Xin chào Luật Sư X. Tôi tên là Mỹ Anh, hiện tại tôi đang làm việc cho một công ty bất động sản ở TP Hồ Chí Minh. Chuyện là từ năm 2019 đến nay tôi thường bán các hóa đơn của công ty mình cho các bên khác, nói một cách chính xác thì tôi là người môi giới trong việc này. Tôi không nghĩ việc mình làm là trái quy định pháp luật cho đến thời điểm vừa rồi. Chính vì vậy mà tôi vô cùng lo sợ không biết mình sẽ phải chịu sự xử phạt ra sao. Vậy luật sư có thể giải đáp giúp tôi xử phạt về tội môi giới mua bán hóa đơn trái phép như thế nào không? Mong luật sư giúp đỡ. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi về cho Luật Sư X. Để giải đáp vấn đề “Xử phạt về tội môi giới mua bán hóa đơn trái phép như thế nào?” và cũng như nắm rõ một số thắc mắc xoay quanh câu hỏi này. Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của chúng tôi như sau:
Căn cứ pháp lý
- Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi năm 2017)
- Nghị định số 109/2013/NĐ-CP
Môi giới là gì?
Môi giới là hành vi làm trung gian cho các bên tiếp xúc, đàm phán và thiết lập các quan hệ để hưởng thù lao.
Nội dung của hoạt động môi giới thường chỉ gồm việc tìm kiếm khách hàng và tiến hành một số đàm phán ban đầu với họ, tổ chức cho người được môi giới tiếp xúc với khách hàng và hỗ trợ các bên trong việc đàm phán và kí kết hợp đồng. Khác với người đại diện, người môi giới không trực tiếp giao kết hợp đồng với khách hàng.
Phạm vi của môi giới rất rộng như môi giới mua bán hàng hóa, môi giới chứng khoán, môi giới bất động sản, môi giới bảo hiểm, môi giới hàng hải, hay các hoạt động môi giới được coi là tội phạm như môi giới mại dâm, môi giới hối lộ. Các quan hệ môi giới thường được thiết lập dựa trên cơ sở hợp đồng.
Vì sao các doanh nghiệp lại mua bán hóa đơn?
Các doanh nghiệp thường mua bán hóa đơn với mục đích sau:
Cân đối thuế GTGT đầu vào và đầu ra, hạn chế số thuế GTGT phải nộp
Đối với các doanh nghiệp có quy mô nhỏ, đặc biệt là các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực: xây lắp, thi công, vận tải, dịch vụ…việc đảm bảo hóa đơn đầu vào là rất khó bởi các nguyên nhân sau:
– Doanh nghiệp mua hàng hóa, vật tư, nguyên vật liệu…. bằng tiền mặt từ các cá nhân, hộ kinh doanh nhỏ lẻ không thể xuất hóa đơn.
– Thanh toán chi phí mềm. Các chi phí mềm lớn nhưng không thể có hóa đơn, chứng từ cần được hợp thực hóa như: chi phí “quan hệ”, quà cáp.
– Không quản lý tốt hoạt động xuất khống hóa đơn, dẫn tới mất cân đối hàng tồn kho hoặc giá trị nghiệm thu cao hơn nhiều so với đầu vào.
– Nguồn hàng hóa, vật liệu đầu vào không minh bạch, không hóa đơn mà dẫn đến mất cân bằng khi xuất hóa đơn đầu ra.
Hưởng chênh lệch từ việc hoàn thuế GTGT thông qua việc mua bán hóa đơn
Đối với doanh nghiệp tính thuế theo phương pháp khấu trừ, doanh nghiệp thường sẽ mua hóa đơn với giá thấp hơn mức thuế phải nộp và thu về phần chênh lệch khi đưa hàng hóa, dịch vụ ra thị trường.
Ví dụ: Công ty A bán sản phẩm có thuế suất được áp dụng là 10%. Thì A tiến hành mua hóa đơn với trị giá 5% của giá trị giao dịch tương ứng. Vậy, khi mua hóa đơn A sẽ “lời” 5% giá trị giao dịch.
Nếu các hóa đơn được chấp nhận, đây được xem như các khoản chi phí hợp lý của doanh nghiệp. Nhờ vào các hóa đơn này, doanh nghiệp có thể hạch toán gia tăng chi phí, giảm lợi nhuận, từ đó giảm đóng thuế thu nhập doanh nghiệp.
Xử phạt về tội môi giới mua bán hóa đơn trái phép như thế nào?
Tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước là hành vi in ấn, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước.
Nếu hành vi mua hóa đơn giá trị gia tăng khống có đủ dấu hiệu của tội phạm thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự với tội trốn thuế và tội mua bán trái phép hóa đơn chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước. Ngoài ra Tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước được quy định tại Điều 203 Bộ luật Hình sự năm 2015 cụ thể như sau:
“Điều 203. Tội in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước
1. Người nào in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước ở dạng phôi từ 50 số đến dưới 100 số hoặc hóa đơn, chứng từ đã ghi nội dung từ 10 số đến dưới 30 số hoặc thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm:
a) Có tổ chức;
b) Có tính chất chuyên nghiệp;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Hóa đơn, chứng từ ở dạng phôi từ 100 số trở lên hoặc hóa đơn, chứng từ đã ghi nội dung từ 30 số trở lên;
đ) Thu lợi bất chính 100.000.000 đồng trở lên;
e) Gây thiệt hại cho ngân sách nhà nước 100.000.000 đồng trở lên;
g) Tái phạm nguy hiểm.
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
4. Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
a) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng;
b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng;
c) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại Điều 79 của Bộ luật này, thì bị đình chỉ hoạt động vĩnh viễn;
d) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định từ 01 năm đến 03 năm hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm.”
Theo đó, in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước được hiểu là hành vi in, phát hành, mua bán không có giấy phép hoặc không đúng với nội dung giấy phép các đối tượng là hóa đơn, chứng từ được sử dụng trong hoạt động thu nộp ngân sách nhà nước.
Như vậy Thuế TNDN mới là thuế thực sự của doanh nghiệp, nó cần được đảm bảo bằng hệ thống hóa đơn, chứng từ, hệ thống sổ sách kế toán, báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán thuế hoàn chỉnh, chặt chẽ, logic, phù hợp và luôn phải đảm bảo “có thể giải trình” nếu bạn muốn an toàn và tối ưu. Việc mua hóa đơn GTGT khống sẽ mang lại rất nhiều rủi ro cho doanh nghiệp. Chính vì vậy, doanh nghiệp nên coi trọng việc phát triển kinh doanh để tìm kiếm lợi nhuận, không nên sử dụng hạ sách mua bán hóa đơn khống nhằm trốn tránh nghĩa vụ nộp thuế.
Hành vi in, phát hành, mua bán trái phép hóa đơn, chứng từ thu nộp ngân sách nhà nước chỉ cấu thành tội phạm này, nếu thuộc một trong các trường hợp sau:
+ Dạng phôi từ 50 số đến dưới 100 số;
+ Hóa đơn, chứng từ đã ghi nội dung từ 10 số đến dưới 30 số;
+ Thu lợi bất chính từ 30.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng.
Khuyến nghị
Với đội ngũ nhân viên là các luật sư, luật gia và chuyên viên pháp lý của Luật sư X, chúng tôi cung cấp dịch vụ tư vấn pháp lý toàn diện về vấn đề hóa đơn điện tử đảm bảo chuyên môn và kinh nghiệm thực tế. Ngoài tư vấn online 24/7, chúng tôi có tư vấn trực tiếp tại các trụ sở Hà Nội, Hồ Chí Minh, Bắc Giang.
Thông tin liên hệ
Trên đây là nội dung liên quan đến vấn đề “Xử phạt về tội môi giới mua bán hóa đơn trái phép như thế nào?”. Nếu quý khách hàng đang có bất kỳ băn khoăn hay thắc mắc đến tư vấn pháp lý về thẩm quyền đăng ký lại khai sinh,… cần được giải đáp, các Luật sư, luật gia chuyên môn sẽ tư vấn, giúp đỡ tận tình, hãy gọi cho chúng tôi qua số hotline 0833102102 để được tư vấn nhanh chóng, hiệu quả.
Mời bạn xem thêm
- Theo quy định mua bán hóa đơn đỏ bị phạt bao nhiêu?
- Mua hóa đơn bán lẻ của cơ quan thuế được không?
- Có được xuất hóa đơn theo từng lần thanh toán hay không?
Câu hỏi thường gặp
Tùy vào tính chất và mức độ vi phạm của hành vi mua bán hàng hóa đơn trái phép mà người vi phạm sẽ bị xử lý vi phạm hành chính hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Nếu trong trường hợp người thực hiện hành vi nhưng mức độ và tính chất của hành vi không thảo mãn các yếu tố cấu thành như đã phân tích ở trên thì người thực hiện hành vi sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi mua bán trái phép hóa đơn chứng từ của mình, cụ thể mức xử phạt được quy định tại Điều 39 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP như sau:
“Điều 39. Hành vi vi phạm quy định về sử dụng hóa đơn của người mua
1. Phạt tiền từ 2.000.000 đồng đến 4.000.000 đồng đối với hành vi làm mất, cháy, hỏng hóa đơn đã lập (liên giao cho người mua) để hạch toán kế toán, kê khai thuế và thanh toán vốn ngân sách, trừ trường hợp mất, cháy, hỏng hóa đơn do thiên tai, hỏa hoạn.
Trường hợp người mua tìm lại được hóa đơn đã mất khi cơ quan thuế chưa ban hành quyết định xử phạt thì người mua không bị phạt tiền.
2. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp và hành vi sử dụng bất hợp pháp hóa đơn”
Như vậy đối với hành vi sử dụng hóa đơn bất hợp pháp mà chưa tới mức bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt tiền từ khoảng 20-50 triệu đồng (căn cứ theo Khoản 2 Điều 39 Nghị định số 109/2013/NĐ-CP).
Theo khoản 7 Điều 3 Thông tư 26/2015/TT-BTC, người bán phải lập hóa đơn khi bán hàng hóa, dịch vụ bao gồm cả các trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng… (trừ hàng hóa luân chuyển nội bộ, tiêu dùng nội bộ để tiếp tục quá trình sản xuất).
Đồng thời, khoản 9 Điều 3 Thông tư này cũng nêu rõ hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng… thì phải lập hóa đơn GTGT (hoặc hóa đơn bán hàng), trên hóa đơn ghi đầy đủ các chỉ tiêu và tính thuế GTGT như hóa đơn xuất bán hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng.
Như vậy, khi xuất hàng để biếu, tặng (khách hàng, người lao động…) đều phải xuất hóa đơn như bán hàng bình thường cả khi mua tặng luôn hoặc nhập về kho rồi biếu, tặng.
Theo Điều 18 Nghị định 23/2015/NĐ-CP, giấy tờ, văn bản làm cơ sở để chứng thực bản sao từ bản chính phải là:
– Bản chính giấy tờ, văn bản do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cấp;
– Bản chính giấy tờ, văn bản do cá nhân tự lập có xác nhận và đóng dấu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền
Thêm vào đó, khoản 6 Điều 22 Nghị định này nêu rõ, giấy tờ, văn bản do cá nhân tự lập nhưng không có xác nhận và đóng dấu của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền không được dùng làm cơ sở để chứng thực bản sao.
Đồng thời, theo hướng dẫn tại Công văn số 9639/BCT-PC của Bộ Công Thương thì hóa đơn giá trị gia tăng không thuộc các giấy tờ được chứng thực theo Nghị định số 23/2015/NĐ-CP.
Việc chứng thực hóa đơn giá trị gia tăng, Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn, huyện từ chối chứng thực. Như vậy, hóa đơn giá trị gia tăng không được chứng thực bản sao từ bản chính.