Giám định tư pháp là việc sử dụng kiến thức, chuyên môn, phương pháp khoa học, kỹ thuật nghiệp vụ để đưa ra kết luận chuyên môn về những vấn đề có liên quan đến các vụ án cần phải thực hiện giám định tư pháp. Giám định tư pháp đóng một vai trò rất quan trọng quyết định vụ án. Vì thế mà công việc này cần phải có sự minh bạch và chính xác. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn đọc thông tin về xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động giám định tư pháp.
Căn cứ pháp lý
Hình thức xử phạt vi phạm hành chính
Đối với mỗi vi phạm hành chính, cá nhân tổ chức vi phạm phải chịu một trong các hình thức xử phạt chính:
1) Cảnh cáo;
2) Phạt tiền.
Tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm, cá nhân, tổ chức vi phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc các hình thức xử phạt bổ sung:
1) Tước quyền sử dụng giấy phép, chứng chỉ hành nghề;
2) Tịch thu tang vật, phương tiện được sử dụng để vi phạm hành chính.
Ngoài các hình thức xử phạt, cá nhãn, tổ chức ví phạm hành chính còn có thể bị áp dụng một hoặc nhiều biện pháp khắc phục hậu quả:
- Buộc khôi phục lại tình trạng ban đầu đã bị thay đổi do vi phạm hành chính gây ra hoặc buộc tháo đỡ công trình xây dựng trái phép;
- Buộc thực hiện các biện pháp khắc phục tình trạng ô nhiễm môi trường, lây lan dịch bệnh do vi phạm hành chính gây ra;
- Buộc đưa ra khỏi lãnh thổ Việt Nam hoặc buộc tái xuất hàng hoá, vật phẩm, phương tiện;
- Buộc tiêu huỷ vật phẩm gây hại cho sức khoẻ con người, vật nuôi và cây trồng, văn hoá phẩm độc hại;
- Các biện pháp khác do chính phủ quy định.
Người nước ngoài vi phạm hành chính còn có thể bị trục xuất. Trục xuất được áp dụng là hình thức xử phạt chính hoặc xử phạt bổ sung trong từng trường hợp cụ thể.
Xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động giám định tư pháp
Căn cứ Nghị định số 82/2020/NĐ-CP ngày 15/7/2020 của Chính phủ quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực bổ trợ tư pháp; hành chính tư pháp; hôn nhân và gia đình; thi hành án dân sự; phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã.
Hành vi vi phạm quy định về việc thành lập, đăng ký hoạt động của văn phòng giám định tư pháp
Theo Điều 18, hành vi vi phạm quy định về việc thành lập, đăng ký hoạt động của văn phòng giám định tư pháp bị xử phạt như sau:
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với cá nhân; từ 6.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng đối với tổ chức có hành vi tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung quyết định bổ nhiệm giám định viên tư pháp trong hồ sơ xin phép thành lập; quyết định cho phép thành lập trong hồ sơ đăng ký hoạt động văn phòng giám định tư pháp.
– Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật là quyết định bổ nhiệm giám định viên tư pháp, quyết định cho phép thành lập, giấy đăng ký hoạt động của văn phòng giám định tư pháp bị tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung đối với hành vi vi phạm.
– Biện pháp khắc phục hậu quả:
+ Kiến nghị cơ quan, tổ chức, người có thẩm quyền xem xét, xử lý đối với quyết định cho phép thành lập, giấy đăng ký hoạt động của văn phòng giám định tư pháp đã cấp do có hành vi vi phạm; quyết định bổ nhiệm giám định viên tư pháp bị tẩy xóa, sửa chữa làm sai lệch nội dung.
+ Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
2. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cá nhân; từ 14.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức có hành vi tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung giấy đăng ký hoạt động của văn phòng giám định tư pháp.
– Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật là quyết định bổ nhiệm giám định viên tư pháp, quyết định cho phép thành lập, giấy đăng ký hoạt động của văn phòng giám định tư pháp bị tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung đối với hành vi vi phạm.
– Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
Hành vi vi phạm quy định về người trưng cầu, người yêu cầu giám định tư pháp
Theo Điều 19, hành vi vi phạm quy định về người trưng cầu, người yêu cầu giám định tư pháp bị xử phạt như sau:
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với cá nhân; từ 6.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng đối với tổ chức có hành vi cung cấp không đầy đủ, không chính xác thông tin, tài liệu có liên quan đến đối tượng giám định theo yêu cầu của cá nhân, tổ chức thực hiện giám định.
2. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cá nhân; từ 14.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức có hành vi giả mạo hoặc làm sai lệch đối tượng giám định.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với cá nhân; từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tổ chức có hành vi xúi giục, ép buộc người giám định tư pháp đưa ra kết luận giám định tư pháp sai sự thật mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
Hành vi vi phạm quy định về hoạt động giám định tư pháp
Theo Điều 20, hành vi vi phạm quy định về hoạt động giám định tư pháp bị xử phạt như sau:
1. Phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với cá nhân; từ 6.000.000 đồng đến 14.000.000 đồng đối với tổ chức có một trong các hành vi sau:
a) Kéo dài thời gian thực hiện giám định mà không có lý do chính đáng;
b) Không ghi nhận kịp thời, đầy đủ toàn bộ quá trình thực hiện giám định bằng văn bản;
c) Không thực hiện đầy đủ các quy định về lập, lưu giữ, bảo quản hồ sơ giám định;
d) Không tạo điều kiện để người giám định tư pháp thực hiện giám định;
đ) Không giải thích kết luận giám định theo yêu cầu của người trưng cầu, người yêu cầu giám định mà không có lý do chính đáng;
e) Thông báo không đúng thời hạn hoặc không thông báo bằng văn bản theo quy định cho người trưng cầu, người yêu cầu giám định trong trường hợp từ chối giám định.
2. Phạt tiền từ 7.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với cá nhân; từ 14.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với tổ chức có một trong các hành vi sau:
a) Đánh tráo hoặc có hành vi làm sai lệch đối tượng giám định;
Biện pháp khắc phục hậu quả: Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng xem xét việc sử dụng kết luận giám định khi phát hiện vi phạm làm ảnh hưởng đến nội dung kết luận giám định đối với hành vi vi phạm.
b) Không bảo quản các mẫu vật, tài liệu có liên quan đến vụ việc giám định;
c) Tiết lộ nội dung kết luận giám định cho người khác mà không được người trưng cầu, người yêu cầu giám định đồng ý bằng văn bản;
d) Không lập, lưu giữ hồ sơ giám định;
đ) Không thực hiện giám định theo đúng nội dung yêu cầu giám định;
Biện pháp khắc phục hậu quả: Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng xem xét việc sử dụng kết luận giám định khi phát hiện vi phạm làm ảnh hưởng đến nội dung kết luận giám định đối với hành vi vi phạm.
e) Không tuân thủ quy trình giám định, quy chuẩn chuyên môn trong quá trình thực hiện giám định;
Biện pháp khắc phục hậu quả: Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng xem xét việc sử dụng kết luận giám định khi phát hiện vi phạm làm ảnh hưởng đến nội dung kết luận giám định đối với hành vi vi phạm.
g) Tẩy xoá, sửa chữa làm sai lệch nội dung kết luận giám định;
Biện pháp khắc phục hậu quả: Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng xem xét việc sử dụng kết luận giám định khi phát hiện vi phạm làm ảnh hưởng đến nội dung kết luận giám định đối với hành vi vi phạm.
h) Can thiệp, cản trở việc thực hiện giám định của người giám định tư pháp;
i) Không phân công hoặc phân công người không có khả năng chuyên môn phù hợp với nội dung trưng cầu, yêu cầu giám định;
Biện pháp khắc phục hậu quả: Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng xem xét việc sử dụng kết luận giám định khi phát hiện vi phạm làm ảnh hưởng đến nội dung kết luận giám định đối với hành vi vi phạm.
k) Đưa ra bản kết luận giám định không tuân thủ về hình thức hoặc nội dung theo quy định;
l) Kết luận giám định những vấn đề không thuộc phạm vi chuyên môn được yêu cầu.
3. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 15.000.000 đồng đối với cá nhân; từ 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với tổ chức có một trong các hành vi sau:
a) Lợi dụng việc giám định để trục lợi;
Biện pháp khắc phục hậu quả: Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
b) Tiết lộ bí mật thông tin mà mình biết được khi tiến hành giám định;
c) Từ chối đưa ra kết luận giám định mà không có lý do chính đáng mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
d) Kết luận giám định sai sự thật mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
Biện pháp khắc phục hậu quả: Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng xem xét việc sử dụng kết luận giám định khi phát hiện vi phạm làm ảnh hưởng đến nội dung kết luận giám định đối với hành vi vi phạm.
đ) Thực hiện giám định trong trường hợp phải từ chối giám định theo quy định của pháp luật;
Biện pháp khắc phục hậu quả: Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng xem xét việc sử dụng kết luận giám định khi phát hiện vi phạm làm ảnh hưởng đến nội dung kết luận giám định đối với hành vi vi phạm.
e) Ghi nhận không trung thực kết quả trong quá trình giám định mà chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
Biện pháp khắc phục hậu quả: Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng xem xét việc sử dụng kết luận giám định khi phát hiện vi phạm làm ảnh hưởng đến nội dung kết luận giám định đối với hành vi vi phạm.
Mời bạn xem thêm bài viết
- Công việc của tư pháp – hộ tịch xã là gì?
- Quy định về trách nhiệm của cán bộ tư pháp – hộ tịch
- Tội xâm phạm hoạt động tư pháp theo pháp luật hiện hành
Thông tin liên hệ
Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn của chúng tôi về vấn đề “Xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động giám định tư pháp″. Mọi thắc mắc về thủ tục pháp lý có liên quan như điều kiện cấp phép bay flycam, Xin giấy phép bay Flycam , thành lập công ty dịch vụ bảo hộ logo công ty trọn gói giá rẻ… Quý khách vui lòng liên hệ Luật Sư X để được hỗ trợ, giải đáp.
Liên hệ hotline: 0833.102.102.
Câu hỏi thường gặp
Khoản 1 Điều 1 Luật sửa đổi năm 2020: Giám định tư pháp là việc người giám định tư pháp sử dụng kiến thức, phương tiện, phương pháp khoa học, kỹ thuật, nghiệp vụ để kết luận về chuyên môn những vấn đề có liên quan đến hoạt động khởi tố, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án hình sự, giải quyết vụ việc dân sự, vụ án hành chính theo trưng cầu của cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng hoặc theo yêu cầu của người yêu cầu giám định theo quy định của Luật này.
Người hành nghề giám định tư pháp được gọi là giám định viên tư pháp, nơi làm việc của họ là các tổ chức giám định tư pháp hoặc được chỉ định cá nhân giám định tư pháp theo vụ việc.
Tổ chức giám định tư pháp công lập được cơ quan nhà nước có thẩm quyền thành lập trong lĩnh vực pháp y, pháp y tâm thần và kỹ thuật hình sự. Trường hợp cần thiết, Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh xem xét, quyết định thành lập hoặc trình cơ quan có thẩm quyền thành lập tổ chức giám định tư pháp công lập trong các lĩnh vực khác sau khi thống nhất ý kiến với Bộ trưởng Bộ Tư pháp. Bao gồm:
– Về pháp y: Viện pháp y quốc gia thuộc Bộ Y tế; Trung tâm pháp y cấp tỉnh; Viện pháp y quân đội thuộc Bộ Quốc phòng; Trung tâm giám định pháp y thuộc Viện khoa học hình sự, Bộ Công an
Về pháp y tâm thần: Viện pháp y tâm thần trung ương thuộc Bộ Y tế; Trung tâm pháp y tâm thần khu vực thuộc Bộ Y tế. Căn cứ yêu cầu giám định pháp y tâm thần của hoạt động tố tụng và điều kiện thực tế của các khu vực, vùng miền trong cả nước, Bộ trưởng Bộ Y tế xem xét, quyết định thành lập Trung tâm pháp y tâm thần khu vực sau khi thống nhất ý kiến với Bộ trưởng Bộ Tư pháp.
– Về kỹ thuật hình sự: Viện khoa học hình sự thuộc Bộ Công an; Phòng kỹ thuật hình sự thuộc Công an cấp tỉnh; Phòng giám định kỹ thuật hình sự thuộc Bộ Quốc phòng.
Tổ chức giám định tư pháp ngoài công lập được tổ chức với hình thức là Văn phòng giám định tư pháp.
Văn phòng giám định tư pháp được tổ chức và hoạt động theo quy định của Luật giám định tư pháp, Luật doanh nghiệp, Nghị định này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.