ 02/8/2014 và thay thế cho Thông tư 123/2012/TT-BTC.
Theo khoản 7 Điều 3 Thông tư 26/2015/TT-BTC, người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ, kể cả trong trường hợp hàng hóa, dịch vụ sử dụng để quảng cáo, làm hàng mẫu, hàng khuyến mại, hay để cho, biếu, tặng, trao đổi hoặc trả lương cho người lao động.
Theo khoản 9 Điều 3 Thông tư 26/2015/TT-BTC đối với hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động thì phải lập hóa đơn GTGT (hoặc hóa đơn bán hàng), trên hóa đơn ghi đầy đủ các chỉ tiêu và tính thuế GTGT như hóa đơn xuất hàng bán hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng.
Như vậy có thể kết luận rằng:
- Khi xuất hàng hoá, dịch vụ để cho, biếu tặng, sử dụng nội bộ không phải trả phí thì phải lập hoá đơn và kê khai thuế VAT (Thuế GTGT) như bình thường.
- Nếu giá trị hàng hoá, dịch vụ đó thấp hơn 200.000 đồng, công ty có thể lập chung trên một hoá đơn kèm với bảng kê danh sách người được nhận vào cuối ngày;
- Nếu giá trị quà tặng từ trên 200.000 đồng thì công ty cần lập hoá đơn riêng cho mỗi người nhận, trừ khi người đó không nhận hàng thì cuối ngày có thể gộp chung thành 1 hoá đơn;
Theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, khi bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ, người bán phải lập hóa đơn để giao cho người mua (bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động và tiêu dùng nội bộ (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất); xuất hàng hóa dưới các hình thức cho vay, cho mượn hoặc hoàn trả hàng hóa) và phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại Điều 10 Nghị định này, trường hợp sử dụng hóa đơn điện tử thì phải theo định dạng chuẩn dữ liệu của cơ quan thuế theo quy định tại Điều 12 Nghị định này.
Như vậy, hàng hóa dùng để biếu, tặng vẫn phải lập hóa đơn theo quy định.
Cách xuất hóa đơn quà tặng
Theo quy định, trên hóa đơn đối với hàng cho, biếu, tặng, doanh nghiệp lập đầy đủ các chỉ tiêu như thông thường, lưu ý một số điểm như sau:
- Mục “Họ và tên người mua hàng”: Ghi tên người mua hàng hoặc người được tặng.
- Mục tên đơn vị: Ghi tên đơn vị nhận hàng quà tặng. Nếu khách hàng không lấy hóa đơn thì ghi là “Khách hàng không lấy hóa đơn”.
- Mục mã số thuế và địa chỉ người mua hàng: Ghi thông tin của bên nhận hàng quà tặng.
- Mục tên hàng hóa, dịch vụ: Ghi tên hàng hóa quà tặng và ghi kèm theo: (Hàng cho biếu tặng không thu tiền).
- Mục đơn vị tính và số lượng: Ghi như trường hợp hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng thông thường.
- Mục đơn giá: Ghi giá bán của hàng hóa là quà tặng.
- Mục thành tiền, thuế suất và cộng tiền hàng: Ghi như hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng thông thường.
Thuế giá trị gia tăng đối với quà tặng
Khoản 1, Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC đã được sửa đổi tại Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 hướng dẫn thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) quy định:
“Điều 4. Sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 2, Điều 6 Thông tư số 19/2014/TT-BTC và Điều 1 Thông tư số 151/2014/TT-BTC) như sau:
“Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
b) Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
c) Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế GTGT”.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Thông tư 219/2013/TT-BTC giá tính thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa là sản phẩm biếu tặng cho như sau:
Giá tính thuế
…
3. Đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ (kể cả mua ngoài hoặc do cơ sở kinh doanh tự sản xuất) dùng để trao đổi, biếu, tặng, cho, trả thay lương, là giá tính thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh các hoạt động này.
Riêng biếu, tặng giấy mời (trên giấy mời ghi rõ không thu tiền) xem các cuộc biểu diễn nghệ thuật, trình diễn thời trang, thi người đẹp và người mẫu, thi đấu thể thao do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cho phép theo quy định của pháp luật thì giá tính thuế được xác định bằng không (0). Cơ sở tổ chức biểu diễn nghệ thuật tự xác định và tự chịu trách nhiệm về số lượng giấy mời, danh sách tổ chức, cá nhân mà cơ sở mang biếu, tặng giấy mời trước khi diễn ra chương trình biểu diễn, thi đấu thể thao. Trường hợp cơ sở có hành vi gian lận vẫn thu tiền đối với giấy mời thì bị xử lý theo quy định của pháp luật về quản lý thuế.
Như vậy, công ty phải lập hóa đơn đối với hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng khách hàng, trên hóa đơn phải ghi đầy đủ nội dung theo quy định tại Điều 10 Nghị định 123/2020/NĐ-CP. Giá tính thuế đối với hàng hóa, dịch vụ cho, biếu, tặng Công ty thực hiện theo hướng dẫn tại khoản 3 Điều 7 Thông tư 219/2013/TT-BTC.
Giá tính thuế giá trị gia tăng đối với hàng hóa biếu, tặng là giá tính thuế giá trị gia tăng đối với mặt hàng cùng loại hoặc tương tự được tính tại thời điểm phát sinh hoạt động.
Khuyến nghị
Luật sư X tự hào là hệ thống công ty Luật cung cấp các dịch vụ pháp lý trên toàn quốc. Với vấn đề trên, công ty chúng tôi cung cấp dịch vụ hóa đơn điện tử đảm bảo hiệu quả với chi phí hợp lý nhằm hỗ trợ tối đa mọi nhu cầu pháp lý của quý khách hàng, tránh các rủi ro phát sinh trong quá trình thực hiện.
Thông tin liên hệ với Luật sư X
Luật sư X sẽ đại diện khách hàng để giải quyết các vụ việc có liên quan đến vấn đề “Xuất hóa đơn quà tặng theo Thông tư 78” hoặc các dịch vụ khác liên quan như là tư vấn pháp lý về tờ khai cấp bản sao trích lục hộ tịch. Với kinh nghiệm nhiều năm trong ngành và đội ngũ chuyên gia pháp lý dày dặn kinh nghiệm, chúng tôi sẽ hỗ trợ quý khách hàng tháo gỡ vướng mắc, không gặp bất kỳ trở ngại nào. Hãy liên lạc với số hotline 0833.102.102 để được trao đổi chi tiết, xúc tiến công việc diễn ra nhanh chóng, bảo mật, uy tín.
Hoặc liên hệ qua các kênh sau:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Mời bạn xem thêm:
Câu hỏi thường gặp
Theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định 123/2020/NĐ-CP, theo nguyên tắc thì khi bên bán cung cấp hàng hóa, dịch vụ cho bên mua đều phải lập hóa đơn kể cả trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để biếu, tặng. Do đó, trường hợp công ty in lịch có hình ảnh thương hiệu, hàng hóa của công ty để tặng khách hàng thì vẫn phải xuất hóa đơn.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC (được sửa đổi bổ sung bởi khoản 2 Điều 6 Thông tư 119/2014/TT-BTC) về nội dung này như sau:
Như vậy, trường hợp công ty biếu tặng khách hàng lịch in có hình thương hiệu và có hóa đơn chứng từ hợp pháp (hóa đơn mua vào có giá trị từ 20 triệu đồng phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt) thì chi phí in lịch sẽ được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.
Mức tiền phạt đối với hành vi không lập hóa đơn đối với hàng cho, biếu tặng: 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng (theo điểm b khoản 2 điều 24 Nghị định 125/2020/NĐ-CP):
Phạt tiền từ 500.000 đồng đến 1.500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
b) Không lập hóa đơn đối với các hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu; hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, trao đổi, trả thay lương cho người lao động, trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất.