Chào Luật sư, tôi làm trong công ty sản xuất đồ da dụng. Quản lý của tôi có chút khó tính nên tôi có gửi cho quản lý 2 triệu và một số quà cáp khác. Vậy tôi có được xem là hành vi đưa hối lộ không? Tôi nghĩ giá trị không cao thì không sao nhưng hôm qua có đồng nghiệp làm chung khuyên tôi đừng tặng quà nữa. Như vậy vừa tạo thói quen xấu, mất công bằng trong công việc vừa hại thân. Xử phạt vi phạm hành chính hành vi đưa hối lộ hiện nay thế nào? Mong Luật sư tư vấn giúp tôi. Tôi xin chân thành cảm ơn Luật sư.
Đưa, nhận hối lộ đang là vấn nạn làm ảnh hưởng đến sự trong sạch và việc vận hành của bộ máy nhà nước. Mặc dù hành vi đưa, nhận hối lộ có mối quan hệ với nhau ở những tình tiết trong vụ án nhưng tội nhận hối lộ, tội đưa hối lộ là những tội độc lập trong Bộ luật Hình sự. Xử phạt vi phạm hành chính hành vi đưa hối lộ hiện nay thế nào? Hãy cùng Luật sư X tìm hiểu vấn đề này nhé.
Hành vi đưa hối lộ là gì?
Đưa hối lộ, được hiểu là hành vi đưa tiền, tài sản; hoặc lợi ích vật chất khác (của hối lộ) dưới bất kỳ hình thức nào cho người có chức vụ, quyền hạn để họ làm; hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ.
Ngoài ra đây cũng là hành vi dùng tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác hoặc lợi ích phi vật chất trực tiếp; hoặc qua trung gian đã đưa hoặc sẽ đưa cho người có chức vụ, quyền hạn; hoặc người khác hoặc tổ chức khác để người có chức vụ, quyền hạn làm; hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ.
Bên cạnh đó, hành vi đưa của hối lộ có thể diễn ra trước; hoặc sau khi người có chức vụ, quyền hạn làm theo yêu cầu của người đưa. Theo đó, người đưa hối lộ có thể yêu cầu người nhận hối lộ làm một công việc cụ thể; hoặc không làm để mang lại lợi ích cho mình. Hành vi đưa của hối lộ có thể được thực hiện trực tiếp hoặc qua trung gian; tài sản lợi ích hối lộ có thể được thụ hưởng bởi chính người có chức vụ, quyền hạn hoặc người khác; tổ chức khác theo ý chí của người có chức vụ, quyền hạn.
Hành vi đưa hối lộ rơi vào tội gì?
Theo điều 364, Bộ luật hình sự 2015 quy định về tội đưa hối lộ như sau:
Người nào trực tiếp hay qua trung gian đã đưa hoặc sẽ đưa cho người có chức vụ, quyền hạn; hoặc người khác hoặc tổ chức khác bất kỳ lợi ích nào sau đây để người có chức vụ, quyền hạn làm; hoặc không làm một việc vì lợi ích; hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ thì sẽ bị xử lý hình sự theo các mức hình phạt được quy định.
Như vậy với các đối tượng thực hiện hành vi vi phạm này có thể sẽ bị khép vào tội đưa hối lộ và bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo đúng quy định pháp luật.
Xử phạt vi phạm hành chính hành vi đưa hối lộ hiện nay thế nào?
Người có hành vi đưa, nhận hối lộ có thể bị xử lý hành chính với các mức như sau:
– Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi đưa, môi giới, nhận hối lộ trong việc đăng ký, quản lý cư trú (điểm d khoản 3 Điều 9 Nghị định 144/2021/NĐ-CP).
– Phạt tiền từ 6.000.000 đồng đến 8.000.000 đồng đối với hành vi đưa tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác hoặc lợi ích phi vật chất hối lộ cho người thi hành công vụ (điểm c khoản 3 Điều 21 Nghị định 144/2021/NĐ-CP).
Xử lý kỷ luật đối với cán bộ, công chức, viên chức nhận hối lộ?
Cán bộ, công chức, viên chức có hành vi vi phạm quy định về phòng, chống tham nhưng chưa đến mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì bị áp dụng thức thức kỷ luật khiển trách hoặc cảnh cáo.
Đối với cán bộ, công chức giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý thì có thể bị áp dụng hình thức kỷ luật giáng chức hoặc cách chức.
Trường hợp công chức, viên chức bị Tòa án kết án về hành vi tham nhũng, trong thời hạn 15 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được quyết định, bản án có hiệu lực pháp luật của Tòa án, cấp có thẩm quyền xử lý kỷ luật ra quyết định kỷ luật buộc thôi việc.
Tội đưa hối lộ bị xử phạt bao nhiêu năm tù?
Theo điều 364, Bộ luật hình sự 2017 quy định về các khung hình phạt đối với tội đưa hối lộ như sau:
Khung 1
Người nào trực tiếp hay qua trung gian đã đưa hoặc sẽ đưa cho người có chức vụ, quyền hạn; hoặc người khác hoặc tổ chức khác bất kỳ lợi ích nào sau đây để người có chức vụ, quyền hạn làm; hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ; thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng; phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Tiền, tài sản, lợi ích vật chất khác trị giá từ 2.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng;
b) Lợi ích phi vật chất.
Khung 2
Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
a) Có tổ chức;
b) Dùng thủ đoạn xảo quyệt;
c) Dùng tài sản của Nhà nước để đưa hối lộ;
d) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
đ) Phạm tội 02 lần trở lên;
e) Của hối lộ là tiền, tài sản; lợi ích vật chất khác trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng.
Khung 3
Phạm tội trong trường hợp của hối lộ là tiền, tài sản; lợi ích vật chất khác trị giá từ 500.000.000 đồng đến dưới 1.000.000.000 đồng; thì bị phạt tù từ 07 năm đến 12 năm.
Khung 4
Phạm tội trong trường hợp của hối lộ là tiền, tài sản; lợi ích vật chất khác trị giá 1.000.000.000 đồng trở lên; thì bị phạt từ tù 12 năm đến 20 năm.
Hình phạt bổ sung
Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng.
Mời bạn xem thêm
- Quy định về kinh doanh xổ số theo pháp luật hiện hành cập nhật 2021
- Tra cứu nhãn hiệu “cafe Trung Nguyên”
- Cách đăng ký kinh doanh trên now
- Cách đăng ký giấy phép kinh doanh online
Thông tin liên hệ luật sư X
Trên đây là quan điểm của Luật Sư X về ”Xử phạt vi phạm hành chính hành vi đưa hối lộ hiện nay thế nào?” Để biết thêm thông tin chi tiết hoặc cần tư vấn về quy định tạm ngừng kinh doanh; thành lập công ty giá rẻ; Xác nhận độc thân; Hợp thức hóa lãnh sự; Thành lập công ty; tạm ngừng doanh nghiệp;… vui lòng liên hệ qua hotline: 0833 102 102. Hoặc qua các kênh sau:
- Facebook: www.facebook.com/luatsux
- Tiktok: https://www.tiktok.com/@luatsux
- Youtube: https://www.youtube.com/Luatsux
Câu hỏi thường gặp
Người nào trực tiếp hay qua trung gian đã đưa hoặc sẽ đưa cho người có chức vụ, quyền hạn hoặc người khác hoặc tổ chức khác bất kỳ lợi ích nào sau đây để người có chức vụ, quyền hạn làm hoặc không làm một việc vì lợi ích hoặc theo yêu cầu của người đưa hối lộ, thì tùy theo trường hợp mà có thể bị phạt tiền đến 200 triệu đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù đến 20 năm.
Dùng thủ đoạn xảo quyệt để đưa hối lộ là người phạm tội đưa hối lộ có những mánh khoé, cách thức gian dối, thâm hiểm làm cho người nhận hối lộ hoặc những người khác khó lường thấy được để đề phòng.
Những mánh khoé, cách thức mà người đưa hối lộ sử dụng để đưa hối lộ rất đa dạng, nhưng chỉ coi là dùng thủ đoạn xảo quyệt đối với những mánh khoé, cách thức làm cho người nhận không thể từ chối hoặc nếu biết cũng không đối phó được.
Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi đưa, môi giới, nhận hối lộ trong việc đăng ký, quản lý cư trú.