Để quản lý chặt chẽ và có hiệu quả hơn về việc nộp thuế của các tổ chức, doanh nghiệp thì Nhà nước ta đã đưa ra các quy định khi doanh nghiệp bán hàng hay cung cấp dịch vụ thì phải lập hóa đơn đỏ. Khi người mua hàng hay sử dụng dịch vụ thì cũng có thể lựa chọn yêu cầu cấp hóa đơn hoặc không. Đối với trường hợp người mua hàng không yêu cầu lấy hóa đơn đỏ nhưng các doanh nghiệp vẫn cần phải xuất hóa đơn theo quy định, nếu không sẽ vi phạm và bị xử phạt. Vậy pháp luật quy định như thế nào về hóa đơn đỏ?. Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu về vấn đề này qua bài viết “Xuất hóa đơn đỏ có tốn phí không” dưới đây của chúng tôi nhé.
Hóa đơn đỏ là gì?
Hóa đơn đỏ là tên gọi khác của hóa đơn giá trị gia tăng hay hóa đơn VAT do Bộ Tài chính phát hành hay do doanh nghiệp tự in sau khi đã đăng ký mẫu cho cơ quan thuế, do bên cung ứng sản phẩm, dịch vụ xuất, được dùng làm căn cứ để xác định số tiền thuế cần nộp vào ngân sách nhà nước. Xuất phát từ màu sắc là màu đỏ hoặc màu hồng của liên giao cho khách hàng hoặc người tiêu dùng, vì hóa đơn đỏ có 3 liên nên hóa đơn giá trị gia tăng người ta hay gọi là hóa đơn đỏ là lý do như vậy.
Hóa đơn là một loại chứng từ có giá trị pháp lý giúp thể hiện giá trị hàng hóa hoặc dịch vụ mà người bán cung cấp cho người mua và hóa đơn là chứng từ được dùng để xác định số tiền thuế mà đơn vị đó cần nộp vào ngân sách nhà nước.
Hóa đơn đỏ là một loại chứng từ thể hiện các giá trị hàng bán hoặc các dịch vụ cung cấp của người bán tới người mua. Nội dung trên hóa đơn đỏ cần phải có thông tin người bán, người mua (tên doanh nghiệp, mã số thuế, địa chỉ) và giá trị hàng bán, dịch vụ đã bao gồm cả thuế giá trị gia tăng được khấu trừ.
Khi nói về hóa đơn đỏ, người ta sẽ ngầm hiểu đó là hóa đơn giá trị gia tăng (hóa đơn VAT) liên 2 giao lại cho khách để khẳng định là đã mua hàng. Tuy nhiên, hóa đơn đỏ chưa chắc đã là hóa đơn VAT, có những trường hợp lại là hóa đơn bán hàng trực tiếp.
Theo quy định tại Điều 3 Thông tư số 39/2014/TT-BTC quy định hóa đơn giá trị gia tăng (Hóa đơn đỏ có VAT) là loại hóa đơn dành cho tổ chức tính thuế theo phương pháp khấu trừ; Hóa đơn bán hàng là hóa đơn dành cho tổ chức tính thuế theo phương pháp trực tiếp, hộ, cá nhân kinh doanh.
– Người mua có trách nhiệm lưu giữ hóa đơn, đây là căn cứ để kê khai khấu trừ thuế giá trị gia tăng đầu vào và hạch toán chi phí sản xuất kinh doanh. Ngoài ra hóa đơn còn dùng để thanh quyết toán tài chính cho cơ quan, còn là bằng chứng về mua bán hàng hóa dịch vụ. Đối với mối quan hệ giữa cơ quan thuế và doanh nghiệp thì hóa đơn giá trị gia tăng là chứng từ cơ sở ban đầu dùng để kê khai nộp thuế, khấu trừ, hạch toán chi phí thực tế phát sinh, hoàn thuế và xác định chi phí hợp lệ khi tính thuế.
Hiện nay, doanh nghiệp được phép tự in hoặc đặt in hóa đơn và tự thực hiện việc phát hành hóa đơn, cơ quan thuế chỉ phát hành hóa đơn lẻ, biên lai thu phí, lệ phí theo luật định và có vai trò quản lý việc phát sinh và sử dụng hóa đơn của đơn vị.
Xuất hóa đơn đỏ có tốn phí không?
Theo quy định của Pháp luật, bên bán hàng hóa, dịch vụ phải xuất hóa đơn đỏ. Và những hóa đơn có giá trị trên 200.000 đồng thì người mua sẽ phải trả thêm 10% giá trị hàng hóa (thuế GTGT) để người bán có thể thực hiện nghĩa vụ kê khai thuế.
Doanh nghiệp có hợp đồng thuê địa điểm để kinh doanh hoặc được phép in hóa đơn giá trị gia tăng nếu đã đăng ký phương pháp tính thuế theo phương pháp khấu trừ. Nếu đã được đặt in hóa đơn hoặc tự in hóa đơn thì phải thỏa mãn các điều kiện đặt in hóa đơn, tự in hóa đơn theo quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp đang hoạt động nộp thuế giá trị gia tăng sẽ tính theo phương pháp khấu trừ hoặc có thực hiện đầu tư, mua sắm, nhận góp vốn bằng tài sản cố định, thiết bị, công cụ, dụng cụ, máy móc.
Việc mua bán hàng hóa, dịch vụ phải có hóa đơn. Việc lập hóa đơn là trách nhiệm của người bán hàng hóa, dịch vụ. Hóa đơn là căn cứ kê khai tính thuế giá trị gia tăng đầu ra và hạch toán doanh thu.
Như vậy việc xuất hóa đơn đỏ là việc bắt buộc khi bán hàng, vậy nên khi xuất hóa đơn đỏ thì người mua hàng sẽ không cần phải tốn chi phí thêm cho việc xuất hóa đơn đỏ này.
Quy định về việc đặt in hóa đơn đỏ
Có hai đối tượng được phép tự in hóa đơn giấy để sử dụng:
– Tổ chức kinh doanh mới thành lập thuộc đối tượng được tự in hóa đơn giấy, nhưng có thể không sử dụng hóa đơn mua theo mẫu có sẵn từ cơ quan thuế. Khi đó, bạn có thể đặt in hóa đơn giấy theo mẫu của mình để sử dụng cho các hoạt động bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ.
– Tổ chức kinh doanh, doanh nghiệp không thuộc đối tượng mua hóa đơn của cơ quan thuế.
Điều này được quy định cụ thể tại Khoản 2 Điều 5, Điều 6, Điều 7 và Điều 8 Thông tư số 39/2014/TT-BTC.
Thủ tục để tiến hành đặt in hóa đơn giấy
Tiến hành thủ tục đặt in hóa đơn giấy, bạn cần thực hiện các bước sau:
– Bước 1: Gửi giấy đề nghị.
Doanh nghiệp phải gửi giấy đề nghị sử dụng hóa đơn đặt in (theo Mẫu số 3.14 Phụ lục 3 của Thông tư số 39/2014/TT-BTC) đến cơ quan thuế quản lý trực tiếp.
– Bước 2: Giải quyết hồ sơ đặt in.
Sau khi tiếp nhận hồ sơ, cán bộ quản lý thuế sẽ xuống kiểm tra trụ sở chính của công ty. Doanh nghiệp phải chuẩn bị đầy đủ các giấy tờ, thủ tục như:
+ Treo bảng hiệu của công ty tại địa chỉ trụ sở chính.
+ Có văn bản chứng minh quyền sử dụng hợp pháp địa chỉ trụ sở chính (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất ghi tên giám đốc công ty, hợp đồng thuê nhà…).
+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, con dấu. Tùy cơ quan thuế quản lý có thể yêu cầu thêm giấy đăng tải mẫu dấu của công ty trên cổng thông tin quốc gia.
+ Trang thiết bị, bàn ghế và sổ sách, giấy tờ liên quan để chứng minh công ty có hoạt động.
Nếu doanh nghiệp đáp ứng đủ điều kiện thì chi cục thuế sẽ ra biên bản đã kiểm tra trụ sở, cho phép doanh nghiệp được phép đặt in hóa đơn.
– Bước 3: Thông báo trả kết quả yêu cầu đặt in hóa đơn.
Trong thời hạn 2 ngày làm việc kể từ khi nhận được đề nghị của tổ chức, doanh nghiệp, cơ quan thuế quản lý trực tiếp phải có thông báo về việc sử dụng hóa đơn đặt in.
Trường hợp sau 2 ngày làm việc cơ quan quản lý thuế trực tiếp không có ý kiến bằng văn bản thì doanh nghiệp vẫn được sử dụng hóa đơn đặt in. Thủ trưởng cơ quan thuế phải chịu trách nhiệm về việc không có ý kiến bằng văn bản trả lời doanh nghiệp.
– Bước 4: Đặt in hóa đơn theo mẫu của doanh nghiệp.
Sau đó, doanh nghiệp có thể liên hệ nhà in để thiết kế mẫu hóa đơn của công ty và in hóa đơn.
– Bước 5: Thông báo phát hành hóa đơn.
Đây là thủ tục rất quan trọng để doanh nghiệp được sử dụng hóa đơn hợp lệ. Phải tiến hành xong thủ tục thông báo phát hành hóa đơn thì doanh nghiệp mới được phép sử dụng.
Những quy định xử phạt sai phạm liên quan đến hóa đơn đỏ
Trường hợp 1: Mất hóa đơn bán hàng mua
- Mất hoá đơn từ ngày thứ 6 tới ngày thứ 10: Nếu có tình tiết giảm nhẹ sẽ bị Phạt hoặc nếu không sẽ phạt tối thiểu là 6 triệu;
- Mất hoá đơn từ sau ngày thứ 10: Phạt từ 6 triệu tới 8 triệu đồng
Trường hợp 2: Mất hóa đơn GTGT đặt in, chưa thông báo phát hành
Nếu làm mất hóa đơn đỏ GTGT đặt in nhưng chưa thông báo phát hành thì cũng sẽ căn cứ vào thời hạn báo cáo sự việc với Cơ quan thuế để xử phạt, cụ thể:
- Mất hoá đơn từ sau ngày thứ 10: Phạt từ 6 triệu tới 18 triệu đồng;
- Mất hoá đơn từ ngày thứ 6 tới ngày thứ 10: Nếu có tình tiết giảm nhẹ sẽ bị Phạt hoặc nếu không sẽ phạt tối thiểu là 6 triệu;
Trường hợp 3: Mất hóa đơn GTGT đầu ra đã thông báo phát hành
Không bị phạt trong các trường hợp:
- Hóa đơn đỏ bị mất, hỏng do thiên tai, hỏa hoạn, sự kiện bất ngờ, trường hợp bất khả kháng.
- Làm mất liên 2 (liên giao cho khách mua) khi chưa hết hạn lưu trữ nhưng tìm lại được hóa đơn trước khi Cơ quan thuế ban hành quyết định xử phạt.
Phạt cảnh cáo trong các trường hợp:
- Chứng minh việc mua bán hàng hóa – dịch vụ và có 2 tình tiết giảm nhẹ.
- Người bán làm mất các liên hóa đơn đã lập sai và đã xóa bỏ (đã lập hóa đơn khác thay thế cho hóa đơn sai và xóa bỏ).
- Cũng trong trường hợp trên, nếu người bán và người mua lập biên bản ghi nhận sự việc, người bán đã kê khai, nộp thuế, có hợp đồng và chứng từ
Phạt tiền trong các trường hợp:
- Làm mất/hỏng hóa đơn đã phát hành (liên 2 giao cho khách hàng) nhưng khách chưa nhận được hóa đơn khi hóa đơn chưa đến hạn lưu trữ; hóa đơn đã lập theo bảng kê bán lẻ hàng hóa thì bị phạt từ 4 triệu đến 8 triệu.
- Cơ quan thuế đủ căn cứ xác định tổ chức, cá nhân gộp nhiều lần mất hóa đơn để báo cáo Cơ quan thuế nếu trong cùng một thời điểm mà tổ chức, cá nhân thông báo mất nhiều số hóa đơn thì phạt theo từng lần mất
- Làm mất/hỏng hóa đơn đã phát hành (liên nội bộ 1-3) trong thời gian lưu trữ thì phạt từ 5-10 triệu theo luật kế toán.
Cũng trong trường hợp trên, nếu người bán và người mua lập biên bản ghi nhận sự việc, người bán đã kê khai, nộp thuế, có hợp đồng và chứng từ chứng minh việc mua bán hàng hóa – dịch vụ và có một tình tiết giảm nhẹ thì bị phạt khung thấp nhất, có 2 tình tiết giảm nhẹ thì phạt cảnh cáo.
Trường hợp 4: Mất hóa đơn đầu vào
Các trường hợp không bị xử phạt:
- Bị mất, hỏng, cháy do thiên tai, hỏa hoạn hoặc các sự kiện bất ngờ, bất khả kháng.
- Tìm lại được hóa đơn mất trước khi Cơ quan thuế ban hành quyết định xử phạt.
Phạt cảnh cáo các trường hợp sau:
- Làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đỏ (liên 2 giao cho khách hàng) để hạch toán kế toán, kê khai thuế và thanh toán vốn ngân sách: Phạt tiền từ 4 triệu đến 8 triệu.
- Cơ quan thuế đủ căn cứ xác định tổ chức, cá nhân gộp nhiều lần mất hóa đơn để báo cáo Cơ quan thuế nếu trong cùng một thời điểm mà tổ chức, cá nhân thông báo mất nhiều số hóa đơn thì phạt theo từng lần mất.
- Làm mất, cháy, hỏng hóa đơn liên giao cho người mua, có lập biên bản ghi nhận sự việc, người bán đã kê khai, nộp thuế, có hợp đồng và chứng từ chứng minh việc mua bán hàng hóa dịch vụ và có một tình tiết giảm nhẹ thì bị phạt khung thấp nhất, có 2 tình tiết giảm nhẹ thì phạt cảnh cáo.
Khuyến nghị
Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư X, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề hoa đơn điện tử đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.
Thông tin liên hệ:
Luật sư X đã cung cấp đầy đủ thông tin liên quan đến vấn đề “Xuất hóa đơn đỏ có tốn phí không” Ngoài ra, chúng tôi có hỗ trợ dịch vụ pháp lý khác liên quan đến tư vấn pháp lý về dịch vụ thám tử theo dõi ngoại tình… Hãy nhấc máy lên và gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được đội ngũ Luật sư, luật gia giàu kinh nghiệm tư vấn, hỗ trợ, đưa ra giải đáp cho quý khách hàng.
Mời bạn xem thêm:
- Mẫu hợp đồng thuê kho chứa hàng mới 2023
- Mẫu tờ khai điện tử cấp hộ chiếu phổ thông mới năm 2023
- Thủ tục chuyển nhượng căn hộ chung cư chưa có sổ hồng
Câu hỏi thường gặp
Việc người mua hàng lấy hóa đơn đỏ khi giao dịch hàng hóa sẽ giúp Nhà nước kiểm soát được việc bên bán có thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ về thuế theo quy định của pháp luật hay không. Việc yêu cầu bên bán xuất hóa đơn đỏ vừa là quyền lợi, vừa là nghĩa vụ của người mua hàng.
Tuy nhiên trong thực tế, việc người mua có lấy hóa đơn đỏ hay không lại phụ thuộc vào nhu cầu hay thói quen của họ.
Đối với trường hợp người mua hàng là doanh nghiệp, họ cần lấy hóa đơn đỏ (hóa đơn VAT) sau mỗi lần thực hiện giao dịch mua bán để làm căn cứ hạch toán chi phí doanh nghiệp.
Còn đối với người mua hàng là khách lẻ, rất ít người có thói quen lấy hóa đơn đỏ (đặc biệt là những hóa đơn có giá trị nhỏ).
Nếu khách lẻ không lấy (hoặc không yêu cầu xuất) hóa đơn đỏ, thì bên bán vẫn phải có nghĩa vụ xuất hóa đơn VAT đối với những đơn hàng có giá trên 200,000 đồng, nếu không sẽ bị phạt hành chính từ 10 – 20 triệu đồng.
Những đơn hàng có giá dưới 200,000 đồng bên bán không cần lập hóa đơn từng lần, trừ phi người mua yêu cầu (theo quy định tại Thông tư 39/2014/TT-BTC).
Theo quy định của Pháp luật, bên bán hàng hóa, dịch vụ phải xuất hóa đơn đỏ. Và những hóa đơn có giá trị trên 200.000 đồng thì người mua sẽ phải trả thêm 10% giá trị hàng hóa (thuế GTGT) để người bán có thể thực hiện nghĩa vụ kê khai thuế.
Doanh nghiệp có hợp đồng thuê địa điểm để kinh doanh hoặc được phép in hóa đơn giá trị gia tăng nếu đã đăng ký phương pháp tính thuế theo phương pháp khấu trừ. Nếu đã được đặt in hóa đơn hoặc tự in hóa đơn thì phải thỏa mãn các điều kiện đặt in hóa đơn, tự in hóa đơn theo quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp đang hoạt động nộp thuế giá trị gia tăng sẽ tính theo phương pháp khấu trừ hoặc có thực hiện đầu tư, mua sắm, nhận góp vốn bằng tài sản cố định, thiết bị, công cụ, dụng cụ, máy móc.
Doanh nghiệp, tổ chức, hộ, cá nhân kinh doanh thuộc đối tượng được mua hóa đơn do cơ quan thuế phát hành khi mua hóa đơn phải có đơn đề nghị mua hóa đơn (mẫu số 3.3 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này) và kèm theo các giấy tờ sau:
+ Người mua hóa đơn (người có tên trong đơn hoặc người được doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh, chủ hộ kinh doanh ủy quyền bằng giấy ủy quyền theo quy định của pháp luật) phải xuất trình giấy chứng minh nhân dân còn trong thời hạn sử dụng theo quy định của pháp luật về giấy chứng minh nhân dân.
+ Tổ chức, hộ, cá nhân mua hóa đơn lần đầu phải có văn bản cam kết (Mẫu số 3.16 Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư này) về địa chỉ sản xuất, kinh doanh phù hợp với giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy phép đầu tư (giấy phép hành nghề) hoặc quyết định thành lập của cơ quan có thẩm quyền.
Khi đến mua hóa đơn, doanh nghiệp, tổ chức, hộ, cá nhân mua hóa đơn do cơ quan thuế phát hành phải tự chịu trách nhiệm ghi hoặc đóng dấu: tên, địa chỉ, mã số thuế trên liên 2 của mỗi số hóa đơn trước khi mang ra khỏi cơ quan thuế nơi mua hóa đơn.