Thưa luật sư, trong quá trình kê khai để nộp thuế gia trị gia tăng của công ty thì tôi phát hiện một số sai xót trong hóa đơn nên muốn điều chỉnh lại doanh thu. Luật sư có thể tư vấn cho tôi cách xuất hóa đơn điều chỉnh giảm khối lượng công trình như thế nào? Muốn thay đổi điều chỉnh thì cần xuất hóa đơn điều chỉnh giảm khối lượng công trình ra sao? Mong luật sư tư vấn.
Cảm ơn bạn đã gửi câu hỏi về cho chúng tôi; để giải đáp thắc mắc của bạn; cũng như vấn đề: Xuất hóa đơn điều chỉnh giảm khối lượng công trình? Đây chắc hẳn; là thắc mắc của; rất nhiều người để giải đáp thắc mắc đó cũng như trả lời cho câu hỏi ở trên; thì hãy cùng tham khảo qua; bài viết dưới đây của chúng tôi để làm rõ vấn đề nhé.
Căn cứ pháp lý
Khi nào thì cần xuất hóa đơn điều chỉnh giảm khối lượng công trình?
Tại khoản 3 Điều 20 Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14/5/2010 và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17/1/2014 của Chính phủ về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ quy định:
” Điều 20. Xử lý đối với hoá đơn đã lập
3. Trường hợp hóa đơn đã lập và giao cho người mua, đã giao hàng hóa, cung ứng dịch vụ, người bán và người mua đã kê khai thuế, sau đó phát hiện sai sót thì người bán và người mua phải lập biên bản hoặc có thoả thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót, đồng thời người bán lập hoá đơn điều chỉnh sai sót. Hoá đơn ghi rõ điều chỉnh (tăng, giám) số lượng hàng hoá, giá bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng…, tiền thuế giá trị gia tăng cho hoá đơn số…, ký hiệu… Căn cứ vào hoá đơn điều chỉnh, người bán và người mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào. Hoá đơn điều chỉnh không được ghi số âm (-).”
– Tại khoản 2.10 Phụ lục 4 Hướng dẫn lập hóa đơn bán hàng hóa, dịch vụ đối với một số trường hợp ban hành kèm theo Thông tư 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính:
“Cơ sở xây dựng có công trình xây dựng, lắp đặt mà thời gian thực hiện dài, việc thanh toán tiền thực hiện theo tiến độ hoặc theo khối lượng công việc hoàn thành bàn giao, phải lập hoá đơn thanh toán khối lượng xây lắp bàn giao. Hóa đơn GTGT phải ghi rõ doanh thu chưa có thuế và thuế GTGT. Trường hợp công trình xây dựng hoàn thành đã lập hóa đơn thanh toán giá trị công trình nhưng khi duyệt quyết toán giá trị công trình XDCB có điều chỉnh giá trị khối lượng xây dựng phải thanh toán thì lập hóa đơn, chứng từ điều chỉnh giá trị công trình phải thanh toán.”
Căn cứ theo quy định nêu trên, việc đơn vị điều chỉnh khối lượng công trình dẫn đến làm giảm số thuế GTGT đầu ra thì hoá đơn điều chỉnh không được ghi số âm (-). Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh giảm đơn vị kê khai theo quy định.
Như vậy:
+ Nếu sai do xuất hóa đơn thấp hơn quy định hoặc thỏa thuận của 2 bên trước đó: Xuất hóa đơn điều chỉnh tăng.
+ Nếu sai do xuất hóa đơn cao hơn quy định hoặc thỏa thuận của 2 bên trước đó: Xuất hóa đơn điều chỉnh giảm.
+ Bước 01: Người bán và người mua phải lập biên bản điều chỉnh hóa đơnsai sót. (lập 02 bản – mỗi bên giữ 01 bản)
+ Bước 02: Người bán lập hoá đơn điều chỉnh tăng/ giảm giá trị công trình.
Chứng từ đi kèm hóa đơn điều chỉnh giảm giá trị công trình gồm:
– Phê duyệt quyết toán của cơ quan có thẩm quyền hoặc Biên bản thông qua giá trị quyết toán công trình của các ban ngành.
– Biên bản thỏa thuận giảm giá trị công trình giữa chủ đầu tư và đơn vị thi công.
– Xác nhận công nợ giữa chủ đầu tư và đơn vị thi công.
Kê khai thuế
Theo Thông tư 39/2014/TT-BTC tại điều 20, khoản 3 quy định về việc xử lý đối với những hoá đơn đã lập mà có điều chỉnh thì” Căn cứ vào hoá đơn điều chỉnh, người bán và người mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào.”
Căn cứ quy định trên, các bên căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh để kê khai giảm doanh thu và giảm thuế GTGT vào kỳ phát sinh hóa đơn điều chỉnh.
Đối với đơn vị thi công điều chỉnh giảm giá vốn xây lắp, nếu giảm giá trị công trình có liên quan tới loại bỏ những hạng mục thi công
Hạch toán kế toán
Đối với đơn vị thi công
Nếu hóa đơn điều chỉnh giảm cùng năm lập hóa đơn
Căn cứ hóa đơn điều chỉnh giảm giá trị công trình, kế toán hạch toán như sau:
Nợ TK 511
Nợ TK 3331
Có TK 131, 111, 112
Nếu hóa đơn điều chỉnh giảm vào năm sau kỳ quyết toán
– Nếu doanh thu điều chỉnh giảm có giá trị nhỏ, chỉ ảnh hưởng đến doanh thu mà không ảnh hưởng đến chi phí
– Kế toán đơn vị thi công có thể điều chỉnh giảm doanh thu vào năm hiện tại. Khi đó nghĩa vụ thuế của năm trước không bị ảnh hưởng, nghĩa vụ thuế của năm hiện tại sẽ được điều chỉnh giảm
Nợ TK 511
Nợ TK 3331
Có TK 131, 111, 112
– Nếu doanh thu điều chỉnh giảm có giá trị lớn và có ảnh hưởng đến chi phí của những năm trước.
Theo quy định của chuẩn mực kế toán số 29, tại Đoạn 23 quy định như sau:
“23. Doanh nghiệp phải điều chỉnh hồi tố những sai sót trọng yếu liên quan đến các kỳ trước vào báo cáo tài chính phát hành ngay sau thời điểm phát hiện ra sai sót bằng cách:
(a) Điều chỉnh lại số liệu so sánh nếu sai sót thuộc kỳ lấy số liệu so sánh; hoặc
(b) Điều chỉnh số dư đầu kỳ của tài sản, nợ phải trả và các khoản mục thuộc vốn chủ sở hữu của kỳ lấy số liệu so sánh, nếu sai sót thuộc kỳ trước kỳ lấy số liệu so sánh.”
Căn cứ theo quy định trên thì sai sót này là sai sót trọng yếu doanh nghiệp cần phải điều chỉnh hồi tố. Điều chỉnh vào số dư đầu kì của những tài khoản có sai sót và điều chỉnh bổ sung Quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp của năm có doanh thu chi phí bị điều chỉnh giảm
Đối với đơn vị chủ đầu tư
Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh giảm, kế toán hạch toán ghi giảm giá trị đầu tư và thuế đầu vào, đồng thời tập hợp chứng từ, hóa đơn bổ sung điều chỉnh nguyên giá tài sản cố định
Nợ TK 331 : Giá trị thanh toán giảm
Có TK 241: Giá trị đầu tư do quyết toán giảm
Có TK 133: Thuế GTGT đầu vào được khấu trừ giảm
Chú ý: Trên hóa đơn viết sai đang sai phần nào thì chúng ta điều chỉnh phần đó. Những phần đúng gạch chéo không ghi nguyên tắc sai đâu sửa đấy, không ghi lại những chỉ tiêu đã đúng
– Khi lập hóa đơn điều chỉnh giảm các không ghi âm số âm (tức là không được đánh dấu trừ đằng trước giá trị giảm hoặc dấu ngoặc số tiền bằng số).
– Khi kê khai thuế kê khai âm trên phụ lục bên Bán phục lục 01 bán ra, bên mua là phụ lục 02 mua vào.
= > Căn cứ vào hoá đơn điều chỉnh, người bán và người mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào.
Chi tiết tại: Khoản 3 Điều 20 Thông tư 39/2014/TT-BTC.
Điều chỉnh doanh thu giảm: Khi quyết toán giá trị công trình xây dựng, lắp đặt.
Hóa đơn ghi rõ điều chỉnh giảm số lượng hàng hóa, giá bán, thuế suất thuế giá trị gia tăng…, tiền thuế giá trị gia tăng cho hóa đơn số…, ký hiệu…
Căn cứ vào hóa đơn điều chỉnh giảm, người bán và người mua kê khai điều chỉnh doanh số mua, bán, thuế đầu ra, đầu vào.
Trường hợp hóa đơn đã lập có sai sót về tên, địa chỉ người mua nhưng đúng mã số thuế người mua thì các bên lập biên bản điều chỉnh và không cần thiết phải lập hóa đơn điều chỉnh.
Lưu ý rằng:
- Hóa đơn đã lập trước đó bị sai chỉ tiêu nào thì điều chỉnh chỉ tiêu đó.
- Chỉ ghi giá trị chênh lệch cần điều chỉnh lên hóa đơn điều chỉnh.
- Hóa đơn điều chỉnh không được ghi số âm (-).
- Khi lập hóa điều chỉnh, người bán và người mua phải lập biên bản hoặc có thỏa thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót hay lý do phải điều chỉnh hóa đơn.
Thông tin liên hệ:
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về; “Xuất hóa đơn điều chỉnh giảm khối lượng công trình”. Nếu quý khách có nhu cầu soạn thảo hồ sơ ngừng kinh doanh; đăng ký bảo hộ logo công ty giải thể công ty cổ phần ;tìm hiểu về thủ tục thành lập công ty ở việt nam; đơn xác nhận tình trạng hôn nhân; đăng ký bảo hộ thương hiệu độc quyền hoặc muốn sử dụng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh; dịch vụ hợp pháp hóa lãnh sự hà nội của chúng tôi; mời quý khách hàng liên hệ đến hotline để được tiếp nhận.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Mời bạn xem thêm bài viết:
- Làm sao để biết công ty có đóng bảo hiểm cho mình hay không?
- Pháp luật được nhà nước sử dụng như thế nào?
- Giấy chuyển viện có giá trị bao nhiêu ngày?
Câu hỏi thường gặp:
Biên bản đối chiếu công nợ
–Biên bản kiểm tra hiện trường
–Biên bản xác nhận khối lượng tăng/giảm
–Quyết định xử lý của kiểm toán/ Phòng tài chính của Huyện….
–Quyết định phê duyệt quyết toán tăng/giảm số tiền phải thanh toán cho nhà thầu.
–Phụ lục hợp đồng điểu chỉnh tăng/giảm
–Dự toán khối lượng điều chỉnh tăng/giảm
–Biên bản quyết toán giá trị công trình sau khi đã tăng/giảm
–Xuất hóa đơn điểu chỉnh tăng/giảm
Để viết hóa đơn điều chỉnh giảm, bạn sẽ tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Cả hai bên phải lập biên bản ghi nhận sai sót hoặc lập thỏa thuận bằng văn bản ghi rõ sai sót.
Bước 2: Bên bán lập biên bản điều chỉnh hóa đơn giảm vào Bảng kê mẫu 01-1/GTGT. Đồng thời bên mua tiến hành kê khai vào mẫu 01-2/GTGT.
Bước 3: Bên bán xuất hóa đơn điều chỉnh.
Khác biệt với công trình cuốn chiếu, công trình hoàn thành đại cục là một hình thức hoàn thiện công trình xây dựng hết mới tiến hành nghiệm thu và thanh toán giá trị.
Theo đó, kế toán chỉ cần xuất hoá đơn vào thời điểm bàn giao công trình, các giấy tờ cần có khi nghiệm thu khi kết thúc công trình gồm:
Biên bản nghiệm thu hoàn thành công trình đã đưa vào sử dụng;
Biên bản xác nhận khối lượng hoàn thành công việc;
Bảng quyết toán khối lượng công trình;