Cà phê phong cách “Mỹ ngụy” đang thu hút sự chú ý của dư luận trong những ngày gần đây. Phong cách trang trí “bán nước” này gợi nhớ lại chế độ Ngụy Quyền năm xưa đã đàn áp dân tộc Việt Nam; cơ quan chức năng đã vào cuộc kiểm tra hoạt động kinh doanh của quán caffe Army; nằm trên đường Võ Thị Sáu. Vậy quảng cáo trái thuần phong mỹ tục của Việt Nam sẽ bị xử lý như thế nào ? Mức phạt tiền cho hành vi này là bao nhiêu ? Hãy cùng Luật Sư X tìm hiểu qua bài viết dưới đây.
Căn cứ pháp lý
Nghị định 158/2013/NĐ-CP
Quy định về quảng cáo trái thuần phong mỹ tục
Quảng cáo là gì ?
Để tìm hiểu về quảng cáo trái thuần phong mỹ tục. Trước hết cần hiểu quảng cáo là gì ? Theo Khoản 1 điều 2 Luật Quảng Cáo 2012 định nghĩa như sau:
Quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện nhằm giới thiệu đến công chúng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh lợi; sản phẩm, dịch vụ không có mục đích sinh lợi; tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ được giới thiệu, trừ tin thời sự; chính sách xã hội; thông tin cá nhân.
Quảng cáo trái thuần phong mỹ tục là gì ?
Thuần phong mỹ tục được hiểu là khái niệm để chỉ toàn bộ những phong tục, truyền thống; quan niệm đạo đức, lối sống tốt đẹp, lành mạnh của một dân tộc; trong đó bao gồm hai khái niệm tương ứng là “thuần phong” (phong tục thuần hậu, chất phác); và “mỹ tục” (tục lệ tốt đẹp). Ngoài ra, còn có nhiều từ khác có ý nghĩa tương tự, như là Bản sắc dân tộc; tinh hoa văn hóa dân tộc, Gia phong tổ tiên.
Thuần phong mỹ tục được hình thành trong quá trình lịch sử dài lâu của một dân tộc; được ổn định thành nề nếp suốt hàng trăm năm, được xã hội công nhận; được giáo dục và lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Nó trở thành một tập quán xã hội tương đối bền vững và thống nhất. Thuần phong mỹ tục nghe có vẻ trừu tượng, nhưng thực tế nó hiển hiện ở khắp nơi trong xã hội thông qua những lối sống; và quy tắc ứng xử tốt đẹp giữa con người với nhau; có tác dụng lớn trong việc giáo dục đạo đức; ngăn chặn những hành vi vô đạo đức của mỗi cá nhân.
Như vậy, có thể thấy việc quảng cáo trái thuần phong mỹ tục là quảng cáo trái phong tục, truyền thống; quan niệm đạo đức, lối sống tốt đẹp, lành mạnh của một dân tộc.
Mời bạn xem thêm bài viết : Không đội mũ bảo hiểm bị xử phạt bao nhiêu tiền ?
Xử phạt quảng cáo vi phạm thuần phong mỹ tục
Quảng cáo trái thuần phong mỹ tục được quy định tại Khoản 3 Điều 8 Luật quảng cáo 2012. Theo đó :
Cấm “quảng cáo thiếu thẩm mỹ; trái với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam.”
Căn cứ vào khoản 3 điều 51 nghị định 158/2013/NĐ-CP quy định :Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
…
c) Quảng cáo có nội dung tạo cho trẻ em có suy nghĩ; lời nói, hành động trái với đạo đức, thuần phong mỹ tục; gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe, an toàn hoặc sự phát triển bình thường của trẻ em;
d) Quảng cáo có nội dung trái với truyền thống lịch sử; văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam.
Như vậy, việc quảng cáo có nội dung trái thuần phong mỹ tục Việt Nam; sẽ bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng.
Lưu ý: Mức phạt tiền này là mức phạt tiền áp dụng đối với cá nhân; trừ một số ngoại lệ. Đối với cùng một hành vi vi phạm mức phạt tiền của tổ chức gấp 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.
Trên đây là tư vấn của luật sư X về quảng cáo trái thuần phong mỹ tục ; chúng tôi hi vọng rằng bạn có thể vận dụng các kiến thức kể trên để sử dụng trong công việc; và cuộc sống. Để biết thêm thông tin chi tiết; và nhận thêm sự tư vấn, giúp đỡ của luật sư X hãy liên hệ 0833102102
Câu hỏi thường gặp
Quảng cáo là việc sử dụng các phương tiện nhằm giới thiệu đến công chúng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ có mục đích sinh lợi; sản phẩm, dịch vụ không có mục đích sinh lợi; tổ chức, cá nhân kinh doanh sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ được giới thiệu, trừ tin thời sự; chính sách xã hội; thông tin cá nh
Rõ ràng ở khía cạnh nào đó; việc bài trí một phong cách của chế độ cũ sẽ nhẹ cảm với văn hóa của Việt Nam và có thể được xét là trái thuần phong mỹ tục; văn hóa, truyền thống lịch sử của Việt Nam. Nên có thể thấy quán cà phê Army đang vi phạm quy định của pháp luật về Quảng Cáo.
Khoản 3 Điều 8 Luật quảng cáo 2012 quy định về các hành vi cấm trong hoạt động quảng cáo:
Cấm “quảng cáo thiếu thẩm mỹ; trái với truyền thống lịch sử, văn hóa, đạo đức, thuần phong mỹ tục Việt Nam.”